là những người làm việc vị nghệ thuật vị con tim. Họ nặn óc nhả tơ cho đời vì Trời bắt họ vậy. Họ có sứ mạng trời trao là phải tìm cách tỏ được ý thức, tình cảm ra cây cọ ngòi bút nhằm đưa nhân loại tìm về chân thiện mỹ. Họ khác người vì họ không trần tục như người phàm. Họ sống với đời nhưng họ nhìn sự việc qua lăng kính khác người. Khi đau, họ đau hơn đời. Khi khóc, họ sầu não khốn khổ hơn ai. Họ dễ dàng thương vay khóc mướn khi người trần mắt tục chỉ nhìn qua con mắt đong đầy lợi nhuận.
Đối với hoạ sĩ, họ phải vẽ, nếu không vẽ người sẽ ngứa ngáy không chịu được. Đối với văn sĩ, họ phải viết, nếu không được viết người sẽ bần thần sinh bệnh tật. Ca sĩ cũng thế, dùng giọng ca thiên phú để nâng từng nốt nhạc đến cùng ý để rung động trái tim loài người. Vẽ, hát hay viết đối với họ quan trọng như một nhu cầu. Những nghệ sĩ này, nếu bẻ cọ, đập đàn hay đâm toè ngòi bút thì họ sẽ bắt trước Trần Dần mà lấy dao vạch trên đá. Người đời vì trân quý tâm hồn trong sáng này nên kính trọng nâng họ lên hàng kẻ sĩ. Nghệ sĩ không phải là một danh xưng. Chức nghệ sĩ được trao tặng cho họ rất xứng đáng. Nghệ sĩ không phải là một nghề mà là một tước hiệu.
Phong Trào Hướng Đạo
Trào lưu, hay phong trào để chỉ những sự gì bùng lên trong nhất thời rồi sẽ qua đi . Nếu trào lưu này không bị đào thải mà còn tồn tại và ảnh hưởng đến sinh hoạt của loài người thì sẽ đi vào văn học sử và được hệ thống hoá. Hướng đạo cho đến nay vẫn còn dùng chữ phong trào, để nói lên rằng, hướng đạo vẫn đang sống hùng và mạnh, chưa đến “cực điểm thượng” để chờ được hệ thống hoá, và đi vào văn học sử. Nguyên một thế kỷ đã qua, các Trưởng cùng nhau xây nền đắp lũy không phải một vài ngày mà chung lưng đấu cật đã cả trăm năm. Nguyện vọng duy nhất của họ là huấn luyện trẻ em thành người chỉ đạo. (Train boys to be leaders).
Hoạ sĩ vẽ được bức tranh đẹp, nhạc sĩ viết được bài nhạc hay không phải vì đồng đô la nhử trước mặt. Văn sĩ, thi sĩ hay ca sĩ cũng thế, họ
Nghề Trưởng
Nghề, thói thường được hiểu là kế sinh nhai để kiếm tiền về nuôi bản thân và gia đình. Nghề Trưởng thì không được hiều như vậy, vì nghề trưởng không được ai trả tiền cả. Đã không được ai trả tiền, ấy thế sao lại gọi là nghề ? Việc này tại sao không ai thấy trái khoáy ? Đã không phải là nghề, tại sao cũng phải lo?
Lo
Người làm nghề trưởng có những cái lo lạ lùng mà nhiều kẻ trưởng thành rồi cũng không thể nào hiểu nổi. Hiểu thế nào được khi cái nhóm người gọi là Trưởng ấy, nhà cao cửa rộng không ở, chăn mền ấm cúng không nằm, mà lại kéo nhau ra rừng ngủ lều và co ro trên tấm bạt mỏng manh? Thù lao của họ tầm thường hơn cả mọi sự tầm thường trên đời. Họ tặng cho nhau khúc gỗ. Họ chuyền cho nhau miếng huy hiệu vải bằng bàn tay , rồi cười hả hê với nhau trong ánh lửa dặm đường cuối ngày. Khi lo lắng, họ lo những cái lo mà người phàm tục cho rằng khác thường. Họ bồn chồn khi trời u ám vì sinh hoạt đám trẻ ngày mai. Họ không ngủ được khi chương trình lửa trại đêm nay chưa hoàn chỉnh. Họ tất bật rối reng sợ trò chơi cho các em chưa kiện toàn. Chuỵện nhỏ lắm, chả có gì đại sự như: tiền đồ dân tộc hay cục diện hoàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng lo, lo tiền trại, lo hậu trại, hai mắt các Trưởng quầng thâm vì thiếu ngủ. Bao nhiêu đại sự trong đời họ bỏ đi, lo ba cái vớ vẩn, và tự làm khổ mình để lo trước cái lo của thiên hạ. Và khi mọi sự đã hoàn tất, những người mà gọi là Trưởng này, họ chỉ hả hê sau khi nhìn khuôn mặt tươi tắn của lũ nhỏ. Họ chỉ trọn niềm vui sau khi thấy được ánh mắt rạng ngời ở các em. Phần thưởng của họ đấy ! Nhỏ nhoi và bé bỏng! Liệu ai cũng có thể quên mình mà làm được như họ chăng ? Liệu họ có lý tưởng chăng ?
Lý Tưởng - Tước hiệu
Trong khi nhiều người lớn tuổi nhìn các em nhỏ dửng dưng, thì một Trưởng Hướng Đạo nhìn đám trẻ với con mắt hoàn toàn khác biệt. Một cái gì đó thôi thúc họ kéo đám nhỏ hợp bầy và tạo niềm vui cho các em với ý hướng thượng. “Cái gì đó” ở đây muốn nói là cái lý tưởng. “Cái gì đó” là lửa Hướng Đạo trong tim họ mong mưu cầu lợi ích cho tha nhân. Có lý tưởng, có lửa nung đốt làm trái tim người Trưởng thao thức muốn tỏ tình yêu thương đồng loại. Chữ Trưởng dùng để chỉ những tâm hồn đáng trân quý này liệu có xứng đáng được coi như là một tước hiệu?
“Trưởng”
Không phải ai cũng có thể làm Trưởng, nếu không có ơn kêu gọi. Không có những tính chất đặc biệt thì không thể làm Trưởng. Làm Trưởng đòi hỏi lòng vị tha, quảng đại và yêu thương. Khi một Trưởng mặc áo Hướng Đạo, họ hãnh diện. Hãnh diện này không phải hãnh diện cá nhân, mà thực ra là họ khoác vào cái hãnh diện của cả Phong Trào Hướng Đạo đã được hình thành cả trăm năm nay.
Khi một linh mục tự xưng mình là Cha, thí dụ: “Cha cầu Chúa Thánh Linh soi sáng và gìn giữ các con mọi ngày cho đến trọn đời.”ta chả thấy trái khoáy. Khi một thượng toạ tự xưng Thầy, thí dụ: “ Thầy mong các con ăn ở với nhau cho hoà thuận.” v.v. Ta chả thấy khó nghe. Rõ ràng là Linh Mục, Cha, Thượng Toạ, Thầy đều ở ngôi thứ hai cả, tại sao chúng ta dễ dàng chấp nhận khi được dùng ở ngôi thứ nhất, ?
Xin thưa, bởi vì đối với những người sống vì tha nhân, sống trong lý tưởng tốt lành và được hậu thuẫn bởi lịch sử đạo hằng ngàn năm, chúng ta kính trọng, và việc họ “tiếm dụng danh từ” chúng ta coi đó là chuyện tự nhiên.
Khi một trưởng tự xưng mình là Trưởng, Thí dụ: “Trưởng mong các em mỗi ngày nhớ làm một việc thiện” tại sao ta lại thấy trái khoáy nhỉ ? Vậy Trưởng Hướng Đạo không có lý tưởng tốt lành chăng ? Vậy Trưởng Hướng Đạo không sống vì tha nhân chăng ? Một phong trào mạnh mẽ với lịch sử hằng trăm năm như vậy, dùng danh từ Trưởng như là một đại danh từ liệu có “tiếm dụng” chăng ? Hỏi tức là tự trả lời vậy.
Riêng tôi, tôi trân trọng viết hoa chữ Trưởng và nạm vàng !
Nguyễn Đức Thắng
Trâu Nước Lý Luận
No comments:
Post a Comment