Ban Biên Tập: H K Châu, L N Hui, Ng L Hương, C Ng Cường, Ng C Lâm, Ng Đ Thắng, NTHương

Saturday, January 18, 2020

Chia Buồn

Nhận được tin buồn
Trưởng lão Nguyễn Ngọc Oanh
Tên Thánh St Ignatius (I-Nhã)
Tên rừng Đại bàng Khiêm Cung
Nguyên Trưởng sáng lập LĐ. Minh Đức,
  thân phụ của các Trưởng:
Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Minh Diệp, Nguyễn Đình Trung
 LĐ Minh Đức, Arlington - Fort Worth;
vừa lìa rừng vào sáng Thứ Hai ngày 13 tháng 1 năm 2020
Hưởng thượng thọ 95 tuổi 

Chân thành chia buồn cùng quý Tr Thắng - Diệp và Trung cùng đại tang quyến và Liên đoàn Minh Đức
Nguyện cầu Chúa Nhân Từ đón nhận linh hồn St Ignatius về hưởng nhan Thánh Chúa.
Tất cả Tráng Sinh Toán Lam Sơn TĐ Nguyễn Trãi
Thành kính phân ưu

Wednesday, January 8, 2020

Hướng Đạo Việt Nam Vành nôi Lịch sử và Tình tự Dân tộc

Image may contain: one or more people and outdoor


Hướng Đạo Việt Nam
Vành nôi Lịch sử và Tình tự Dân tộc

Tôi đi hướng đạo từ thuở thiếu niên. Thiếu đoàn đầu tiên của tôi mang tên Đống Đa, một địa danh lịch sử, nơi chôn xác hàng vạn quân Thanh phương Bắc xâm lăng nước ta vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 dưới sự thống lĩnh của Quang Trung Đại Đế, một danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng mà Liên đoàn hướng đạo đầu đời của tôi đã được vinh dự đặt theo tên của Ngài. Liên đoàn Quang Trung. Đấy là bài học về lịch sử oai hùng của tổ tiên dân tộc mà tôi được ôn lại khi vào hướng đạo. Những thế hệ học sinh chúng tôi thời ấy đã được học lịch sử, địa lý và công dân giáo dục nước nhà ngày từ khi có trí khôn dưới mái trường tiểu học tiếp lên trung học. Từ những ngôi trường mang tên danh nhân lịch sử quê nhà Mai Xuân Thưởng , Cường Để, Võ Tánh ....thế nên những kiến thức hữu ích ấy càng được vun bồi thêm lên khi chúng tôi vào hướng đạo, được hiểu biết thêm về lịch sử hướng đạo Việt Nam và thế giới.

Tôi không biết các đoàn hướng đạo của các nước trên thế giới được đặt tên như thế nào nhưng tôi lại biết rất rõ là hầu hết các đoàn, các liên đoàn HĐVN căn bản được đặt tên theo tên các danh nhân, anh hùng, anh thư hay địa danh lịch sử nước nhà.
Chẳng hạn Thiếu đoàn Lê Lợi là đơn vị Hướng đạo Việt Nam đầu tiên tại Hà Nội năm 1930 do trưởng Trần Văn Khắc người sáng lập ra Hướng đạo Việt Nam. Rồi Thiếu đoàn Lê Văn Duyệt được lập tại Sàigòn tháng 6 năm 1932 . Đó là hai đoàn hướng đạo đầu tiên của hai miền Nam Bắc nước ta được mang danh hiệu những anh hùng Việt sử. Đạo Đồng Nhân tại miền Bắc nước ta những thập niên cuối 30, đầu 40 đã có những Liên đoàn Bạch Đằng, Chí Linh, Ngô Quyền, Bình Than tham dự trại họp bạn Đạo Đồng Nhân Hà Nội.
Vào khoảng năm 1936 các Tráng đoàn cột trụ của phong trào HĐVN bắt đầu xuất hiện: Tráng đoàn Lam Sơn (Hà Nội), Tráng đoàn Hồng Lĩnh (Vinh), Tráng đoàn Võ Tánh (Thanh Hoá) và thập niên 50 có Tráng đoàn Bạch Đằng, Tráng đoàn Mê Linh ( Nữ HĐVN 1960) đã đào tạo nên một thế hệ trưởng nam, nữ nòng cốt và đã xây dựng phong trào HĐVN lớn mạnh nhiều thập niên sau đó với các Liên Đoàn mang tên danh nhân, danh tướng anh hùng và biết bao địa danh hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của nước ta . Nhiều Liên đoàn hướng đạo với các Thiếu đoàn, Ấu Đoàn, Thanh Đoàn được vinh dự mang tên anh hùng, anh thư trong nhiều triều đại lịch sử Hồng Bàng, Lạc Việt, Hùng Vương, Nhị Trưng, Trưng Vương, Triệu Trinh Nương, Lê Chân, Phù Đổng ....Đinh Bộ Lĩnh,Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.....hay Bạch Đằng, Mê Linh, Lam Sơn, Tây Kết , Diên Hồng, Vạn Kiếp, Đống Đa, Tây Sơn , Phiên An .... đã là những bài học lịch sử mà những thế hệ HĐS Việt Nam phải tự hào, phải tìm hiểu, phải thuộc lòng lịch sử danh nhân hay địa danh lịch sử mà đoàn mình mang tên. Và luôn thể hiện niềm vinh dự niềm tự hào đó trong những vở kịch những hoạt cảnh liên quan đến lịch sử trong các đêm lửa trại. “Nào đoàn ta tiến, ta tiến theo bước anh hùng...Liều mình xông pha băng mình vào chốn đạn tên...Quân ta...Xông pha ....”
“Nước non Lam Sơn, bóng cờ bay phất phới . Khắp nơi cờ Vàng, muôn hồn quân Nam...”

Phải nói là Phong trào HĐVN luôn đồng hành trên những Địa danh và hãnh diện nối gót tiền nhân Anh hùng, Anh thư Lịch sử nước nhà từ khởi thủy cho đến tận hôm nay. Khi phải tản mác khắp năm châu theo dòng người tỵ nạn cộng sản, hướng đạo Việt Nam vẫn cố gắng tái hoạt động tại các trại Tiếp cư tỵ nạn khắp nơi sau năm 1975 và cũng có mặt tại các trại tạm dừng của người Việt tị nạn qua ngã đường bộ từ những năm 1983 -1993. Và khi dòng người Việt tỵ nạn được tái định cư tại các quốc gia tự do trên thế giới như Pháp, Đức, Úc, Canada, Hoa Kỳ .... tinh thần HĐVN vẫn luôn tiềm tàng trong dòng máu người Việt tự do. Quý trưởng tiên phong đã tìm mọi cách để tái lập phong trào trên quê hương mới, từ tự phát với các đoàn HĐVN cho đến khi sinh hoạt với hội hướng đạo bản địa nhưng vẫn cố giữ gìn bản sắc dân tộc mình qua danh xưng Liên Đoàn (quy tụ cả lại ngành nam và nữ) như một đại gia đình và vẫn hãnh diện mang tên địa danh và anh hùng anh thư dân tộc như khi còn ở quê nhà và trên bình diện chung vẫn phối hợp chặt chẽ với Hội Đồng Trung ương Hướng Đạo Việt Nam (hải ngoại) được thành lập từ 1983. Những trại Họp bạn HĐVN Thẳng Tiến mỗi 4 năm một lần, từ sau Hiến Chương Costa Mesa 1983 dưới lá cờ HĐTƯ.HĐVN đến nay là một nỗ lực bền bỉ gắn kết các Liên đoàn HĐVN tại các quốc gia tự do khắp nơi trên thế giới dưới màu cờ vàng và lời tuyên thệ của người Hướng Đạo Việt Nam như một lịch sử không thể chia lìa mà chỉ có phong trào HĐVN mới phải trải qua.
Nhìn lại những chặng đường gian khó của phong trào HĐVN bấy lâu nay, chúng ta mới hiểu ra rằng chính hào khí lịch sử và đất nước quê hương đã hun đúc nên nhiều thế hệ người Việt mặc áo hướng đạo sinh và qui tụ họ lại với nhau trong tình tự dân tộc để xây đắp nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam lớn lên ngoài Việt Nam mà vẫn không quên nguồn cội. Hào khí ấy trải dài từ Hồng Bàng, Hùng Vương, Bách Việt, Lam Sơn, Diên Hồng Bình Than, Nhị Trưng... thời cổ sử đến Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lam Sơn, Chi Lăng Quang Trung , .... chống xâm lăng phương Bắc để giữ vững nền tự chủ đến Tăng Bạt Hổ, Phan Thanh Giản, Phan Sào Nam, Nguyễn Trung Trực, Nhật Tảo, Gia Định và ngay Trường Sa, Hoàng Sa thời cận sử, tha hương nhưng vẫn gửi lòng về cố quốc Ra Khơi mang Hồn Việt và luôn nhắc nhở con em mình Hướng Việt, luôn nhớ về Đất Việt ...dù ở bất cứ nơi đâu ...thời này ...đã cho thấy Phong trào Hương Đạo Việt Nam được nuôi dưỡng trong vành nôi lịch sử đất nước và lớn lên bằng tình tự dân tộc. Phải nói là thật hiếm có một phong trào Hướng đạo nào trên thế giới này được như vậy.

Các hướng đạo sinh Việt Nam ngày nay đã trưởng thành vững chãi khắp năm châu bốn biển và đóng góp không ít những thành tựu hữu ích cho xã hội ở những nơi họ được định cư... chính nhờ được rèn luyện và lớn lên trong môi trường khó khăn và thiếu thốn... Những bài học của hướng đạo và niềm tự hào dân tộc đã là những hành trang và nền tảng cho sự thành công ở xứ người .
Mong rằng niềm tự hào đó mãi mãi ở trong nhiều thế hệ tiếp nối như là một truyền thống tốt đẹp của HĐVN tại hải ngoại.

Thân ái BTT
ĐĐSN
18-12-2019

Friday, January 3, 2020

Bài hát Nguồn Thật



Linh mục JM Nguyễn Văn Thích (1891-1978) và bài hát Hướng Đạo NGUỒN THẬT.
“Anh em chúng ta chung một đường lên
Chung một đường lên đến nơi nguồn thật
Nguồn thật là đây sức sống vô biên
Sống vô biên là sống cùng tạo vật”
Bài NGUỒN THẬT thường được các hướng đạo sinh Việt Nam chúng ta hát một cách trang trọng trong những buổi họp hay sau Nghi thức Tuyên Hứa là một bài hát viết cho phong trào HĐVN của Linh mục JM Nguyễn Văn Thích sáng tác tại Trại Trường Tùng Nguyên vào năm 1956.

Linh mục JM Nguyễn Văn Thích tên rừng Bồ Câu Rừng Gan Dạ, từng làm Tổng Tuyên Úy cho Hướng Ðạo Sinh Công giáo Toàn Quốc trong Phong trào Hướng đạo Việt Nam phát triển tại miền Bắc năm 1930 và sau đó phát triển ở miền Trung khoảng năm 1937.
Năm 1941, Linh mục Nguyễn Văn Thích sinh hoạt Tráng đoàn tại Huế.
Năm 1949, Cha Thích được Giáo quyền giáo phận Huế bổ nhiệm làm Tuyên úy cho các đơn vị Hướng đạo Công giáo Huế.
Năm 1952, sau khi tái hoạt động, để ổn định sinh hoạt của Hướng đạo. Đại Hội Hướng đạo được tổ chức tại Hà Nội. Trong dịp này, Linh mục Nguyễn Văn Thích được đề cử vào Ban Tuyên úy toàn quốc.
Năm 1953, Họp Ban Huynh trưởng Toàn quốc tại đồi Tùng Nguyên Đà Lạt, Linh mục JM Nguyễn Văn Thích được các Giám mục và Đức Khâm mạng Tòa Thánh Jonh Dooley đề cử làm Tổng Tuyên úy Hướng đạo Công Giáo Việt Nam, thay Linh mục Tổng Tuyên úy tiền nhiệm Georges Lefas.
Năm 1956, trại trường Tùng Nguyên Đà Lạt chính thức mở khóa huấn luyện, Cha Thích đặt tên cho khu đất trại nằm cạnh hồ Than Thở là Tùng Nguyên với ý nghĩa: Là nơi đào tạo người Huynh trưởng Việt Nam có tâm hồn, có phẩm chất thanh cao như cây tùng, cây bách dù phong ba bão táp vẫn vươn thẳng lên trời cao.
Vào các mùa trại trường Tùng Nguyên từ những năm 1959-1963, Cha Thích đều tham dự.
Đại hội đồng năm 1972, “Bồ câu rừng gan dạ” vẫn còn gan dạ nhưng ngài đã 78 tuổi, Cha xin từ nhiệm Tổng Tuyên úy Hướng đạo Công giáo.
Lm. JM Nguyễn Văn Thích là bậc lương sư, suốt một đời dạy học, là Cha Giáo các Chủng viện, nhà Dòng và cũng là Giáo sư dạy học ở các Đại học Huế, Sài Gòn, Đà Lạt, Viện Hán học Huế, Quốc học, Thiên Hựu ...Ngài thật sự là một gương mẫu trong giới Tu sĩ Công Giáo: Sống nghèo khó, khiêm tốn, nhân hòa, rất nghiêm khắc với bản thân mà dễ dàng thông cảm với tha nhân.

Một bài hát quen thuộc khác mà HĐS Việt Nam vẫn thường hát, đó là bài Cái Nhà Là Nhà Của Ta cũng do Lm JM Thích viết nhắc nhở chúng ta phải yêu nước thương nhà Việt Nam.
“ Cái nhà là nhà của ta
Công khó Cha Ông lập ra
Cháu con gắng gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà ”
Ðời sống hướng đạo gần gũi với thiên nhiên, với ngoại cảnh nên thường nâng tâm hồn con người lên những tầm cao. Thế nên những lời ca tha thiết rung cảm của NGUỒN THẬT đã là một bài hát tâm linh dẫn dắt nhắc nhở anh chị em hướng đạo chúng ta luôn luôn có lòng hướng thượng chung một đường lên đến nơi Nguồn Thật.
Tri ân Trưởng Bồ Câu Rừng Gan Dạ - Lm. JM Nguyễn Văn Thích (1891- 1978)
⚜️
đđsn

Sách GỬI BẠN TRÁNG SINH






Xin mời bấm vào link sau để xem sách:


http://www.hdvietnam.net/files/tailieu/thuvien/Gui-Ban_Trang-Sinh_Nguyen-Van-Thuat.pdf?fbclid=IwAR3T86oPl7BK0c39ThupHxqGvpxJPNtVTo39rGxXIUw8pELSqIkdxCvJyaA


Wednesday, January 1, 2020

NGƯỜI MÙ, CON CHÓ, VÀ SỰ IM LẶNG TÔN TRỌNG





Đằng sau sự im lặng là sự tôn trọng và ấm áp.
(Tr. Cửu Lâm chuyển)

Một buổi xế chiều mùa đông, như thường lệ, tôi xếp hàng vào dòng người chờ xe buýt để về nhà. Có năm, sáu người xếp hàng lặng lẽ và yên tĩnh. Vào lúc đó, một người dắt một chú chó, từ phía xa đến. 
Dưới ánh hoàng hôn, những chiếc đèn đường chiếu rọi vào họ tạo một hình bóng với lớp ánh vàng rất đặc biệt.
Khi họ đi đến gần, chỉ thấy đó là một chàng trai cao to vạm vỡ. Nắm chặt trong tay anh là sợi dây kết nối với chú chó chỉ đường chuyên nghiệp của Đức dành cho người mù – đó là phương thức tiêu chuẩn dành cho chú cho dẫn đường cho người mù.
Ồ, thì ra là một người mù. 
Chàng trai từ từ đi về hướng trạm xe buýt, sau đó đứng cách 1 đoạn cùng xếp hàng với dòng người chờ đợi xe.
Không có một ai bắt chuyện với chàng trai mù, còn tôi cũng đang do dự không biết có nên tiến về phía trước dắt anh ta không. Thế nhưng ngay lúc đó một cậu bé đứng ở hàng đầu tiên rất nhanh đã gập cuốn sách đang đọc dở trên tay, bước tới xếp phía sau chàng trai mù, những người xếp hàng còn lại cũng lần lượt đứng ra phía sau không một chút ầm ĩ.
Đứng cạnh tôi một cô gái có mái tóc ngắn màu đỏ liếc nhìn chú chó chỉ đường, có lẽ cô sợ mùi thuốc lá ảnh hưởng đến thị giác của nó, vội bóp chặt đầu thuốc lá vừa mới châm xong.
Lại có thêm một người nữa xếp hàng đợi xe, người này cũng lẳng lặng đứng phía sau người mù và chú chó. Giữa những người xa lạ mặc dù không nói với nhau một lời nào nhưng lại rất hiểu ý của nhau quả khiến tôi ngạc nhiên.
Cứ như vậy, cho đến khi xe buýt tới. “Đợi một chút,” tôi nói. Tài xế vừa rời khỏi ghế lái chuẩn bị bước xuống để dắt chàng trai mù lên xe, chàng trai liền lịch sự từ chối:
 “Cám ơn, không cần đâu.”
Chàng trai tiếp tục theo sự chỉ đường của chú chó, tự mình bước lên xe. Đúng lúc giờ cao điểm tan sở, trên xe khách đã chật kín người.
Ngồi sau lưng tài xế, là một cậu nhóc khoảng 5-6 tuổi cạnh đó là mẹ của cậu, bà mẹ nhanh chóng bế bổng cậu bé ra khỏi chỗ ngồi để nhường ghế, mặc dù hành động của bà mẹ rất đột ngột thế nhưng không thấy cậu nhóc tỏ vẻ không hài lòng.
Chú chó chỉ đường nhìn lên thấy chỗ trống liền nhanh chóng dẫn chàng trai mù ngồi vào ghế, sau đó lặng lẽ nằm bên cạnh chủ. Tất cả những sự việc diễn ra này, chàng trai mù không hề biết.
“Cho hỏi anh muốn đến đâu?”
“Tôi muốn đến đường Morre.”
“Vâng, thưa bệ hạ!”
Câu trả lời đầy hài hước của tài xế khiến mọi người trong xe đều bật cười vui vẻ.. Cứ thế chiếc xe chở đầy sự hân hoan vui vẻ của mọi người tiếp tục tiến về phía trước.. … 
Trên xe, mọi người đều thầm quan sát chú chó chỉ đường: cho dù những lúc xe phanh gấp hay chuyển ngoặt, chú chó cũng vẫn giữ được tư thế rất tập trung và mắt hướng nhìn phía trước. Khác hẳn với những chú chó khác, không có ai có ý định đến vuốt ve hoặc dùng điện thoại để chụp nó.
Cạnh tôi là cậu bé xếp ở hàng đầu tiên đã nhường vị trí cho chàng trai mù, cậu lấy tay tách một nửa chiếc bánh bao định cho chú chó ăn, thế nhưng mẹ cậu nhóc lúc nãy đã nhanh chóng ngăn chặn và nói nhỏ:
 “Chú chó đang làm công việc của nó, cần có trách nhiệm với công việc này, không nên làm ảnh hưởng đến nó.” 
Nghe thấy từ “Công việc” cậu bé lập tức rút tay lại từ bỏ ý định cho chú cho ăn.
Thành phố không quá lớn, rất nhanh đã đến trạm cần đến, chàng trai mù nhanh chóng chào tài xế, sau đó cùng chú chó chỉ đường xuống xe.
Không khí trầm lặng bao trùm trong xe. Còn tôi lúc đó, có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng của sự yêu thương chăm sóc, sự tôn trọng sâu sắc.
Ngoài cửa xe, gió vẫn đang thổi mạnh. Nhưng trong lòng lại cảm thấy thật ấm áp…
Câu chuyện này tôi đặc biệt yêu thích, không chỉ vì khi chàng trai mù đến mọi người đã tự giác vòng ra sau lưng anh xếp hàng, cũng không chỉ vì khi lên xe được một cậu bé nhường chỗ, hay như khi mọi người tự đứng lại gần nhau chịu chật chội ở trên xe để dành chỗ trống cho chàng trai mù và chú chó.
Điều mà tôi quan tâm đó là, đằng sau tất cả những hành động trên là sự tôn trọng không nói nên lời.
Yêu thương không nhất thiết phải nói ra hay nói với người được yêu thương rằng chúng tôi rất tôn trọng bạn, chúng tôi đang yêu thương chăm sóc bạn, bởi đôi khi sự yêu thương chỉ rất đơn giản bình thường như ở trên thôi, thế nhưng bạn có thể cảm nhận được. 
Quỳnh Chi biên dịch