Monday, December 30, 2019
Ðức Tính Ngay Thẳng
Các bạn Tráng sinh thân mến,
Ðiều luật đầu tiên của người Hướng Ðạo là trọng danh dự, và, để thực hiện được điều luật này, người Hướng Ðạo phải rèn luyện cho được đức tính ngay thẳng.
Giải thích một cách đơn giản, người ngay thẳng là người nghĩ sao làm vậy.
Trên đường đời, hay trên bước đường sinh hoạt Hướng Ðạo nữa, có lẽ bạn đã từng gặp nhiều người nghĩ một đàng làm một nẻo, và nói một đàng làm một nẻo. Họ là những người không ngay thẳng. Những người không ngay thẳng có lòng dạ quanh co như cửu khúc trường xà, có miệng lưỡi trơn tru như bôi mỡ và thường có những việc làm gây cho người khác khó hiểu.
Trong môi trường xã hội hay môi trường chính trị hoặc trên chợ đời buôn bán, những người không ngay thẳng thường nhắm đến những mục đích riêng của họ như quyền lực, danh vọng, tiền bạc. Cái lòng dạ quanh co như cửu khúc trường xà của họ luôn luôn thâm trầm toan tính làm sao đạt được những mục đích riêng tư này. Họ có thể "nhất dạ sinh bá kế" (một đêm nghĩ ra trăm kế). Ðối với họ, chỉ có mục đích riêng tư của họ là quan trọng mà thôi.
Tuy nhiên, những người không ngay thẳng này đâu có để cho ai biết những mục đích vị kỷ của họ. Miệng lưỡi trơn như bôi mỡ của họ luôn luôn nói đến những lý tưởng cao đẹp mà họ muốn cứu nước, nào là muốn giúp dân, nào là muốn phục vụ nhân quyền xã hội. Nghe họ nói mà cảm động muốn khóc. Bởi vì, qua miệng lưỡi của họ, họ yêu nước quá mà, họ thương dân quá mà, tấm lòng đối với tha nhân của họ bao la như trời như biển mà; tưởng chừng như họ sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống cho những điều tốt đẹp mà họ rêu rao.
Ðến khi quan sát thật kỹ những gì mà người không ngay thẳng làm, mọi người mới ngã ngửa. Bời vì nói một đàng làm một nẻo, đâu có gạt gẫm được ai. Ðâu có cái gì khuất lấp được lâu dưới ánh sáng mặt trời. Và, đâu có ai ngu để cho mình khôn hoài.
Trong môi trường sinh hoạt Hướng Ðạo, thỉnh thoảng có vài trường hợp không ngay thẳng cũng được nhìn thấy.
Ðây là một điều đáng buồn, một điều đáng phàn nàn, bởi vì, ngay thẳng là đức tính quý báu của người Hướng Ðạo.
Một vài người khi làm một việc gì đó, thường luôn luôn nói rằng làm vì Phong Trào, làm vì "các em", vì muốn "giúp ích". Tội nghiệp cho Phong Trào, tội nghiệp cho "các em", khi những người này chỉ "giúp ích" cho cái mục đích riêng tư của họ, hoặc cho cái tự ái của họ. "Phong trào" hay "các em" chỉ là tấm bình phong che đậy cho cái tham vọng riêng tư , hoặc cho lòng tự ái của họ mà thôi.
Bởi vậy khi có những trường hợp không ngay thẳng đã xảy ra như vậy, nên khi sự việc đã xảy ra rồi, nhiều thắc mắc mới nổi lên, tại sao như vậy? tại sao như vậy? và tại sao như vậy?...
Nếu là người Hướng Ðạo giữ được đức tính ngay thẳng, làm việc minh bạch, như cái bánh được lột lá, thì làm gì có những cảnh phải thanh minh thanh nga, làm gì có những thắc mắc này.
Các bạn Tráng sinh thân mến,
Phong Trào Hướng Ðạo không phải là một môi trường chính trị, lại càng không phải là một cảnh chợ đời buôn bán vẫn mở rộng cánh cửa để cho họ mặc sức mà tung hoành.
Tìm đến Phong Trào với mục đích riêng tư như vậy mà làm chi? Phong trào có tội tình gì mà đến nỗi bị lợi dụng như vậy? "Các em" có tội tình gì mà bị đem ra làm bình phong như vậy? Hay là, tham vọng lớn mà không đủ khả năng bon chen với đời, đành phải lợi dụng cái tình huynh đệ, tỷ muội của Hướng Ðạo để thỏa mãn những mục đích thầm kín của mình?
Các bạn Tráng sinh thân mến,
Câu chuyện bên lửa hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng chúng ta trân trọng giữ gìn tính ngay thẳng như là một đức tính quý báu của người Hướng Ðạo. Ðức tính này giúp chúng ta giữ gìn được điều luật thứ nhất của Phong Trào. Và, một điều quan hệ, nếu giữ đươc tính ngay thẳng, chúng ta dễ dàng nhận ra sự không ngay thẳng của người khác. Nhờ đó, chúng ta sẽ khỏi phải đặt những câu hỏi tại sao? tại sao? và tại sao?
Thân chúc quý bạn có kỳ trại vui và một đêm ngủ ngon bên lửa.
Sóc Vui Vẻ - Nguyễn Ðức Lập
Sunday, December 29, 2019
Nhật Tiến Thềm Hoang Vẫn Một Tráng Sinh Lên Đường
Hướng đạo thời niên thiếu
Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ. Năm 1950 hồi cư, ở cái tuổi 14 không còn nhỏ nữa để sinh hoạt sói bầy, Nhật Tiến xin gia nhập phong trào Hướng Đạo làm đoàn sinh đội Én Thiếu Đoàn Bình Than khá muộn màng. Thiếu Đoàn Bình Than thuộc Đạo Đồng Nhân, và đạo này có bài hát chính thức do đoàn sinh Cung Thúc Tiến của Thiếu Đoàn Bạch Đằng sáng tác. Cung Thúc Tiến chính là nhạc sĩ Cung Tiến sau này với những nhạc phẩm Hoài Cảm, Thu Vàng.
Ngày "Tuyên Hứa" để được gia nhập phong trào Hướng Đạo Việt Nam là một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời nhà văn nhà giáo Nhật Tiến. Lễ tuyên hứa được tổ chức tại Chùa Láng cách Hà Nội 5 km. Trong Hồi k. của Nhật Tiến, tuy đã hơn 60 năm sau, anh vẫn còn nguyên vẹn xúc động khi hồi tưởng lại phút được “tuyên hứa” như điều mơ ước đã trở thành hiện thực.
"Tôi hồi hộp tiến lại lá cờ Đoàn. Tất cả các anh em đều yên lặng, nghiêm trang theo dõi cử chỉ của tôi. Tôi đứng thẳng người trước lá cờ. Tay phải tôi chào theo kiểu Hướng Đạo, tay trái tôi nắm nhẹ lấy một góc của lá cờ, và tôi cất giọng dõng dạc:
Trước Quốc kỳ, tượng trưng cho Tổ quốc, trước Đoàn kỳ tượng trưng cho tinh thần Hướng Đạo, tôi xin lấy danh dự của tôi để tuyên hứa:
- Thứ Nhất : Trung thành với Tổ Quốc.
- Thứ Nhì : Giúp ích mọi người
- Thứ Ba: Tuân theo Luật Hướng Đạo.
Sau khi lấy được bằng Hạng Nhì, tôi được giao phó nhiệm vụ làm đội trưởng đội Én. Một trong những đội sinh của tôi là anh Đỗ Tiến Đức, sau này trở thành nhà văn, năm 1969 anh được Giải Văn Học Nghệ Thuật với tác phẩm Má Hồng, và còn là đạo diễn kiêm Giám Đốc Nha Điện Ảnh, anh hiện chủ trương tờ Thời Luận ở Los Angeles, trước là báo in, sau này trở thành báo Online.
Tôi lên Kha đoàn năm 17 tuổi, ở dự bị Tráng năm 18. Sau di cư 1954, tôi sinh hoạt nhiều năm trong Tráng Đoàn Bạch Đằng gồm 4 Toán: Chương Dương, Vân Đồn, Hàm Tử và Tây Kết. Tôi được giao nhiệm vụ Toán trưởng
Toán Vân Đồn [trong Toán có anh Trương Trọng Trác sau này lên tới chức Ủy Viên Ngành Thiếu của Hướng Đạo Việt Nam và khi ra hải ngoại, anh là người chủ trương tờ báo Ngày Nay với bút hiệu Trọng Kim ở Houston,
Texas cho đến khi anh qua đời 2009].
"Mùa hè năm 1970, tại một trại của Tráng Đoàn Bạch Đằng tổ chức tại Thủ Đức, tôi được trao cho cây gậy mà ở đầu có 2 gạc của Tráng Sinh Lên Đường, cũng là đẳng cấp mà một Hướng Đạo Sinh mơ ước đạt được. Từ
nay, trong giao dịch sinh hoạt Hướng Đạo tôi có thể ky tên: Én nhanh nhẹn
RS - RS là chữ viết tắt của Rover Scout / Anh hay Routier Scout / Pháp, cũng có nghĩa là Giúp ích / Rendre Service đúng với châm ngôn của ngành Tráng.
Hai chữ Hướng Đạo đối với tôi bao giờ cũng thiêng liêng, nó gợi cho tôi bao tình cảm thắm thiết, bao kỷ niệm khó phai mờ và bao nhiêu anh em đồng đội đã không chỉ chia xẻ với nhau trò chơi Hướng Đạo mà còn ở trong sự nghiệp ở ngoài đời".
Đến nay cũng đã trên 65 năm trôi qua, Nhật Tiến vẫn thuộc hát bài ca Đoàn, vẫn sống theo tinh thần Hướng Đạo với châm ngôn "Sắp Sẵn" và "Giúp Ích" trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo tôi, tinh thần Hướng Đạo ấy đã có ảnh hưởng sâu xa tới nghề giáo và trên nghiệp văn của Nhật Tiến trong suốt những năm về sau này. Hãy nghe chính Nhật Tiến kể lại:
“Những người áo trắng” được sáng tác vào khoảng năm 1955 khi tôi đang dậy học ở Bến Tre. Đấy là những kỷ niệm của thời hướng đạo sinh ở Hà Nội, chúng tôi thường đi làm các công tác từ thiện, như mùa đông thì đẩy xe bò qua các đường phố để quyên góp quần áo của bà con đem giúp những người nghèo. Hoặc chúng tôi tình nguyện ra đứng ở bờ Hồ Gươm bán tác phẩm của kịch tác gia Văn Thuật để gây quỹ giúp đồng bào bão bị lũ lụt thời đó. Chúng tôi cũng thường hay tới sinh hoạt tại trại mồ côi trên đường Hàng Đẫy; trong thời gian này hình ảnh những trẻ mồ côi mặc quần áo trắng, những bức tường trắng và những cô gái lớn tuổi hơn trông đàn em nhỏ đã gây cho tôi nhiều xúc động. Và tôi đã dùng những hình ảnh ở trại mồ côi đó để viết tác phẩm đầu tay“Những người áo trắng”.
Như vậy, có thể nói một cách khá đoan chắc, nếu Nhật Tiến không có những năm sinh hoạt Hướng Đạo, sẽ không có Những Người Áo Trắng và rồi những tác phẩm khác như Thềm Hoang sau này.
Thursday, December 26, 2019
Nên Và Không Nên
Các bạn Tráng sinh thân mến,
Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện nầy, đối với tôi là một kỷ niệm êm đềm khó quên, đồng thời cũng là một bài học quí giá giúp cho tôi thêm hành trang để đi trên đường đời.
Chuyện như vầy:
Cách đây hơn mười năm, vào một buổi sáng đẹp trời (đây là tôi nói theo thói quen thông thường chớ tình thiệt, tôi không nhớ buổi sáng ấy trời có đẹp không nữa), tôi hân hạnh được tiếp đón cùng một lúc ba trưởng lão thành của phong trào.
Trưởng Trần Văn Đường đã đưa hai trưởng Huỳnh Văn Diệp và Đinh Xuân Phức viếng thăm cái "mobile home" bé nhỏ của tôi. Các Trưởng đến bất ngờ và phải nói rằng tôi mừng không sao xiết kể. Trong thâm tình anh em Hướng Đạo, tôi không tiếp các trưởng ở phòng khách, mà mời các Trưởng ngồi ở cái bàn kê ở góc nhà bếp, nơi tôi thường xuyên ngồi làm việc.
Trưởng Phức, Sói Cười mà, cười nói huyên thuyên. Trưởng Đường lâu lâu châm vô vài câu ý nhị. Riêng Trưởng Diệp thì im lặng hoàn toàn. Tôi chỉ có thể đọc được niềm vui của trưởng được bộc lộ qua ánh mắt long lanh nồng ấm.
Tôi lăng xăng nấu nước, dọn khay trà. Trưởng Phức cười tôi là còn trẻ mà sống như một ông già. Nhà tôi vốn có nhiều loại trà khác nhau, của bạn bè chia sớt cho. Và, hôm đó, tôi đã dùng trà Long Tỉnh Hàng Châu, thứ hái vào đầu muà xuân, là những búp non xuất hiện đầu tiên trong năm, sau một giấc ngủ dài suốt mùa đông, để đãi khách.
Tôi chuyển trà qua một cái chén tống. Rồi từ chén tống, tôi rót trà vào bốn cái chén quân, loại mắt trâu. Tôi mời các Trưởng.
Trưởng Phức lại có dịp cười tôi nữa, nói rằng tôi tẩn mẩn tỉ mỉ như một bà già (lần này không phải là ông già nữa, mà là bà già, khổ thì thôi!)
Trưỏng Đường chê trà đắng chát, nhưng sau đó, lại chép miệng khen, trà có cái hậu ngọt.
Trưởng Diệp, trước sau, vẫn không nói gì.
Trà đâu được chừng ba tuần, Trưởng Diệp mới bắt đầu nói. Trưởng có lối nói chuyện rất đặc biệt, pha trò khiến cho ai nấy cười nghiêng ngả, riêng Trưởng vẫn tỉnh như không, chớ hề cười.
Đang nói chuyện vui, Trưởng Diệp bỗng đổi đề tài. Dường như Trưởng muốn trao gởi cho tôi một điều gì đó, có ích lợi cho nghề viết của tôi. Trưởng nói rằng:
- Người Việt mình có hai chữ "không nên" rất là hay. Các người mẹ, bà nội, bà ngoại ở thôn quê thường khuyên con cháu bằng câu: "Con làm như vậy không nên".
Và Trưởng đặt câu hỏi:
- Các bà ấy, thường không biết chữ, vậy thì tại sao lại biết rõ điều nào nên làm và điều nào không nên làm, để khuyên con cháu?
Trưởng hỏi mà không trả lời. Và tôi đã mang câu hỏi này suốt trong đầu, từ ấy đến giờ.
Vài năm sau, trong một dịp chuyện trò với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tôi nghe anh nhắc lại một câu nói của giáo sư Trần Văn Quế, dặn dò các giáo sinh ở trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn. Giáo sư đã nói rằng:
- Các thầy, các cô, mai mốt sẽ về các làng xã, thôn xóm để dạy học. Phần lớn dân quê đều ít học, hoặc thất học. Nhưng, các thầy, các cô phải nhớ rõ rằng họ không thất giáo.
À, các bà nội, bà ngoại, bà mẹ ở thôn quê Viêt Nam, vốn ít học, hoặc thất học, nhưng vì không thất giáo nên họ mới phân biệt được điều nào nên và điều nào không nên.
Cấm hay không cấm là chuyện của luật pháp, còn nên hay không nên là chuyện của luân thường đạo lý, là chuyện của đạo làm người.
Con người, ngoài chuyện phải tuân thủ luật pháp, còn phải sống theo luân thường đạo lý, cho ra đạo làm người.
Các bạn Tráng Sinh thân mến,
Các bà nội, bà ngoại, bà mẹ ở thôn quê, ít học, hoặc thất học, còn phân biệt được điều "nên" và "không nên", để khuyên con cháu sống đúng theo luân thường đạo lý, cho ra con người, chẳng lẽ chúng ta những người Hướng Đạo, không phân biệt điều nào "nên", điều nào "không nên", để sống cho ra người Hướng Đạo hay sao?
Chúng ta may mắn sống ở các quốc gia tự do, nói không bị đóng thuế, và cũng không ai bắt bỏ tù. Tuy nhiên, phân biệt điều "nên" hay "không nên", chúng ta cần phải cân nhắc trườc khi nói ra, phát biểu ra một điều gì. Có những điều nói ra, không ai cấm, không ai bắt bỏ tù, nhưng nhắm có hại cho chính nghĩa của phong trào, tạo ra sự sự sứt mẻ cho tình huynh đệ, tỷ muội, gây hoang mang cho đám đàn em, thì cho dù nói cho hả giận, hay cho thỏa chí, thiết tưởng "không nên" một chút nào.
Không ai đánh để bắt nói, không nói thì thiên hạ cũng biết là mình không câm, vậy thì nói làm chi những điều, chẳng không hay ho gì hết, mà còn gây hại cho phong trào…
Trưởng Trần Văn Đường đã trọn cuộc chơi, ra đi giữa tình huynh đệ tỷ muội thắm thiết của ba thế hệ Hướng Đạo.
Trưởng Huỳnh Văn Diệp, như là một con voi già, tìm nơi vắng vẻ, yên tĩnh, lặng lẽ ra đi, mãi lâu sau, anh em mới biết.
Những lời trao gởi, "nên" và "không nên", còn mãi trong tôi cho tới ngày giờ nầy, và chắc chắn sẽ đeo đuổi tôi tới chặng đường cuối của cuộc đời.
Hướng Đạo không phải là một thánh nhân. Hướng Đạo có hơn người hay không là ở sự "gắng sức". Chúng ta cũng bậy bạ tùm lum, nhưng, chúng ta luôn "gắng sức, gắng sức, gắng sức", từ bỏ những điều không nên, thực hiện những điều nên.
Viết lại những điều nầy để nhớ lại một người anh đáng kính, cư xử với đàn em đầy ắp tình thương, Trưởng Huỳnh Văn Diệp, và đồng thời, cũng để chuyển đến các bạn tráng sinh, các Trưởng trẻ của Phong Trào những lời trao gởi của một người đã đi suốt con đường Hướng Đạo một cách trọn vẹn, để các bạn có thêm một ít hành trang trong cuộc chơi đầy hứng thú, đầy ích lợi và cũng không ít gian nan: cuộc chơi Hướng Đạo.
Sóc Vui Vẻ - Nguyễn Đức Lập
Tình Anh Chị Em Hướng Ðạo
Nói Thêm Về
Tình Anh Chị Em Hướng Ðạo
Các bạn thân mến,
Có một lần nào đó, tôi đã nói với các bạn về tình anh chị em hướng đạo.
Tôi đã nói rằng liên hệ giữa các hướng đạo sinh với nhau là liên hệ có tính cách anh chị em ruột thịt. Liên hệ này được qui định bằng luật hẳn hòi (điều luật thứ tư).
Tôi cũng đã nói rằng phong trào hướng đạo Việt Nam, sở dĩ, còn tồn tại đến ngày nay, một phần quan trọng cũng là nhờ vào tình huynh đệ tỷ muội này. Ðiều buồn là có một vài trường hợp ít oi, có những kẻ đã lợi dụng vào tình anh chị em ruột thịt hướng đạo để làm những điều xằng bậy.
Ðiều sau cùng, trong lần tâm sự đó, tôi đã thêm rằng thật là buồn lắm nếu tình anh chị em hướng đạo bị đứt đoạn, nếu các anh chị em hướng đạo nhìn nhau xa lạ.
Bạn đã yêu cầu tôi nói thêm cho rõ về cái tình nghĩa cao quý tuyệt vời này và làm thế nào để giữ cho nó được bền vững mãi mãi, cũng như làm thế nào để ngăn ngừa những kẻ bất xứng lợi dụng nó như là một phương tiện để thực hiện những mưu đồ không tốt.
Bạn thân,
Ðể trả lời những thắc mắc của bạn, tôi muốn hỏi rằng bạn là ai?
Dĩ nhiên, bạn sẽ trả lời rằng bạn là một tráng sinh, có nghĩa là bạn là một hướng đạo sinh đã trên mười tám tuổi. Thế thì, mọi thắc mắc của bạn sẽ được chính bạn giải đáp một cách dễ dàng.
Baden-Powell đã khuyên các tráng sinh rằng: "Tự chèo lấy thuyền anh". Theo lời khuyên này, chính bạn sẽ tìm ra những giải đáp cho những vấn nạn của bạn, sẽ tìm ra những giải pháp thỏa đáng cho những khúc mắc mà bạn gặp phải.
Bạn đã xác nhận một cách quả quyết rằng bạn là một tráng sinh, là một hướng đạo sinh trưởng thành. Vậy thì điều luật thứ tư, "Hướng đạo sinh coi nhau như anh chị em ruột thịt", bạn nên hiểu như thế nào?
Tình anh chị em ruột thịt là cái tình cao quý giữa anh chị em hướng đạo với nhau. Thế thì, cái tình này có ràng buộc bạn với một người không phải là hướng đạo sinh bằng điều luật của hướng đạo hay không?
Cái tình huynh đệ tỷ muội ruột thịt cao quý đó đặt căn bản trên con người hướng đạo. Và, cái gì làm nên con người hướng đạo? Có phải là sự vỗ ngực xưng danh mình là hướng đạo sinh hay là trưởng hướng đạo? Có phải là quá trình sinh hoạt được kể ra dài dòng lê thê?
Hướng đạo là một phong trào có tính cách giáo dục cho thanh thiếu niên. Hướng đạo có luật và lời hứa. Thế thì, có phải, sống theo luật và lời hứa, lúc nào cũng giữ theo luật và lời hứa mới là một hướng đạo sinh không?
Bạn hãy trả lời đi, nếu có những kẻ đến vỗ ngực xưng là hướng đạo sinh với bạn, và nhân danh tình huynh đệ tỷ muội hướng đạo để rủ rê bạn làm một điều bậy bạ, bạn có làm không? Bạn có để cho kẻ lợi dụng cái tình cảm cao quý ấy mà lôi cuốn bạn đi vào con đường không tốt không? Và, điều căn bản là bạn có nhận diện được rằng, kẻ đó, kẻ xưng danh là hướng đạo đó, có thật sự phải là hướng đạo hay không?
Tình anh chị em hướng đạo chỉ ràng buộc những người hướng đạo chân chính với nhau, những người cùng sống theo luật và lời hứa, cùng đứng dưới một ngọn cờ. Còn đối với những kẻ đã bán phong trào, đã bán đứng anh chị em, hoặc đã quay lưng với phong trào, đã phụ bạc anh chị em, bạn nói đi, đối với những kẻ này, bạn có cảm thấy còn bị ràng buộc với họ bởi tình huynh đệ tỷ muội nữa không?
Bạn thân,
Muốn gìn giữ cho tình huynh đệ tỷ muội cao quý còn mãi, điều đầu tiên, cũng là điều căn bản nhất, là mỗi người chúng ta cố gắng sống thế nào theo như lời hứa và luật hướng đạo đã qui định.
Tình huynh đệ tỷ muội, sở dĩ bị những kẻ bất xứng lợi dụng được, chỉ vì chúng ta đã để cho tình cảm lấn áp đi tất cả lý trí, không chịu dùng lý trí sáng suốt xem ai là người hướng đạo thực sự, ai là người hướng đạo giả hình, đã vội ôm chầm lấy cái "tình huynh đệ tỷ muội" trước khi xác nhận cái lý lịch "hướng đạo sinh".
Trên đây, tôi chỉ gợi ý cho bạn một vài điều căn bản thôi. Bạn đã là tráng sinh rồi, bạn nên "tự chèo lấy con thuyền" của bạn.
(Sóc Vui Vẻ - Nguyễn Đức Lập)
Tình Anh Chị Em Hướng Ðạo
Các bạn thân mến,
Có một lần nào đó, tôi đã nói với các bạn về tình anh chị em hướng đạo.
Tôi đã nói rằng liên hệ giữa các hướng đạo sinh với nhau là liên hệ có tính cách anh chị em ruột thịt. Liên hệ này được qui định bằng luật hẳn hòi (điều luật thứ tư).
Tôi cũng đã nói rằng phong trào hướng đạo Việt Nam, sở dĩ, còn tồn tại đến ngày nay, một phần quan trọng cũng là nhờ vào tình huynh đệ tỷ muội này. Ðiều buồn là có một vài trường hợp ít oi, có những kẻ đã lợi dụng vào tình anh chị em ruột thịt hướng đạo để làm những điều xằng bậy.
Ðiều sau cùng, trong lần tâm sự đó, tôi đã thêm rằng thật là buồn lắm nếu tình anh chị em hướng đạo bị đứt đoạn, nếu các anh chị em hướng đạo nhìn nhau xa lạ.
Bạn đã yêu cầu tôi nói thêm cho rõ về cái tình nghĩa cao quý tuyệt vời này và làm thế nào để giữ cho nó được bền vững mãi mãi, cũng như làm thế nào để ngăn ngừa những kẻ bất xứng lợi dụng nó như là một phương tiện để thực hiện những mưu đồ không tốt.
Bạn thân,
Ðể trả lời những thắc mắc của bạn, tôi muốn hỏi rằng bạn là ai?
Dĩ nhiên, bạn sẽ trả lời rằng bạn là một tráng sinh, có nghĩa là bạn là một hướng đạo sinh đã trên mười tám tuổi. Thế thì, mọi thắc mắc của bạn sẽ được chính bạn giải đáp một cách dễ dàng.
Baden-Powell đã khuyên các tráng sinh rằng: "Tự chèo lấy thuyền anh". Theo lời khuyên này, chính bạn sẽ tìm ra những giải đáp cho những vấn nạn của bạn, sẽ tìm ra những giải pháp thỏa đáng cho những khúc mắc mà bạn gặp phải.
Bạn đã xác nhận một cách quả quyết rằng bạn là một tráng sinh, là một hướng đạo sinh trưởng thành. Vậy thì điều luật thứ tư, "Hướng đạo sinh coi nhau như anh chị em ruột thịt", bạn nên hiểu như thế nào?
Tình anh chị em ruột thịt là cái tình cao quý giữa anh chị em hướng đạo với nhau. Thế thì, cái tình này có ràng buộc bạn với một người không phải là hướng đạo sinh bằng điều luật của hướng đạo hay không?
Cái tình huynh đệ tỷ muội ruột thịt cao quý đó đặt căn bản trên con người hướng đạo. Và, cái gì làm nên con người hướng đạo? Có phải là sự vỗ ngực xưng danh mình là hướng đạo sinh hay là trưởng hướng đạo? Có phải là quá trình sinh hoạt được kể ra dài dòng lê thê?
Hướng đạo là một phong trào có tính cách giáo dục cho thanh thiếu niên. Hướng đạo có luật và lời hứa. Thế thì, có phải, sống theo luật và lời hứa, lúc nào cũng giữ theo luật và lời hứa mới là một hướng đạo sinh không?
Bạn hãy trả lời đi, nếu có những kẻ đến vỗ ngực xưng là hướng đạo sinh với bạn, và nhân danh tình huynh đệ tỷ muội hướng đạo để rủ rê bạn làm một điều bậy bạ, bạn có làm không? Bạn có để cho kẻ lợi dụng cái tình cảm cao quý ấy mà lôi cuốn bạn đi vào con đường không tốt không? Và, điều căn bản là bạn có nhận diện được rằng, kẻ đó, kẻ xưng danh là hướng đạo đó, có thật sự phải là hướng đạo hay không?
Tình anh chị em hướng đạo chỉ ràng buộc những người hướng đạo chân chính với nhau, những người cùng sống theo luật và lời hứa, cùng đứng dưới một ngọn cờ. Còn đối với những kẻ đã bán phong trào, đã bán đứng anh chị em, hoặc đã quay lưng với phong trào, đã phụ bạc anh chị em, bạn nói đi, đối với những kẻ này, bạn có cảm thấy còn bị ràng buộc với họ bởi tình huynh đệ tỷ muội nữa không?
Bạn thân,
Muốn gìn giữ cho tình huynh đệ tỷ muội cao quý còn mãi, điều đầu tiên, cũng là điều căn bản nhất, là mỗi người chúng ta cố gắng sống thế nào theo như lời hứa và luật hướng đạo đã qui định.
Tình huynh đệ tỷ muội, sở dĩ bị những kẻ bất xứng lợi dụng được, chỉ vì chúng ta đã để cho tình cảm lấn áp đi tất cả lý trí, không chịu dùng lý trí sáng suốt xem ai là người hướng đạo thực sự, ai là người hướng đạo giả hình, đã vội ôm chầm lấy cái "tình huynh đệ tỷ muội" trước khi xác nhận cái lý lịch "hướng đạo sinh".
Trên đây, tôi chỉ gợi ý cho bạn một vài điều căn bản thôi. Bạn đã là tráng sinh rồi, bạn nên "tự chèo lấy con thuyền" của bạn.
(Sóc Vui Vẻ - Nguyễn Đức Lập)
Tài Và Tâm Hướng Đạo
Các bạn Tráng Sinh thân mến,
Ngồi ăn cơm với cải luộc, không có mắm muối gì hết, bởi bác sĩ cấm ăn mặn, lạt nhách, thiệt là khó nuốt, tôi bỗng nhớ đến trưởng Trần Văn Đường.
Trưởng Đường từng bị mổ tim, cũng bị bác sĩ cấm ăn mặn và đã từng than:
"Anh xuất thân là con nhà nông ở Trảng Bàng, từ nhỏ tới lớn, ăn cơm toàn với khô với mắm, quen rồi. Bây giờ, không được ăn mặn, làm sao chịu nổi."
Tôi cũng vậy, sanh ra ở Quảng Ngãi, cái xứ "chó ăn đá, gà ăn muối", lại nhằm vào thời điểm bắt đầu cuộc toàn quốc kháng chiến chín năm chống Pháp (1945-1954) , cơm không có mà ăn, ăn toàn khoai mì, không có muối, không có mắm thiệt mặn, làm sao mà nuốt cho trôi? Tôi ăn mặn cũng quen rồi.
Cái chuyện ăn lạt với ăn mặn làm tôi nhớ tha thiết đến Trưởng Đường. Nhưng thiệt ra, giữa tôi và Trưởng Đường có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn. Tôi muốn kể cho các bạn nghe những kỷ niệm nầy vì chúng là những bài học quí báu trong cuộc chơi Hướng Đạo, cho tôi và tôi nghĩ, cũng cho các bạn nữa.
Tôi với Trưởng Đường, ngoài liên hệ Hướng Đạo, còn có một liên hệ khác, Trưởng Đường là bạn học của dì dượng tôi. Phu nhân cuả Trưởng là bạn thân của dì tôi thuở hai người còn là học sinh trường Áo Tím và cũng có biết mẹ tôi. Như vậy, theo đúng lễ, tôi phải gọi Trưởng Đường bằng chú và gọi phu nhân của Trưởng bằng dì. Nhưng, Trưởng không thích như vậy. Trưởng lúc nào cũng coi tôi như đứa em nhỏ, nói chuyện với tôi bao giờ cũng xưng anh và gọi tôi bằng chú (chú em).
Có một lần, vợ chồng trưởng Đường đưa tôi đi ăn trưa, cùng đi, có một bà bạn của vợ chồng trưởng từ bên Pháp qua. Bà nầy cũng là bạn của dì tôi. Chuyện trò trong bàn ăn, trưởng Đường gọi bà kia bằng chị, gọi tôi bằng chú. Bà kia, gọi trưởng Đường bằng anh, gọi tôi bằng cháu, tôi gọi phu nhân cuả trưởng và bà kia bằng dì và lại gọi trưởng là anh. Thôi thì, nó lung tung lang tang, người ngoài nhìn vào sẽ không hiểu gì hết. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu cái tình huynh đệ Hướng Đạo nó đặc biệt như thế nào. Và, trưởng Đường, vốn đặt cái tình huynh đệ nầy lên trên tất cả mọi lẽ giao tế thường tình.
Một lần khác, tình cờ trưởng Đường gặp một trưởng đàn em của tôi, Phạm Xuân Nghĩa, đi ngoài phố với thân phụ. Hai trưởng tay bắt mặt mừng, anh anh, chú chú, em em ngọt xớt. Ông thân sinh của trưởng Nghĩa rầy con ngay tại trận, rằng, tại sao đối với một người đáng tuổi chú bác như vậy mà lại kêu bằng anh. Trưởng Đường đã giải thích:
"Ông anh đừng giận. Tụi tôi là anh em Hướng Đạo, chính tôi không cho nó gọi bằng chú hay bằng bác".
Kể lại hai câu chuyện nầy để thấy cái tình huynh đệ bao la thắm thiết cuả một anh già Hướng Đạo đối với đàn em…
Điều quan trọng mà tôi học được ở trưởng Đường là cái lối nhận xét, đánh giá một trưởng Hướng Đạo.
Đôi khi, trưởng Đường đưa ra một sự đánh giá của Trưởng về vài trưởng khác, không phải để phê bình hay chỉ trích, mà là muốn hướng dẫn cho tôi. Trưởng không nói nhiều, chỉ đơn sơ:
"Con người đó, cái tài Hướng Đạo thì có, mà cái tâm Hướng Đạo không có."
Hoặc là:
"Con người đó, cái tâm Hướng Đạo thì có, nhưng tiếc thay cái tài Hướng Đạo không có bao nhiêu. Nhưng thà là vậy…"
Trưởng nói mà như các vị thiền sư đưa ra công án để cho đám đệ tử suy ngẫm, không nói hết câu. Và, khi nghe Trưởng nói, tôi cũng đã phải suy ngẫm rất nhiều về cái Tài và cái Tâm Hướng Đạo.
Mục đích của phong trào Hướng Đạo, do BP đưa ra ban đầu là rèn luyện tính khí tốt cho thanh thiếu niên, đào tạo khả năng tháo vát cho thanh thiếu niên và un đúc cho thanh thiếu niên một đời sống có lý tưởng.
Bây giờ, trong mục đích đào tạo khả năng tháo vát cho thanh thiếu niên, phong trào còn rèn luyện cho các em khả năng lãnh đạo.
Những gì thuộc về khả năng đó, kể cả khả năng lãnh đạo, gọi là Tài.
Một thiếu sinh đánh "semaphore" như máy, nhận "morse" mau cấp kỳ, đọc mật thư, giải mật mã nhanh không ai bằng; một đội trưởng nhất, phối hợp các đội trưởng, điều hành xuất sắc công việc của đoàn, khiến cho các đơn vị trưởng không cần bận tâm nhiều; một trưởng xuất sắc trong vai trò quản lửa; trưởng khác thần sầu trong cương vị quản trò; một trưởng thành công trong việc tổ chức và điều hành một kỳ trại lớn.v.v… tất cả những người nầy đều có cái Tài Hướng Đạo. Tài nầy, có thể ở riêng từng lãnh vực, hoặc bao trùm nhiều lãnh vực.
Ở những cấp bực cao hơn, nhiều trưởng có những cái Tài lớn hơn. Trưởng Cung Giũ Nguyên, trưởng Mai Liệu, trưởng Lê Mộng Ngọ, là những bậc thầy huấn luyện, là túi khôn cuả Hướng Đạo. Trưởng Phạm Như Ngân, trưởng Huỳnh Văn Diệp, trưởng Trần Văn Lược, điều hành xuất sắc sinh hoạt của cả phong trào trong vai trò Tổng Ủy Viên. Ở ngoài đời, trưởng Trần Văn Bốt, hoàn thành xuất sắc, lập công lớn, trong công tác đưa hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam (1954), khi Trưởng giữ chức vụ Thị Trưởng Hải Phòng và tổ chức đời sống ổn định cho những đồng bào nầy khi Trưởng giữ chức Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Di Cư…
Nói về những cái Tài Hướng Đạo, thiệt là nói hoài không hết. Những Hướng Đạo Sinh, khi ra đời, thường dễ thành công vì được phong trào đào tạo cho khả năng tháo vát và khả năng lãnh đạo.
Còn, cái Tâm Hướng Đạo thì sao?
Những tính khí tốt, đời sống có lý tưởng mà phong trào rèn luyện, un đúc cho thanh thiếu niên, tạo thành cái Tâm Hướng Đạo. Lời hứa và luật tạo thành cái Tâm Hướng Đạo. Một người có cái Tâm Hướng Đạo không thể phản bội lại lời hứa của mình, và lúc nào, chỉ dù có đang sinh hoạt, có đang mặc đồng phục hay không, cũng phải cố gắng gìn giữ luật. Người có cái Tâm Hướng Đạo không thể có những hành vi bậy bạ, những mưu đồ bất chính, làm hại phong trào nói riêng, làm hại cho nhân quần xã hội, cho đồng bào đất nước nói chung.
Con người Hướng Đạo, từ Đoàn sinh cho đến Trưởng, không phải được đánh giá qua bộ đồng phục, qua những chuyên hiệu mà người ấy đạt được, hay qua những chức vụ mà người ấy nắm giữ. Người ấy có giá trị cao hay không là ở cái Tâm Hướng Đạo, mà người ấy giữ được.
Sự thành công hay thất bại, khi nằm xuống, khi nắp ván thiên đậy lại, của người Hướng Đạo, không phải được đánh giá bằng địa vị xã hội hay tài sản lớn lao mà người ấy thủ đắc, mà được đánh giá bằng cái Tâm Hướng Đạo…
Đã từng sinh hoạt Hướng Đạo, ai cũng biết rằng có nhiều trưởng, học lực không cao, không có bằng cấp nầy bằng cấp nọ, gia sản nghèo nàn, nhưng họ lại được anh em thương yêu, kính mến hết lòng, chỉ vì những trưởng nầy giữ được cái Tâm Hướng Đạo ngay thẳng, trong sáng…
Một người Hướng Đạo, có thể có ít tài, hoặc không có tài, nhưng giữ được cái Tâm đứng đắn, thì vẫn là Hướng Đạo.
Ngược lại, tài rất nhiều, rất lớn, nhưng chuyên làm việc bậy bạ, chuyên mưu đồ bất chính, chuyên phá hoại, cái Tâm Hướng Đạo không có, thì cũng không được coi là một Hướng Đạo sinh chân chính…
Trưởng Trần Văn Đường đã trọn cuộc chơi mười năm có lẻ rồi, nhưng những lời hướng dẫn cuả Trưởng về cái Tâm và cái Tài Hướng Đạo vẫn sẽ còn là đề tài để tôi suy ngẫm dài lâu…
Các bạn tráng sinh thân mến,
Kể lại những lời hướng dẫn của trưởng Trần Văn Đường, tôi muốn chia sẻ với các bạn một đề tài để suy ngẫm, không phải chỉ là một chốc thoáng qua, mà nên nghiền ngẫm lâu dài. Điều quan trọng, không phải là suy ngẫm suông, mà nên cố gằng rèn luyện cho mình một cái Tâm Hướng Đạo ngay thẳng và trong sáng, theo lời hứa và luật của Phong Trào .
Vả chăng, cụ Nguyễn Du, trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (nôm na gọi là Truyện Kiều) cũng đã nói rằng: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".
Sóc Vui Vẻ - Nguyễn Đức Lập
Ngồi ăn cơm với cải luộc, không có mắm muối gì hết, bởi bác sĩ cấm ăn mặn, lạt nhách, thiệt là khó nuốt, tôi bỗng nhớ đến trưởng Trần Văn Đường.
Trưởng Đường từng bị mổ tim, cũng bị bác sĩ cấm ăn mặn và đã từng than:
"Anh xuất thân là con nhà nông ở Trảng Bàng, từ nhỏ tới lớn, ăn cơm toàn với khô với mắm, quen rồi. Bây giờ, không được ăn mặn, làm sao chịu nổi."
Tôi cũng vậy, sanh ra ở Quảng Ngãi, cái xứ "chó ăn đá, gà ăn muối", lại nhằm vào thời điểm bắt đầu cuộc toàn quốc kháng chiến chín năm chống Pháp (1945-1954) , cơm không có mà ăn, ăn toàn khoai mì, không có muối, không có mắm thiệt mặn, làm sao mà nuốt cho trôi? Tôi ăn mặn cũng quen rồi.
Cái chuyện ăn lạt với ăn mặn làm tôi nhớ tha thiết đến Trưởng Đường. Nhưng thiệt ra, giữa tôi và Trưởng Đường có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn. Tôi muốn kể cho các bạn nghe những kỷ niệm nầy vì chúng là những bài học quí báu trong cuộc chơi Hướng Đạo, cho tôi và tôi nghĩ, cũng cho các bạn nữa.
Tôi với Trưởng Đường, ngoài liên hệ Hướng Đạo, còn có một liên hệ khác, Trưởng Đường là bạn học của dì dượng tôi. Phu nhân cuả Trưởng là bạn thân của dì tôi thuở hai người còn là học sinh trường Áo Tím và cũng có biết mẹ tôi. Như vậy, theo đúng lễ, tôi phải gọi Trưởng Đường bằng chú và gọi phu nhân của Trưởng bằng dì. Nhưng, Trưởng không thích như vậy. Trưởng lúc nào cũng coi tôi như đứa em nhỏ, nói chuyện với tôi bao giờ cũng xưng anh và gọi tôi bằng chú (chú em).
Có một lần, vợ chồng trưởng Đường đưa tôi đi ăn trưa, cùng đi, có một bà bạn của vợ chồng trưởng từ bên Pháp qua. Bà nầy cũng là bạn của dì tôi. Chuyện trò trong bàn ăn, trưởng Đường gọi bà kia bằng chị, gọi tôi bằng chú. Bà kia, gọi trưởng Đường bằng anh, gọi tôi bằng cháu, tôi gọi phu nhân cuả trưởng và bà kia bằng dì và lại gọi trưởng là anh. Thôi thì, nó lung tung lang tang, người ngoài nhìn vào sẽ không hiểu gì hết. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu cái tình huynh đệ Hướng Đạo nó đặc biệt như thế nào. Và, trưởng Đường, vốn đặt cái tình huynh đệ nầy lên trên tất cả mọi lẽ giao tế thường tình.
Một lần khác, tình cờ trưởng Đường gặp một trưởng đàn em của tôi, Phạm Xuân Nghĩa, đi ngoài phố với thân phụ. Hai trưởng tay bắt mặt mừng, anh anh, chú chú, em em ngọt xớt. Ông thân sinh của trưởng Nghĩa rầy con ngay tại trận, rằng, tại sao đối với một người đáng tuổi chú bác như vậy mà lại kêu bằng anh. Trưởng Đường đã giải thích:
"Ông anh đừng giận. Tụi tôi là anh em Hướng Đạo, chính tôi không cho nó gọi bằng chú hay bằng bác".
Kể lại hai câu chuyện nầy để thấy cái tình huynh đệ bao la thắm thiết cuả một anh già Hướng Đạo đối với đàn em…
Điều quan trọng mà tôi học được ở trưởng Đường là cái lối nhận xét, đánh giá một trưởng Hướng Đạo.
Đôi khi, trưởng Đường đưa ra một sự đánh giá của Trưởng về vài trưởng khác, không phải để phê bình hay chỉ trích, mà là muốn hướng dẫn cho tôi. Trưởng không nói nhiều, chỉ đơn sơ:
"Con người đó, cái tài Hướng Đạo thì có, mà cái tâm Hướng Đạo không có."
Hoặc là:
"Con người đó, cái tâm Hướng Đạo thì có, nhưng tiếc thay cái tài Hướng Đạo không có bao nhiêu. Nhưng thà là vậy…"
Trưởng nói mà như các vị thiền sư đưa ra công án để cho đám đệ tử suy ngẫm, không nói hết câu. Và, khi nghe Trưởng nói, tôi cũng đã phải suy ngẫm rất nhiều về cái Tài và cái Tâm Hướng Đạo.
Mục đích của phong trào Hướng Đạo, do BP đưa ra ban đầu là rèn luyện tính khí tốt cho thanh thiếu niên, đào tạo khả năng tháo vát cho thanh thiếu niên và un đúc cho thanh thiếu niên một đời sống có lý tưởng.
Bây giờ, trong mục đích đào tạo khả năng tháo vát cho thanh thiếu niên, phong trào còn rèn luyện cho các em khả năng lãnh đạo.
Những gì thuộc về khả năng đó, kể cả khả năng lãnh đạo, gọi là Tài.
Một thiếu sinh đánh "semaphore" như máy, nhận "morse" mau cấp kỳ, đọc mật thư, giải mật mã nhanh không ai bằng; một đội trưởng nhất, phối hợp các đội trưởng, điều hành xuất sắc công việc của đoàn, khiến cho các đơn vị trưởng không cần bận tâm nhiều; một trưởng xuất sắc trong vai trò quản lửa; trưởng khác thần sầu trong cương vị quản trò; một trưởng thành công trong việc tổ chức và điều hành một kỳ trại lớn.v.v… tất cả những người nầy đều có cái Tài Hướng Đạo. Tài nầy, có thể ở riêng từng lãnh vực, hoặc bao trùm nhiều lãnh vực.
Ở những cấp bực cao hơn, nhiều trưởng có những cái Tài lớn hơn. Trưởng Cung Giũ Nguyên, trưởng Mai Liệu, trưởng Lê Mộng Ngọ, là những bậc thầy huấn luyện, là túi khôn cuả Hướng Đạo. Trưởng Phạm Như Ngân, trưởng Huỳnh Văn Diệp, trưởng Trần Văn Lược, điều hành xuất sắc sinh hoạt của cả phong trào trong vai trò Tổng Ủy Viên. Ở ngoài đời, trưởng Trần Văn Bốt, hoàn thành xuất sắc, lập công lớn, trong công tác đưa hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam (1954), khi Trưởng giữ chức vụ Thị Trưởng Hải Phòng và tổ chức đời sống ổn định cho những đồng bào nầy khi Trưởng giữ chức Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Di Cư…
Nói về những cái Tài Hướng Đạo, thiệt là nói hoài không hết. Những Hướng Đạo Sinh, khi ra đời, thường dễ thành công vì được phong trào đào tạo cho khả năng tháo vát và khả năng lãnh đạo.
Còn, cái Tâm Hướng Đạo thì sao?
Những tính khí tốt, đời sống có lý tưởng mà phong trào rèn luyện, un đúc cho thanh thiếu niên, tạo thành cái Tâm Hướng Đạo. Lời hứa và luật tạo thành cái Tâm Hướng Đạo. Một người có cái Tâm Hướng Đạo không thể phản bội lại lời hứa của mình, và lúc nào, chỉ dù có đang sinh hoạt, có đang mặc đồng phục hay không, cũng phải cố gắng gìn giữ luật. Người có cái Tâm Hướng Đạo không thể có những hành vi bậy bạ, những mưu đồ bất chính, làm hại phong trào nói riêng, làm hại cho nhân quần xã hội, cho đồng bào đất nước nói chung.
Con người Hướng Đạo, từ Đoàn sinh cho đến Trưởng, không phải được đánh giá qua bộ đồng phục, qua những chuyên hiệu mà người ấy đạt được, hay qua những chức vụ mà người ấy nắm giữ. Người ấy có giá trị cao hay không là ở cái Tâm Hướng Đạo, mà người ấy giữ được.
Sự thành công hay thất bại, khi nằm xuống, khi nắp ván thiên đậy lại, của người Hướng Đạo, không phải được đánh giá bằng địa vị xã hội hay tài sản lớn lao mà người ấy thủ đắc, mà được đánh giá bằng cái Tâm Hướng Đạo…
Đã từng sinh hoạt Hướng Đạo, ai cũng biết rằng có nhiều trưởng, học lực không cao, không có bằng cấp nầy bằng cấp nọ, gia sản nghèo nàn, nhưng họ lại được anh em thương yêu, kính mến hết lòng, chỉ vì những trưởng nầy giữ được cái Tâm Hướng Đạo ngay thẳng, trong sáng…
Một người Hướng Đạo, có thể có ít tài, hoặc không có tài, nhưng giữ được cái Tâm đứng đắn, thì vẫn là Hướng Đạo.
Ngược lại, tài rất nhiều, rất lớn, nhưng chuyên làm việc bậy bạ, chuyên mưu đồ bất chính, chuyên phá hoại, cái Tâm Hướng Đạo không có, thì cũng không được coi là một Hướng Đạo sinh chân chính…
Trưởng Trần Văn Đường đã trọn cuộc chơi mười năm có lẻ rồi, nhưng những lời hướng dẫn cuả Trưởng về cái Tâm và cái Tài Hướng Đạo vẫn sẽ còn là đề tài để tôi suy ngẫm dài lâu…
Các bạn tráng sinh thân mến,
Kể lại những lời hướng dẫn của trưởng Trần Văn Đường, tôi muốn chia sẻ với các bạn một đề tài để suy ngẫm, không phải chỉ là một chốc thoáng qua, mà nên nghiền ngẫm lâu dài. Điều quan trọng, không phải là suy ngẫm suông, mà nên cố gằng rèn luyện cho mình một cái Tâm Hướng Đạo ngay thẳng và trong sáng, theo lời hứa và luật của Phong Trào .
Vả chăng, cụ Nguyễn Du, trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (nôm na gọi là Truyện Kiều) cũng đã nói rằng: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".
Sóc Vui Vẻ - Nguyễn Đức Lập
Tuesday, December 24, 2019
Monday, December 23, 2019
Bài Ca Tạm Biệt
Là một bài hát sinh hoạt tập thể, phong trào..., khá nổi tiếng ở Việt Nam thường hát khi chia tay, do nhạc sĩ Viết Chung sáng tác.
Nhạc sĩ Viết Chung tên thật là Giuse Đỗ Quang Trung, ông sáng tác "Bài Ca Tạm Biệt" khi đang công tác tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia của chương trình Xây Dựng Nông Thôn thời Việt Nam Cộng Hòa, tọa lạc tại rừng Chí Linh (Vũng Tàu) nên còn gọi là Đoàn Văn Công Chí Linh. Ban đầu, bài hát này chỉ dùng trong các sinh hoạt của trung tâm, nhưng về sau, nó đã được phổ biến ra cộng đồng cho đến ngày nay. Toàn bài hát có ba lời, nhưng thường thì người ta chỉ biết đến lời thứ nhất.
Bài Ca Tạm Biệt
(Tác giả: Viết Chung)
Lời 1:
Gặp nhau đây rồi chia tay
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây
Niềm hăng say còn chưa phai
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Lời 2:
Rừng linh thiêng, rừng Lam Sơn
Rừng trầm lên tiếng ngàn cây xanh Chí Linh
Về quê hương, về Chi Lăng
Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
Lời 3:
Còn trong ta, tình bao la
Cuộc tình chinh chiến bừng lên muôn ước mơ
Lời suy tư, lời đêm qua
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
(Nguồn: Internet)
(Tác giả: Viết Chung)
Lời 1:
Gặp nhau đây rồi chia tay
Ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây
Niềm hăng say còn chưa phai
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Lời 2:
Rừng linh thiêng, rừng Lam Sơn
Rừng trầm lên tiếng ngàn cây xanh Chí Linh
Về quê hương, về Chi Lăng
Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
Đường về xao xuyến lửa nung sôi máu hồng.
Lời 3:
Còn trong ta, tình bao la
Cuộc tình chinh chiến bừng lên muôn ước mơ
Lời suy tư, lời đêm qua
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
Dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về.
(Nguồn: Internet)
Wednesday, December 4, 2019
Tin Buồn
Xin hiệp lời cầu nguyện cho
Cụ Bà Rosa Maria Nguyễn Thị Lý
Hiền thê của Trưởng lão Nguyễn Ngọc Oanh
Hiền thê của Trưởng lão Nguyễn Ngọc Oanh
Thân mẫu cùa cácTrưởng
Nguyễn Đức Thắng
Nguyễn Đức Thắng
Nguyễn Đình Trung
Nguyễn Minh Diệp
Vừa tạ thế ngày 30 tháng 11, 2019
Tại Arlington, FW, TX
Hưởng thọ 93 tuổi
Toàn thể Tráng sinh Tráng Đoàn Nguyễn
Trãi
Thành Tâm Kính Điếu
Subscribe to:
Posts (Atom)