Ban Biên Tập: H K Châu, L N Hui, Ng L Hương, C Ng Cường, Ng C Lâm, Ng Đ Thắng, NTHương

Sunday, December 4, 2022

NGƯỢC DÒNG VUI VẺ

 “The real way to gain happiness is to give it to others.”  Baden-Powell

“Cách thực sự để đạt được hạnh phúc là đem hạnh phúc cho người khác.” Baden-Powell

⚜️

Là một hướng đạo sinh, chúng ta được học, hiểu và thuộc “ba lời hứa và mười điều luật” trước khi được tuyên hứa để trở thành một hướng đạo sinh thực thụ. 

Mười điều luật nằm lòng đó là: 

1. Hướng đạo sinh trọng danh dự.

2. Hướng đạo sinh trung tín.

3. Hướng đạo sinh giúp ích.

4. Hướng đạo sinh là bạn của mọi người.

5. Hướng đạo sinh lễ độ và hào hiệp.

6. Hướng đạo sinh tôn trọng thiên nhiên.

7. Hướng đạo sinh trọng kỷ luật.

8. Hướng đạo sinh vui tươi.

9. Hướng đạo sinh cần kiệm và liêm khiết.

10. Hướng đạo sinh trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

Luật Hướng đạo Việt Nam trước 1975 mà chúng tôi đã được học có dài hơn chi tiết hơn nhưng tựu trung cũng như nhau 

1- Hướng đạo sinh trọng danh dự để ai cũng có thể tin lời Hướng đạo sinh

2- Hướng đạo sinh trung thành với Tổ quốc, cha mẹ và người cộng sự

3- Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người bất cứ lúc nào

4- Hướng đạo sinh là bạn của khắp mọi người và xem các Hướng đạo sinh khác như ruột thịt

5- Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết

6- Hướng đạo sinh yêu thương các sinh vật

7- Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ, huynh trưởng mà không biện bác

8- Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi

9- Hướng đạo sinh tằn tiện của mình và của người

10-Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm


Điều luật số 8 HĐS vui tươi đã dạy chúng tôi cố gắng nhìn cuộc sống một cách tươi vui hơn, tích cực hơn. Vui vẻ làm các nhiệm vụ dù gặp khó khăn để có thể giúp chính mình và người khác được hạnh phúc.

Khi đi một mình trong rừng hoang vắng để khắc phục sợ hãi chúng tôi bảo nhau nên huýt sáo tạo niềm tự tin vui tươi vượt qua khó khăn. 

Hai năm trước đây tình cờ tôi đọc được một bài viết “ Ngược dòng vui vẻ” phản bác điều luật này và tôi đã đi tìm ra bài viết ấy bằng tiếng Anh nhan đề “Against cheerfulness”, tác giả là Mariana Alessandri là giáo sư triết học và giảng viên liên kết trong các nghiên cứu về người Mỹ gốc Mexico và nghiên cứu về giới và phụ nữ tại Đại học Texas Rio Grande Valley. Là một bài nghiên  cứu đã được đăng trên tờ New York Times và New Philosopher, và những tạp chí khác ở Hoa Kỳ. 

Theo tác giả cho biết là một triết gia ảnh hưởng bởi chủ thuyết hoài nghi của  Friedrich Nietzsche nên trong bài nghiên cứu này cũng nặng tính châm biếm và hoài nghi về luật số 8 của Hướng đạo sinh. Nhưng Hướng đạo không đặt nặng tính triết học. Mục đích và các phương pháp hướng đạo không nhằm mục đích đào tạo các triết gia. Mà như Baden-Powell đã viết là “cách thực sự để đạt được hạnh phúc”

“The real way to gain happiness is to give it to others.”

“Cách thực sự để đạt được hạnh phúc là đem hạnh phúc đến cho người khác.” Baden-Powell


Thiết nghĩ cũng nên đọc qua để thấy các triết gia lý luận về tính vui tươi của HĐS và luật số 8 cũng đã được đi vào triết học đấy🥹

Vài ghi chú riêng 

- Tinder có nghĩa là "Trang web hẹn hò dành cho người lớn." Đây là ý nghĩa phổ biến nhất của Tinder trên các trang web hẹn hò trực tuyến, chẳng hạn như Craigslist, Tinder, Zoosk và Match.com, cũng như trong văn bản và trên các diễn đàn trò chuyện. Tính đến năm 2021, Tinder đã ghi nhận hơn 65 tỷ nối kết hẹn hò trên toàn thế giới. 

- Chủ thuyết khắc kỷ (stoicism) là một trường phái triết học được khai sinh ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Tư tưởng chính của chủ thuyết khắc kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.

Quan điểm của triết thuyết khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. “Khắc kỷ” không có nghĩa là nghiêm ngặt hay khổ hạnh. Trái lại, triết thuyết  này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.


mnc 

Đầu tháng 12/22


Against cheerfulness

Mariana Alessandri    (02 May, 2019)


Practising the Greek virtues of wisdom and courage is one thing. But being cheerful the American way borders on psychosis


I once ended up at a Boy Scout ceremony in the northeast United States, where I inhaled the American spirit unfiltered. The boys’ uniforms had Stars-and-Stripes patches sewn on next to their badges. We recited the Pledge of Allegiance in front of an oversize US flag, and we prayed to America’s vague God, giving thanks for this and that, and asking for some strength or protection. The boys recited their Scout Law: to be trustworthy, loyal, helpful, and… cheerful.

As a philosopher influenced by Friedrich Nietzsche, I’d always imagined cheerfulness was a sickly child, born nine months after a Tinder date between Stoicism and Christianity. But that night I learned that cheerfulness was a British orphan smuggled into the US in the early 20th century, and was now making a living spreading itself all over contemporary American kitsch: throw pillows, coffee mugs and slippers. Cheerfulness has planted deep roots in US soil, and the poor Boy Scouts are made to believe she’s a virtue.

The Ancient Greeks named four virtues: temperance, wisdom, courage and justice. Aristotle added more, but cheerfulness wasn’t one of them. The Greek philosophers didn’t seem to care about how we felt compared with how we acted. Aristotle said that we would ideally feel good while acting good, but he didn’t consider pleasure necessary for beautiful action. Acting virtuously meant steering clear of excess and deficiency. But in order to reach his ‘mean’, we need to jettison every action that misses the mark. Most of the time, the mean is incredibly tough to find, but if it came down to a choice between feeling good while acting badly or feeling badly while acting good, Aristotle said to choose good behaviour. He understood that feelings are hard to control, sometimes impossible, but he also knew that positive feelings like to hang around virtuous actions. While we’re waiting for the good feelings to show up, he asked us to get to work on temperance, wisdom, courage and justice. But he never said anything about smiling through it.

The Roman Stoics inched closer to prescribing cheerfulness when they decided that we should pay attention to our feelings. They believed that we could control our attitudes. But even they didn’t champion cheerfulness, despite the American translators who try to poison them with it. For example, Marcus Aurelius, in his Meditations, advised himself to be εὔνους, literally ‘good-minded’. This was translated into English as ‘good-natured’ by Francis Hutcheson and James Moore in 1742 in Scotland, and then as ‘benevolence’ by the British translator George Long in 1862, before returning to ‘good-natured’ in 1916 under the influence of another British translator, C R Haines. In 2003, Gregory Hays, from Indianapolis, translated εὔνους as ‘cheerfulness’. Maybe Hays was a boy scout. Or Christian. Or both.


To the Stoic list of virtues, the Christians added faith, hope and love. These are a gift from God, unlike patience and justice, which can be achieved on our own. Faith is the belief that with God all things are possible; hope is risking that belief in real time; and love is willing to be wrong about it. These three add an undeniably emotional element to the mix of virtues, but even Jesus didn’t ask for cheer. The closest he got was telling the disciples not to look depressed when they fasted. Paul got even closer when he declared that ‘God loves a cheerful giver’. But the original Greek still sounds more like ‘God loves it when you give without needing to be persuaded’ than like the Boy Scout definition of cheerfulness. But Paul also said that Christians should ‘do everything without grumbling and arguing’. The pivot from action to attitude started by the Stoics and egged on by the Christians set the historical stage for Scout Law in the US.

In 1908, the British Lieutenant-General Robert Baden-Powell created (what would become) the worldwide Boy Scouts movement. He intended to instil good old Christian values into good old British boys. Cheerfulness and other newborn virtues soon circled the globe, hitting the US in 1916. Eventually, the Boy Scouts Association in the UK dropped it: they don’t need to be cheerful any more, according to their Scout Law, even though it was their idea. The lifting of mandatory cheerfulness reflects contemporary British culture, just as the policing of cheerfulness in the US reflects ours.

The Boy Scouts of America associate cheerfulness with positivity: a Scout should ‘look for the bright side of life. Cheerfully do tasks that come your way. Try to help others be happy.’ Instead of grumbling while he toils, a cheerful Boy Scout will cultivate a joyful attitude. He will ‘jump at opportunities’ that others won’t, and is more likely to find difficult tasks more enjoyable than others. Finally, a good Boy Scout believes that cheerfulness is infectious and can spread to those around him.

If you have to tell someone to be cheerful, they aren’t feeling it

It’s no surprise that cheerfulness was embraced not only by Boy Scouts but by the greater American culture too: the US is a melting pot of Christianity, Stoicism, cognitive behavioural therapy, capitalism and Buddhism, all of which hold, to varying degrees, that we are responsible for our attitudes and, ultimately, for our happiness. A quick browse through the self-help section of any US bookstore announces that lots of Americans are desperate to bootstrap their way to the bright side. Texts on embracing life’s miserable condition don’t exactly fly off the shelves. However, books on how optimism can be learned make millionaires out of their authors. They tell us that the key to happiness is positivity, and that the key to positivity is cheerfulness. The aorta of the US economy pumps out optimism, positivity and cheerfulness while various veins carry back US dollars naively invested in schemes designed to get rich quick, emotionally speaking.

Socrates was right in the Symposium when he said that we are attracted to what we are not, and the psychologists behind production and marketing know better than we do the ubiquity of US anxiety, depression and restlessness. Many of us who might not be cheerful by nature get pressured to smile by the reigning notion that we alone are responsible for our happiness. Window-shop in any middle-class city and you will discover a consumer culture desperate to live up to the adage ‘Think like a proton: always positive!’ Homeware stores are filled with reminders of how happy we could be if only we’d listen to our kitschy teacups with printed pseudo-philosophical adages such as ‘Continuous cheerfulness is a sign of wisdom,’ except that teacups don’t know the first thing about cheerfulness or wisdom, or whether they relate to happiness. Look at Denmark: the Danish are not particularly cheerful but, if the statistics are to be believed, they are happier than most. I’ve been to Denmark, and it’s not defiled with messages to ‘Keep calm and focus on cheerfulness.’

If you have to tell someone to be cheerful, they aren’t feeling it. Cheerfulness spontaneously felt and freely given is brilliant, but it is no more virtuous than acting courageously when one isn’t scared. Aristotle insisted that virtuous action be independent of, and sometimes contrary to, our feelings. In other words, virtuous action must be deliberate to count as virtue.

Baden-Powell knew this, and in 1908 he reminded his Boy Scouts that, when something annoying happens:

you should force yourself to smile at once and then whistle a tune, and you will be all right. A scout goes about with a smile on and whistling. It cheers him and cheers other people, especially in time of danger, for he keeps it up then all the same.

Baden-Powell’s words had the power to coerce a generation of boys to pretend that life is good when it isn’t. Cheerfulness advocates still find virtue in this charade. America’s unchecked faith in cheer abounds in our proverbs: ‘You catch more flies with honey,’ ‘Think happy thoughts,’ ‘Life is good,’ ‘Don’t worry, be happy,’ and ‘Laughter is the best medicine’ are all cheer-filled variations on Baden-Powell’s theme of forced bright-sidedness. ‘Minnesota nice’ captures the twisted Midwestern dedication to white-knuckling a positive attitude.

There is a fundamental difference between practising the Greek virtues of patience, justice or courage, and practising the American virtue of cheerfulness, which borders on psychosis. Patience asks us to change our behaviour, but it neither asks us to feel differently nor to pretend to feel differently. Granted, Aristotle believed that practising patience over a length of time would naturally make us more patient, but pretence was never part of the deal. You can act patient while feeling impatient, and it’s no lie. But when you fake cheerfulness, you are telling someone else that you feel fine when you don’t. This encourages the most maddening American T-shirts and aprons that say: ‘Smile! Happiness looks gorgeous on you!’

Cheerfulness conceived as a virtue – à la Boy Scout Law – instead of a spontaneous feeling is a pretence. It’s not an action but it is an act. Whistling while you work might be worth defending, but forcing yourself to smile when you don’t feel like it amounts to lying to the people around you. ‘Fake it till you make it’ has brutal consequences when applied to the emotions. When conceived as the attempt to trick others into thinking that you feel cheery, cheerfulness is far from a virtue. It’s a vice. It falls on the deficiency end of the spectrum of trust. Too much trust is called naïveté, and is a vice of excess. But cheerfulness is just as bad. It confesses: I don’t trust you with my darkest feelings; I don’t think you are responsible enough to handle my inner life. Forced cheerfulness is a denial of life. All experiences taste different, and if we force a smile through the sour ones, we are not living honestly. We might want to lock out certain people from our fragile hearts, but cheerfulness is an equal-opportunity vice; it keeps even my loved ones out of reach. Whoever gets our cheery selves does not get our true selves.

If we stop masking our disappointments with cheer, we’d be free to cue into others’ sadness

Cheerfulness also unwittingly cancels out the Christian virtue of faith. It says: you can’t handle the expression of my feelings, and I deny you the chance to prove me right. Since it is built on the certainty that others will disappoint, cheerfulness lacks faith. It denies possibility. In real life, others probably will disappoint us. If we show them what we are really feeling, they will probably screw it up. But given the emphasis on cheerfulness in the US, as etched into Boy Scout Law, it’s no wonder that they screw it up. Still, a botched attempt at compassion is better than being denied the chance to fail. Here’s an anti-cheerful but virtuous attitude: expect others to fail but give them the chance. Also, recognise when someone is giving you a chance to fail them. Vulnerability is a risk and a gift.

This newest virtue could be given the old name of honesty. Instead of a smile, if we could find it in ourselves to wear our natural expression – the one that the US TV personality Mister Fred Rogers called the ‘best kind of expression’ – we would be better for it. Wearing our natural expression would be a sign that we are saying yes instead of no to life’s kumquats, to sadness, anxiety, illness, grief, depression, loneliness and anger, among other so-called ‘negative’ emotions. These affirmations of life’s sourness might just make frowning – or wincing, or crying – easier. In turn, these newly sanctioned expressions of negativity might make talking easier, honestly discussing hardships. Our newly vulnerable selves would get to see the corresponding vulnerabilities of our close and distant neighbours. This exchange of fragility could possibly be the key to empathy. If we agreed to stop wasting emotional energy masking our disappointments with cheer, then we’d be free to cue into other people’s sadness. The Spanish philosopher Miguel de Unamuno saw expressions of pain exchanged between two people as the great equaliser of humankind. He believed that deeper connections could be made in wreckage than prosperity.

But deep connections come at a cost. Cheerfulness isn’t just an American phenomenon, but it is uniquely built into the nation’s identity as invincible, and it’s not clear that we are ready to part with it yet. To become flesh-and-bone, Americans would first have to give up the idea that happiness is a matter of attitude. This challenges not only the history of the Boy Scouts but, more broadly, the reigning image of the self-made American, the single individual who keeps his chin up and never lets them see him sweat. This narrative was vital in birthing the US and then making it the superpower it is today.

Giving up a commitment to cheerfulness would mean risking judgment for being ordinary, human, mortal. If, however, we could learn to share in the misery of others without trying to cheer them up and send them packing, and if they could do the same for us, then we’d have a shot at true fraternity, the kind that Aristotle prescribed when he said we should live with our friends. The kind that the Boy Scouts crave, and that Baden-Powell thought he was cultivating when he prescribed cheerfulness. Profound human connection and communion – in other words, love – has no use for forced cheer, and is often sabotaged by false faces. If we want to love better and seek true happiness and friendship, it’s time to cultivate honesty instead of cheer.


 

 


ĐỐI NGHỊCH VỚI ĐỨC TÍNH VUI VẺ


Thực hành các đức tính khôn ngoan và can đảm của Hy Lạp là một chuyện. Nhưng vui vẻ theo cách của Mỹ là kề cận với chứng rối loạn tâm thần. 

 


Tôi từng tham dự một buổi lễ của Hướng đạo sinh ở phía đông bắc Hoa Kỳ, nơi tôi hít thở tinh thần Mỹ chưa được tinh lọc. Đồng phục của các cậu con trai có mẩu quốc kỳ nhỏ được may bên cạnh huy hiệu của họ. Chúng tôi đọc thuộc Lời thề Trung thành trước một lá cờ Mỹ lớn, và chúng tôi cầu nguyện trước vị Chúa mơ hồ  của nước Mỹ, tạ ơn về điều này điều kia, và cầu xin sức mạnh hay sự bảo vệ. Các cậu con trai đọc thuộc lòng Luật Hướng đạo của họ: trở thành người đáng tin cậy, trung thành, hữu ích, và...vui vẻ.


Là một triết gia chịu ảnh hưởng từ Friedrich Nietzsche, tôi lúc nào cũng tưởng tượng về sự vui vẻ như một đứa trẻ ốm yếu, được sinh ra 9 tháng sau cuộc hẹn hò qua mạng Tinder giữa Chủ nghĩa Khắc kỷ và Kitô giáo. Nhưng vào cái đêm đó tôi đã biết rằng sự vui vẻ là một đứa trẻ mồ côi người Anh được lén đưa đến Mỹ vào đầu thế kỷ 20, và giờ kiếm sống bằng cách làm mẫu cho mấy tấm biển quảng cáo kiểu Mỹ: những cái gối, những cốc cà phê và đôi dép đi trong nhà. Vui vẻ đã bén rễ sâu vào mảnh đất Hoa Kỳ và những Hướng đạo sinh nghèo bị buộc phải tin rằng tính vui vẻ là một phẩm hạnh.

Người Hy Lạp cổ đại gọi tên cho bốn phẩm hạnh: điều độ, trí tuệ, can đảm và công bằng. Aristotle bổ sung thêm nhiều phẩm hạnh khác, nhưng tính vui vẻ không phải là một trong số chúng. Các triết gia Hy Lạp dường như chẳng bận tâm đến chuyện chúng ta cảm nhận như thế nào so với chuyện chúng ta hành xử ra sao. Aristotle nói rằng lý tưởng là chúng ta sẽ cảm thấy vui khi hành động tốt, nhưng ông không xem niềm vui là điều cần thiết cho hành động đẹp. Hành động có đạo đức nghĩa là tránh xa sự thái quá và thiếu hụt, kém cỏi. Nhưng để đạt được ‘sự trung dung’ của ông ta, chúng ta cần vứt bỏ mọi hành động sai trật mục tiêu. Nhiều lúc, sự trung dung này rất khó đạt được, nhưng nếu nó dẫn đến một sự lựa chọn giữa cảm thấy vui trong khi hành động tồi tệ hay cảm thấy tệ trong khi hành động tốt, Aristotle nói ta hãy chọn hành vi tốt. Ông ấy hiểu rằng cảm xúc thì khó mà kiểm soát được, đôi khi không thể kiểm soát, nhưng ông ấy cũng biết rằng những cảm xúc tích cực có thể quanh quẩn bên những hành động có phẩm hạnh. Trong khi chúng ta đang đợi chờ những cảm xúc tốt đẹp xuất hiện thì ông ấy yêu cầu chúng ta bắt tay vào rèn luyện phẩm hạnh điều độ, trí tuệ, dũng cảm và công bằng. Nhưng ông ấy không bao giờ nói gì về việc mỉm cười trong đó.

Những nhà khắc kỷ La Mã đã tiến gần hơn tới việc định chế ra sự vui vẻ khi họ cho rằng chúng ta nên chú ý đến cảm xúc của mình. Họ tin là chúng ta có thể kiểm soát thái độ của mình. Nhưng ngay cả khi họ không phải là nhà vô địch về vui vẻ, bất chấp việc các dịch giả người Mỹ tìm cách đầu độc họ bằng nó. Ví dụ, Marcus Aurelius, trong cuốn Meditations (Suy tưởng), tự răn mình phải trở thành εὔνους, theo nghĩa đen là ‘người tốt bụng’. Điều này được dịch sang tiếng Anh là ‘’thiện căn’’ bởi Francis Hutcheson và James Moore vào năm 1742 ở Scotland, và sau đó là ‘’nhân từ’’ bởi dịch giả người Anh  George Long năm 1862, trước khi quay lại với ‘’bản chất tốt’’ vào năm 1916 dưới sức ảnh hưởng của dịch giả người Anh khác, C R Haines. Năm 2003, Gregory Hays, từ Indianapolis, dịch từ εὔνους là ‘’vui vẻ’’. Có lẽ Hays là một hướng đạo sinh. Hoặc người theo đạo Kitô. Hoặc cả hai.

Trong danh sách các phẩm hạnh của phái Khắc kỷ, những người Kitô đã bổ sung thêm đức tin, hy vọng và tình yêu. Chúng là một món quà từ Chúa, không giống như kiên nhẫn và công bằng mà ta có thể tự mình đạt được. Đức tin là niềm tin rằng với Chúa, mọi sự đều có thể; hy vọng là mạo hiểm niềm tin ấy trong thời gian thực; và tình yêu là sẵn sàng sai lầm về nó. Ba điều này bổ sung thêm một yếu tố cảm xúc hiển nhiên vào sự pha trộn của các phẩm hạnh, nhưng ngay cả Jesus cũng không đòi hỏi con người phải vui vẻ. Yêu cầu gần nhất của ông ấy là khuyên các môn đồ đừng tỏ vẻ chán nản khi họ nhịn ăn. Paul thậm chí còn đến gần hơn khi ông tuyên bố rằng ‘Thiên Chúa yêu một kẻ cho đi trong vui vẻ’. Nhưng trong tiếng Hy Lạp nguyên bản thì nó vẫn giống như là “Chúa yêu bạn khi bạn cho đi mà không cần ai phải thuyết phục” hơn là giống như định nghĩa về sự vui vẻ của Hướng đạo sinh. Nhưng Paul cũng nói rằng người Kitô giáo nên “làm mọi thứ mà không càu nhàu và tranh cãi’’.  Điểm mấu chốt từ hành động đến thái độ được khởi xướng bởi các nhà Khắc kỷ và được khuyến khích, lôi kéo bởi các tín đồ Kitô đã thiết lập nên giai đoạn lịch sử cho Luật Hướng đạo ở Mỹ. 

Năm 1908, trung tướng người Anh Robert Baden-Powell đã lập ra (sẽ trở thành) phong trào Hướng đạo sinh trên toàn thế giới. Ý định của ông là truyền bá những giá trị Kitô cũ tốt đẹp đến những cậu bé người Anh tốt bụng. Sự vui vẻ và những phẩm hạnh mới sinh khác sớm xuất hiện trên toàn cầu, tới nước Mỹ vào năm 1916. Cuối cùng, Hiệp hội Hướng đạo sinh ở Anh đã bỏ nó: họ không cần phải vui vẻ nữa, theo Luật hướng đạo của họ, mặc dù nó là ý tưởng của họ. Sự trỗi dậy của niềm vui mang tính gượng ép phản ánh văn hóa Anh đương đại, cũng giống như sự cai trị của vui vẻ ở Mĩ phản ánh văn hóa Mỹ đương đại của chúng ta.

Các Hướng đạo sinh Mỹ gắn sự vui vẻ với tính tích cực: một Hướng đạo sinh nên ‘’tìm kiếm mặt tươi sáng của cuộc đời. Hoan hỉ thực hiện nhiệm vụ đến với anh ta. Tìm cách giúp người khác trở nên vui vẻ.’’. Thay vì nhăn nhó trong khi anh ta đang làm việc cực nhọc, một Hướng đạo sinh vui vẻ sẽ dung dưỡng một thái độ vui tươi. Anh ta sẽ ‘’bắt lấy những cơ hội’’ mà người khác sẽ không nắm bắt, và có khả năng xem những công việc khó khăn là thú vị hơn so với kẻ khác. Cuối cùng, một Hướng đạo sinh tốt sẽ tin rằng tâm tính vui vẻ dễ lây nhiễm và có thể lan truyền đến những người xung quanh anh ta.


Nếu bạn phải khuyên nhủ một ai đó hãy vui vẻ lên thì họ sẽ không cảm thấy vui.   


Không ngạc nhiên khi sự vui vẻ được đón nhận không chỉ bởi các Hướng đạo sinh mà còn cả nền văn hóa Mỹ vĩ đại: Hoa Kỳ là một nồi lẩu thập cẩm của Kitô giáo, Chủ nghĩa Khắc kỷ, trị liệu nhận thức hành vi, chủ nghĩa tư bản và Phật giáo, tất cả đều cho rằng, ở mức độ khác nhau, chúng ta chịu trách nhiệm cho thái độ của mình, và sau cùng, cho hạnh phúc của ta. Lướt nhanh qua  kệ sách học tự lập thân ở bất kỳ cửa hàng sách nào tại Mỹ cho thấy rằng rất nhiều người Mỹ đang tuyệt vọng tìm cách khởi động con đường đi đến sự lạc quan của họ. Những tài liệu nói về việc chấp nhận tình trạng khốn khó của cuộc đời chắc chắn là vẫn nằm yên trên các kệ sách. Tuy nhiên, những cuốn sách về sự lạc quan có thể rèn luyện được đã giúp các tác giả của chúng bỏ túi hàng triệu đôla. Họ bảo với chúng ta rằng chìa khoá cho hạnh phúc là tích cực, và chìa khoá cho tích cực là tánh vui vẻ. Động mạch chủ của nền kinh tế Hoa Kỳ bơm ra sự lạc quan, tích cực và vui vẻ, trong khi những tĩnh mạch khác mang trở lại cho Hoa Kỳ những đồng đôla được đầu tư một cách ngây thơ vào những phương án được thiết kế nhằm để làm giàu nhanh chóng, nói theo cảm xúc.

Socrates đã đúng trong tác phẩm Symposium (Yến hội) khi ông nói rằng chúng ta bị thu hút trước những thứ không phải là ta, và các nhà tâm lý học đứng đằng sau việc sản xuất và tiếp thị biết rõ hơn chúng ta về sự lan tràn của chứng lo âu, trầm cảm và bồn chồn ở Mỹ. Nhiều người trong chúng ta có thể không có bản tính vui vẻ, chịu áp lực phải luôn tươi cười bởi quan niệm đang thống trị rằng một mình chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của ta. Ngắm nghía cửa hàng ở bất kỳ thành phố trung lưu nào và bạn sẽ khám phá ra một nền văn hóa tiêu dùng tuyệt vọng sống theo câu châm ngôn ‘’Nghĩ như một hạt proton: luôn tích cực!’’. Các cửa hàng đồ gia dụng đầy rẫy những lời nhắc nhở rằng chúng ta có thể hạnh phúc biết nhường nào nếu như ta vâng theo những tách trà của ta với những câu triết lý giả cầy được in trên tách trà chẳng hạn như ‘’Luôn luôn vui vẻ là một dấu hiệu của trí tuệ,’’ ngoại trừ chuyện những tách trà đó chẳng biết gì về vui vẻ hay trí tuệ, hay liệu chúng có liên quan đến hạnh phúc không. Hãy nhìn Đan Mạch mà xem: người Đan Mạch không phải là người vui vẻ nhưng, nếu ta tin vào các số liệu thống kê thì họ hạnh phúc hơn hết thảy mọi người. Tôi từng đến Đan Mạch, và ở đó không bị ô uế bởi các thông điệp ‘’Hãy bình tĩnh và tập trung vào sự vui vẻ.’’


Nếu bạn khuyên ai đó hãy vui vẻ lên thì họ sẽ không cảm thấy vui. 


Thật tuyệt khi sự vui vẻ được cảm nhận một cách tự nhiên và được hào phóng cho đi, nhưng nó không hề đạo đức hơn hành động quả cảm dù người ấy không thấy vui vẻ. Aristotle quả quyết rằng hành động đạo đức là độc lập và đôi khi trái ngược với những cảm xúc của chúng ta. Nói cách khác, hành động đạo đức phải được xem là đức hạnh.

Baden-Powell biết điều này, và vào năm 1908 ông nhắc nhớ các Hướng đạo sinh của ông rằng khi có chuyện gì đó khó khăn xuất hiện:

bạn nên ép mình mỉm cười ngay lập tức rồi sau đó huýt sáo, và bạn sẽ thấy ổn thôi. Một hướng đạo sinh rảo quanh với một nụ cười và cái huýt sáo. Nó cổ vũ anh ta và cổ vũ người khác, đặc biệt trong lúc nguy hiểm, giúp anh ta tiếp tục cố gắng.

Những lời của Baden-Powell có sức mạnh cưỡng ép một thế hệ thanh niên cứ giả vờ rằng cuộc đời này thật tốt đẹp trong khi thực tế chẳng như vậy. Những người ủng hộ sự vui vẻ vẫn tìm thấy đức hạnh trong màn kịch này. Niềm tin chưa được thẩm tra của người Mỹ về sự vui vẻ đầy rẫy trong các câu châm ngôn của chúng ta: ‘’Mật ngọt thì chết ruồi,’’. “Hãy nghĩ những ý nghĩ tích cực,”. “Cuộc đời vẫn đẹp sao,”. “Đừng lo, cứ vui lên đi,” và “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” đều là những biến thể tràn đầy vui vẻ về chủ đề lạc quan gượng gạo của Baden-Powell.  “Tốt đẹp như Minnesota” cho thấy quyết tâm gượng gạo của vùng Tây Trung để đánh bóng quá mức một thái độ tích cực.

Có một sự khác biệt cơ bản giữa việc thực hành những phẩm hạnh kiên nhẫn, công bằng và quả cảm của người Hy Lạp và thực hành phẩm hạnh vui vẻ của người Mỹ, mà theo cách của người Mỹ thì thật hết sức điên loạn. Sự kiên nhẫn yêu cầu chúng ta thay đổi hành vi của mình, nhưng nó không đòi hỏi chúng ta phải cảm nhận khác biệt cũng như giả vờ cảm thấy khác. Đúng là Aristotle tin rằng thực hành tính kiên nhẫn trong một khoảng thời gian tự nhiên sẽ khiến chúng ta trở nên nhẫn nại hơn, nhưng sự giả vờ chưa bao giờ là một phần của việc này. Bạn có thể hành xử nhẫn nại dù đang cảm thấy sốt ruột, và đó không phải là lừa dối. Nhưng khi bạn giả vờ vui vẻ, bạn đang nói với người khác rằng bạn cảm thấy ổn trong khi bạn không như vậy. Điều này khuyến khích những chiếc áo phông và tạp dề điên rồ nhất của người Mỹ lớn tiếng  rằng: “Cười lên nào! Hạnh phúc trông thật đẹp đẽ ở bạn!”

Sự vui vẻ được nhìn nhận như một phẩm hạnh–theo kiểu của Luật Hướng đạo–thay vì như một cảm giác tự nhiên, là một sự giả vờ. Nó không phải là một hành động, nhưng nó là một hành động. Huýt sáo trong khi bạn đang làm việc có thể đáng để bảo vệ, nhưng ép buộc bản thân mỉm cười khi bạn không cảm thấy vui nghĩa là gian dối với những người xung quanh bạn. “Hãy cứ giả vờ cho đến khi trở thành sự thật” để lại hậu quả tàn khốc khi áp dụng vào cảm xúc. Khi được xem như một nỗ lực nhằm đánh lừa người khác nghĩ rằng bạn đang cảm thấy vui, thì sự vui vẻ còn lâu mới là phẩm hạnh. Mà nó là một tật xấu. Nó rơi vào điểm thiếu hụt của sự quang phổ tin tưởng (spectrum). Tin tưởng quá nhiều được gọi là ngây thơ, và là một thói xấu vì sự thái quá. Nhưng sự vui vẻ cũng tệ cỡ đó. Nó thú nhận: Tôi không tin tưởng bạn với những cảm xúc đen tối nhất của tôi; tôi không cho rằng bạn đủ chín chắn để luận giải được đời sống nội tâm của tôi. Sự vui vẻ gượng gạo là một sự chối bỏ cuộc sống. Mọi trải nghiệm đều có hương vị khác nhau, và nếu chúng ta gượng ép một nụ cười trước những trải nghiệm chua chát thì ta đang sống chưa thành thực. Chúng ta có thể muốn cách ly ai đó ra khỏi trái tim mong manh của chúng ta, nhưng sự vui vẻ là một con dao hai lưỡi; nó đẩy người thương của chúng ta rời xa. Bất cứ ai chỉ biết có mỗi bản ngã vui vẻ của chúng ta thì sẽ không chạm được vào bản ngã đích thực của ta.

Nếu chúng ta ngừng việc giấu những thất vọng của chúng ta dưới lớp mặt nạ vui vẻ, chúng ta sẽ được tự do để thấu hiểu được nỗi buồn của người khác.

Sự vui vẻ cũng vô tình xóa bỏ phẩm hạnh đức tin của người Kitô giáo. Nó nói rằng: bạn không thể xử lý sự bày tỏ cảm xúc của tôi, và tôi chặn hết cơ hội của bạn để chứng minh rằng tôi đúng. Khi nó dựa trên sự chắc chắn rằng người khác sẽ làm bạn thất vọng, sự vui vẻ thiếu đức tin. Nó phủ nhận khả năng. Trong đời thực, người khác có lẽ sẽ làm chúng ta thất vọng. Nếu chúng ta cho họ thấy cảm xúc thật của ta, có lẽ họ sẽ làm rối tung lên. Nhưng trước việc nhấn mạnh vào sự vui vẻ ở Mỹ, như được khắc sâu vào Luật Hướng đạo, không có gì ngạc nhiên khi họ làm hỏng hết mọi thứ. Tuy nhiên, một nỗ lực cảm thông vụng về thì tốt hơn là bị từ chối cơ hội được thất bại. Đây là một thái độ chống lại-niềm vui nhưng đầy phẩm hạnh: mong đợi người khác làm bạn thất vọng nhưng hãy cho họ cơ hội. Cũng cần nhận ra khi một ai đó đang cho bạn cơ hội làm họ thất vọng. Tính dễ bị tổn thương là một sự rủi ro và cũng là một món quà.

Phẩm hạnh mới nhất này có thể được đặt theo tên cũ là tính trung thực. Thay vì là một nụ cười, nếu chúng ta có thể tìm thấy nó trong chính bản thân ta để khoác lên mình vẻ biểu cảm tự nhiên của chúng ta–thứ mà ngôi sao truyền hình Mỹ Mister Fred Rogers gọi là “loại biểu cảm tốt nhất” - chúng ta sẽ sống tốt hơn nhờ nó. Khoác lên mình vẻ biểu cảm tự nhiên của chúng ta là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang nói có thay vì nói không với những quả kim quất của cuộc sống, với nỗi buồn, âu lo, bệnh tật, tiếc thương, trầm cảm, cô đơn và tức giận, giữa những cái được gọi là cảm xúc “tiêu cực” khác. Những lời khẳng định này về sự chua chát của cuộc sống có thể khiến cho việc nhăn mày hay cau có, hay bật khóc trở nên dễ dàng hơn. Đến lượt nó, sự biểu lộ tính tiêu cực mới này có thể khiến cho việc trò chuyện, thảo luận một cách trung thực về những khó khăn trở nên dễ dàng hơn. Bản ngã mới dễ bị tổn thương này của chúng ta sẽ nhìn thấy tính dễ bị tổn thương tương ứng ở những người hàng xóm xa gần của chúng ta. Sự trao đổi tính mong manh này có thể là chìa khóa cho sự đồng cảm. Nếu chúng ta đồng ý ngừng lãng phí nguồn năng lượng cảm xúc để che giấu những thất vọng của chúng ta dưới lớp mặt nạ vui vẻ, thì khi ấy chúng ta sẽ được tự do để thấu hiểu được nỗi buồn của người khác. Nhà triết học người Tây Ban Nha Miguel de Unamuno thấy những biểu hiện của đau khổ được chia sẻ giữa hai người là sự cân bằng tuyệt vời của nhân loại. Ông tin rằng những mối quan hệ sâu sắc hơn có thể được tạo nên từ đống đổ nát hơn là sự thịnh vượng.

Nhưng những mối quan hệ sâu sắc đều có cái giá của nó. Sự vui vẻ không chỉ là một hiện tượng của người Mỹ, mà nó còn được tích hợp một cách độc đáo vào bản sắc quốc gia là bất khả chiến bại, và cũng không rõ liệu chúng ta đã sẵn sàng từ biệt nó chưa. Để trở thành con người bằng xương bằng thịt, người Mỹ trước tiên cần phải từ bỏ quan điểm rằng hạnh phúc là vấn đề thuộc về thái độ. Điều này không chỉ thách thức lịch sử của Hướng đạo sinh mà còn rộng hơn là hình ảnh đang ngự trị về người Mỹ tự lực tự chủ, con người luôn ngẩng mặt lên và không bao giờ để họ thấy anh ta đang đổ mồ hôi. Câu chuyện này rất quan trọng trong sự ra đời của nước Mỹ và sau đó biến nó trở thành siêu cường như ngày nay.


Từ bỏ một cam kết với sự vui vẻ có nghĩa là có nguy cơ bị phán xét là kẻ tầm thường, phàm tục. Song, nếu chúng ta có thể học cách chia sẻ nỗi khổ đau của người khác mà không cố gắng khiến họ vui lên và xua đuổi khổ đau đi, và nếu họ có thể làm điều tương tự với chúng ta thì khi ấy chúng ta đã tiến thêm một bước tới tình huynh đệ thực sự, thứ tình cảm mà Aristotle khuyến nghị khi ông ấy nói chúng ta nên sống với bạn bè của chúng ta. Loại mà Hướng đạo sinh khao khát, và Baden-Powell tin rằng ông ta đang trau dồi khi ông định chế về sự vui vẻ. Sự kết nối và cảm thông sâu sắc ở con người–nói cách khác, tình yêu–không có chỗ cho sự vui vẻ gượng gạo, và thường bị hủy hoại bởi những khuôn mặt giả tạo. Nếu chúng ta muốn yêu thương thắm thiết hơn và tìm được hạnh phúc và tình bạn đích thực, đã đến lúc bồi dưỡng tính trung thực thay vì vui vẻ.


Tác giả: Mariana Alessandri là trợ lý giáo sư triết học và giảng viên liên kết trong các nghiên cứu về người Mỹ gốc Mexico và nghiên cứu về giới và phụ nữ tại Đại học Texas Rio Grande Valley. Nghiên cứu của cô đã được đăng trên tờ New York Times và New Philosopher, và những tạp chí khác.


Nguồn: https://aeon.co/essays/cheerfulness-cannot-be-compulsory-whatever-the-t-shirts-say

No comments:

Post a Comment