Khu
mobile home dành cho người già ở đường
Oakbridge yên tĩnh, những con đường nhỏ vắng lặng và những vườn hoa được chăm
sóc cẩn thận. Những người bạn già của tôi tụ về đó ngày càng đông. Thỉnh thoảng
họ họp nhau lại ở một nhà người này người nọ để gặp bạn bè sưởi ấm tuổi già.
Một người bạn từ Houston qua chơi, chúng tôi họp nhau tại nhà Hội Trưởng Thắng Lợi
và buổi tiệc chiêu đãi kéo dài tới gần giữa khuya.
Anh
Lộc và Bích Liên, đôi chim sơn ca này thì tôi gặp nhiều lần rồi, hai con người
có tấm lòng nồng nhiệt với bạn bè. Anh Tôn đi vào một mình thiếu người đẹp bên
cạnh nên chưa nóng máy, đến khi anh Tân nhắc lại chuyện xưa lúc anh học đại học
ở Sài Gòn thì không khí bắt đầu sôi động. Câu chuyện anh mơ mộng đến một người
đẹp nào đó bỗng nhiên như một chiếc máy ngược thời gian của H.G.Wells đưa chúng
tôi quay về quá khứ với tuổi trẻ, với Đà Lạt. Chúng tôi tuy không sinh ra ở đà
Lạt, nhưng sống từ nhỏ tại Đà Lạt nên xem Đà Lạt như quê hương của mình. Anh
Dũng nói:
-
Tôi là phi công lái trực thăng. Năm 1975 tôi lái phi cơ qua đảo rồi qua Mỹ
ngay. Tôi học lại lấy bằng lái máy bay dân sự và tôi đã lái máy bay 12 năm. Bay
mãi cũng chán, tôi bỏ bay qua Paris sống một thời gian. Thấy nhớ đời sống bên
Mỹ nên tôi quay lại Mỹ.
Nói
đến đây thì anh Linh đi vào, anh nhìn tôi vừa cười vừa nói:
-
Nhìn chị sao thấy vừa quen quen vừa lạ lạ.
Anh
Dũng nói:
-
Đây là chị Cao Thu Cúc, chị của Cao Duy Tuấn. Hướng đạo Trưng Trắc Đà Lạt. học
cùng với bọn mình ở Quang Trung, năm đệ thất đệ lục.
-
Ha ha, tôi nói đúng mà, tôi thấy chị vừa quen vừa lạ là đúng mà. Bắt tay thêm
lần nữa, bắt tay trái.( Bắt tay trái là cách bắt tay của Hướng Đạo). Tôi nhớ
nhà chị ở đường Đào Duy Từ, gần nhà Hồng Lang Hồng Quế.
Rồi
anh dẫn tôi đi gặp người đẹp của anh, chị Nương cũng vui vẻ thích đùa như anh.
Anh niên trưởng của chúng tôi đi vào, đó là anh Trần Trung Lương, hôm nay anh
không mặc veston nên trông bớt đạo mạo. Anh rất vui vẻ nhưng không quên nhiệm
vụ niên trưởng, anh nhắc:
-
Chị Cúc nhớ ủng hộ ban báo chí nhé, chị là cố vấn Ban Báo Chí mà ( anh quên
rồi, tôi đâu có cố vấn BBC).
Lát
sau anh lại nhắc:
-
Bài báo có nhiều thể loại không phải chỉ gởi một bài là đủ.
Hiểu
ý anh tôi nói:
-
Tôi có gởi vài bài thơ và một bài hồi ký, có một bài viết ngẫu hứng, không biết
gọi là gì. Mấy bài này đã được chị hội Trưởng chấp nhận rồi.
Anh
có vẻ bằng lòng vì lúc đó người đẹp của anh cũng vừa đi vào ngồi bên cạnh anh.
Anh Dũng hỏi tôi:
-
Chị có về Việt Nam không? Tôi năm nào cũng về ở bên đó sáu tháng, tôi ở bên này
sáu tháng.
-
Vậy là anh có hai Thiên Đường hay một bên là Thiên Đường còn bên kia là Địa Ngục?
-
Lúc trước nhà tôi ở Tùng Nghĩa, tôi về xây một cái nhà ở đó và vợ chồng tôi về
ở đó mỗi năm sáu tháng. Mỗi lần chạy xe lên Đà Lạt, qua đèo Prenn, tôi lại có
cảm xúc như hồi còn trẻ, cảm thấy xao động vì cảnh đẹp và khí hậu Đà Lạt.
Anh
Tôn nói:
- Đà
Lạt bây giờ hoàn toàn khác xưa rồi. Chúng ta mất tất cả rồi nên tôi bỏ Đà lạt
tôi đi.
-
Anh Tôn nói đúng, Đà Lạt bây giờ không còn thơ mộng yên tĩnh như xưa, con
người, cảnh vật đổi khác, đến tác phong của các cô gái cũng không còn thanh
lịch nữa, nhưng tôi vẫn yêu vẫn thích Đà Lạt, tôi nhớ Đà Lạt nên tôi về. Cuộc
sống thôn xóm ở Tùng Nghĩa ấm cúng thân mật nên tôi thích. Thật buồn cười, tôi
về ở đó nhiều khi đi ăn cưới suốt tháng.
-
Vậy anh tha hồ đi hát suốt tháng chứ gì?
Anh
Dũng cười rất tự tin. Mọi người nói anh Dũng có giọng hát rất hay, anh làm bạn
với Sĩ Phú nên hát cũng giống Sĩ Phú. Đang nói chuyện bỗng anh móc túi đưa cho
tôi xem rất nhiều hình anh chụp với y phục nhà binh, anh còn trẻ, đẹp trai, oai
phong với hàm trung uý đại uý. Tôi ngạc nhiên nói:
-
Anh đi đâu cũng đem quá khứ theo bên mình hèn chi anh thích về Việt Nam.
Việt Nam không chỉ là quá khứ mà còn là một
thực tại sinh động, có sức cuốn hút. Cảnh đẹp Việt Nam, đất nước Việt Nam, anh
còn muốn ghi lại bằng những tác phẩm nghệ thuật của anh. Anh lại mở iphone cho
tôi xem nhiều bức hoạ rất đẹp do chính tay anh vẽ, cảnh hồ Xuân Hương, cảnh đèo
Prenn, cảnh nhà anh ở Tùng Nghĩa, cảnh sông Tùng Nghĩa. Nét vẽ của anh tôi thấy
phảng phất phong cách Monet, màu sắc hài hoà, ánh sáng nhẹ nhàng. Riêng bức
tranh Sông Tùng Nghĩa thì lại khác, mang phong cách mạnh mẽ của Van Gogh. Anh
nói:
-
Đây là mục đích của tôi khi ở Paris. Suốt ngày tôi lang thang trong các phòng
tranh, các viện bảo tàng, tôi nghiên cứu và tìm hiểu. Tôi thích vẽ. về già mình
phải có một thú vui chị ơi, nếu không cuộc sống sẽ buồn chán vô cùng.
-
Thích vẽ tranh, anh vẽ đẹp như vậy cũng là người có khiếu trời cho. Vẽ là một
công việc vừa có tính nghệ thuật vừa có óc sáng tạo. Tôi thích vẽ lắm nhưng phải
nói, tôi mù vẽ anh ơi. Vẽ một con giun tôi cũng vẽ thua đứa con nít. Anh có vẽ
nhiều không? Anh có vẽ thường không?
-
Khi nào hứng tôi vẽ liên miên, không hứng thì tôi không vẽ.
Anh
Dũng thích vẽ, anh Tôn đánh đổi giấc mơ vàng ở Việt Nam lấy giấc mơ dollars ở
mỹ, không biết anh có hài lòng không? Anh Tân thích đi du lịch. Anh vừa mới đi
một chuyến kỷ lục nhớ đời. Anh lái xe đưa cả gia đình đi Alaska. Anh chụp nhiều
hình rất đẹp, tường thuật chuyến đi của anh rất đầy đủ, đưa ra những lời khuyên
những kinh nghiệm quý giá cho những ai thích đi du lịch.
Nhiệm vụ nhà bếp đã xong nhưng vị khách quý
của chúng tôi chưa đến. Cựu hội trưởng Bích Liên, tân hội trưởng Thắng Lợi, thủ
quỹ Mai Hương, Bích Liên nhỏ, trưởng ban
văn nghệ Mộng Hoa ...cùng góp tay làm
cho căn bếp rộn rã đầy sức sống. Bảy giờ rồi bảy giờ rưởi, anh Hiệp và anh Hồi
lấy xe đi đón khách.
Trong
số những người Hướng Đạo ở Đà Lạt qua Mỹ còn hoạt động tích cực, còn đam mê,
còn theo đuổi đó chính là vị khách quý chúng tôi đang chờ đợi, anh Hoàng Kim
Châu.
Anh
Châu và gia đình gồm có vợ, con gái, con rể và hai thiên thần nhỏ, được tiếp
đón nồng nhiệt. Mọi người ôm nhau bắt tay nhau, reo hò ầm ĩ. Không khí sôi động
hẵn lên. Máy chụp hình cũng hoạt động nhiều hơn. Anh Châu gầy nhưng trông rắn
rõi phong trần. chúng tôi đã lâu vẫn trao đổi email với nhau. Mỗi lần trả lời
thư cho tôi anh đều nói anh rất bận, anh vừa đi trại về, hoặc anh sắp đi trại,
hoặc sắp đi huấn luyện hai tuần trong khu rừng vàng ở Virginia. Virginia và
Maryland là những tiểu bang đẹp nhất nước Mỹ. Mùa thu rừng lá vàng xao động mê
hoặc tâm hồn nghệ sĩ. Anh Châu nói, mệt nhưng vui vui và vui. Nhiều kinh nghiệm
về huấn luyện Hướng Đạo, kinh nghiệm về rừng, anh yêu rừng, yêu tuổi trẻ, anh muốn
viết sách nhưng bận rộn chưa viết được. Anh đang lo biết bao công việc. Ngoài
việc đi huấn luyện, anh còn thành lập một tráng đoàn Nguyễn Trãi. Đây là một
sáng kiến tuyệt vời của anh. Anh nói Tráng đoàn của anh có mặt khắp nước Mỹ,
liên lạc với nhau qua computer, mỗi tráng sinh phải là một trưởng đơn vị, mỗi
năm gặp nhau một hoăc hai lần. Tôi rất ngạc nhiên về tráng đoàn siêu việt này
của anh.
Anh
châu nói: Hướng đạo Việt Nam trước 1975 tuy hoạt động hăng say và rầm rộ nhưng
thật sự không học hỏi được gì nhiều, chỉ có ba bằng chuyên môn là nhiều nhất,
trong khi một Hướng Đạo Mỹ có cả trăm bằng chuyên môn, một hướng đạo sinh có
thể lấy 30,40 bằng là chuyện thường, con trai anh lấy 40 bằng. Anh Châu qua Mỹ
anh phải học lại và lấy bằng mới trở thành người huấn luyện trên đất Mỹ...Yêu
núi rừng, làm việc hăng say, anh tự nguyện làm người giữ ngọn lửa thiêng của
Nguyễn Trãi qua tráng đoàn của anh mang những tên nhắc nhở chúng ta về sức mạnh
và niềm tự hào của dân tộc: Mê Linh, Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi...
Tiệc
đã tàn, mọi người được thưởng thức nồi bún bò tuyệt vời của chị hội trưởng,
những đĩa gỏi cuốn hấp dẫn của cựu hôi trưởng cũng không còn, nhưng những lời
khen ngợi và những lời cám ơn thì còn mãi. Phe các anh còn ngồi lai rai vài ly
bia, các chị rút qua phòng khách và chương trình ca nhạc bắt đầu. Đây là lần
đầu tiên tôi nghe nhiều người hát karaoke đến thế. Và cũng không ngờ BTX - THĐ
có nhiều tài năng ca nhạc đến thế. Toàn những giọng ca vàng trình diễn những ca
khúc tiền chiến vượt thời gian. Một giọng ca đã làm cho mọi người rung động sâu
xa đó là cháu Hoàng Hương Trang, con gái của anh Châu. Giọng ca của cháu Trang
từng đoạt giải Tiếng Hát Vstar do Thuý Nga Paris tổ chức một năm trước, giờ đây
sự có mặt và tiếng hát của cháu đã cuốn hút mọi người nhất là khi cháu hát bài
Đôi Mắt Người Sơn Tây.
Đêm
đã khuya nhưng mọi người vẫn còn lưu luyến, Một đêm hội ngộ đặc biệt, nhiều tình
bạn khó quên. Tôi bâng khuâng ra về, chiếc máy thời gian vẫn còn khuấy động
trong tôi nhiều cảm xúc về một quá khứ êm đềm.
Cám
ơn Bích Liên Thắng Lợi và các bạn đã cho tôi một đêm nhiều kỷ niệm.
SJ
3/8/2013
Cao
Thu Cúc
Khi qua lai My nam 1975,toi hoc thi lay bang lai truc thang
dan su chi can co hai tuan le la dau.Toi bay cho hang dau hoa tai vinh Me
Tay Co hon 12 nam va bay mot thang tai Angola,Phi chau,voi nhiem vu la
chuyen cho tho thuyen va vat dung ra vo cac gian khoan dau o ngoai bien voi dat
lien.
Den nam 1999 vi chan cong viec o dat My,toi bo viec ngang
xuong di qua Phap o,tinh lam an ben do nhung viec khong thanh,toi danh het thi
gio cho viec hoc tieng Phap va ngao du khap Au Chau.Ngoai ra toi cung danh thoi
gio vao nhung ngay weekend de di nghe nhac"chua" va vao nhung muse de
ghien gam cac tranh ve cua cac danh hoa.Toi me Paris lam chu,nen da o toi
3 nam ruoi,la "tho cong"o Paris,cho nao cung biet,nhung vi mua dong
nam 2003 qua lanh,dam ra nho nha ben San Jose,toi moi quyet dinh khan goi qua
muop ve lai Cali ! Con nhieu chi tiet nua,chac Cuc phai viet chiem het cuon dac
san moi tam het duoc chuyen cua toi,nguoi ban hoc lop nhat o truong tieu hoc Da
Nghia nam nao !!!