Ban Biên Tập: H K Châu, L N Hui, Ng L Hương, C Ng Cường, Ng C Lâm, Ng Đ Thắng, NTHương

Monday, May 8, 2017

Tóm Lược Lịch Sử Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam



     Tóm Lược Lịch Sử Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam                                                                   Nghiêm Văn Thạch
 Image result for history
1929. Thiếu sinh Việt Nam đầu tiên được nhận vào một đơn vị HĐ Pháp (SDF) tại trường trung học Albert Sarraut, Hà Nội (Tr. Vũ Ngọc Tân). Trước đó, đã có một vài đơn vị HĐ Pháp thuộc các hệ thống Công Giáo (SDF – Scout de France), HĐ Thế Tục (EDF – Eclaireurs de France) hoặc Tin Lành (EU – Eclaireurs Unionistes) xuất hiện tại Hà Nội và Sàigòn, nhưng chỉ thâu nhận trẻ em Pháp và không hoạt động lâu.
1930. Tr. Trần Văn Khắc thành lập đơn vị HĐVN gồm với sự ủng hộ của Ông Nguyễn Lễ, Hội trưởng EDEP (Trường Thể Dục) ở Hà Nội với các ông Võ An Ninh, Nguyễn Xuân Chính, Tạ văn Giục.… Đơn vị gọi là Ban Đồng tử quân, lấy tên là Lê Lợi, khăn quàng nền xanh lá cây viền đỏ.
1931. Tr. Hoàng Đạo Thúy lập Ấu đoàn Lê Lợi. Nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Nam Định, Hải Phòng hưởng ứng Phong trào, tổ chức theo mẫu Thiếu đoàn Lê Lợi. Tr. Trần văn Thao lập đơn vị HĐ Công giáo trong hệ thống SDF.
1932. Tr. Trần Văn Khắc trao phong trào miền Bắc cho Tr. Hoàng Đạo Thúy, xin thuyên chuyển vào Nam cùng với các Tr. Lương Thái, Huỳnh Văn Diệp, Trần Coln thành lập Hội HĐ Nam Kỳ. Hội trưởng là Ô. Trần văn Khá.
1933.     Tr. Hoàng Đạo Thúy đổi danh xưng là Hướng Đạo Sinh thay cho Đồng Tử Quân và chọn áo sơ mi màu nâu với quần cụt màu xanh biển làm đồng phục. Tổ chức và sinh hoạt theo mẫu EDF. Trong Lời Hứa dịch đúng văn bản của EDF không có bổn phận tâm linh. Nhưng Lời Hứa và Luật HĐ công khai đặt lên hàng đầu bổn phận Trung thành với Tổ quốc gây tác động mạnh mẽ vào lúc cuộc khởi nghĩa 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại. Ô. Nguyễn Lễ nhận làm Hội trưởng HĐ Bắc kỳ. Hội HĐ Nam kỳ ấn hành tờ Hướng Đạo. Triều đình Cao Miên cử Giám đốc học chính tiếp xúc với Tr.Trần văn Khắc để hỏi thể thức và lấy tài liệu tổ chức HĐ.
1934.     Một phái đoàn HĐ Nam Kỳ do Tr. Trần văn Khắc hướng dẫn đến Phnom Penh theo lời mời của nhà Vua, dự trại ra mắt HĐ Cao Miên và dự lễ tuyên hứa của Thái tử Monireth. Vua Miên ngỏ ý tặng huân chương, Tr. Trần văn Khắc từ khước, xin nhường cho hai trưởng phụ tá.
1935.     Tr. Trần văn Khắc thúc đẩy thành lập Hội HĐ Trung kỳ, Hội trưởng là Ô.Trần Bá Vị cùng các Trưởng Võ Thành Minh, Trần Điền… Hội HĐVN ba kỳ đều ghi danh với EDF. Họp Bạn VN toàn cõi do Tr. Trần Văn Khắc tổ chức ở sân vận động Dakao Saigon, có đủ các phái đoàn Nam, Trung, Bắc, thêm phái đoàn Cao Miên, một đơn vị HĐ Pháp, Trung Hoa.
Tổng Hội HĐ Pháp cử Tr. André Lefèvre (EDF) qua Đông Dương công cán. Lão Hải Ly (Vieux Castor) thăm HĐ Pháp và bản địa ở 3 xứ; thảo luận việc hợp nhất tổ chức và triệu tập cấp lãnh đạo mỗi xứ tới Dalat dự khóa huấn luyện do Trưởng điều khiển trước khi trở về Pháp. Thành phần VN có đầy đủ các trưởng thuộc thế hệ sáng lập: Trần Văn Khắc, Huỳnh văn Diệp, Võ Thành Minh, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên, Hoàng Đạo Thúy, Trần Văn Tuyên, Phạm Văn Nam…
1936.     Tổng hội HĐ Pháp bổ nhiệm Tr. Raymond Schlemmer (SDF, Khóa trưởng Ngành Tráng ở trại trường Le Breuil), cựu đề đốc hải quân qua Đông Dương nối tiếp công cuộc vận động do Tr. Lefèvre đã đặt nền tảng. Kết quả là thành lập Liên hội HĐ Đông Dương (FIAS), chi nhánh thuộc địa của Tổng hội HĐ Pháp. Chủ tịch Liên Hội – thụ ủy thường trực (Permanent Delegate) của Tổng hội SF – là Tr. André Consigny (EDF), phụ tá là Tr. Serène (SDF). Mỗi xứ có 2 thành viên trung ương gồm 2 Tổng Ủy Viên, một của đơn vị Pháp (EDF, SDF,EU), một của các đơn vị bản địa (VN, Miên, Lào). Thành viên chấp hành Bắc kỳ là Tr. Hoàng Đạo Thúy và Tr. Bernard (EDF); Trung kỳ là Tr. Võ Thành Minh và Tr. Niedrist (EU); Nam kỳ là Tr. Trần Văn Khắc và Tr. Huet (SDF). Tr. Schlemmer được cử làm ủy viên Huấn Luyện kiêm DCC Thiếu và Tráng của Liên hội. Ban thường vụ đặt ở Huế, gồm các Trưởng Schlemmer (Trưởng ban), Võ Thành Minh (Tổng thư ký) và Niedriest (Ủy viên). Tr. Võ Thành Minh mở cuộc thi tuyển, rồi chọn kiểu Bông Sen vẽ phỏng như hoa Bách hợp (hoa huệ) làm huy hiệu thống nhất của Liên hội. Cũng vào thời điểm này, Tr. Võ Thành Minh tham khảo ý kiến Lễ Bộ Thượng Thư Triều đình Huế, xác định rằng các đơn vị VN theo nghi thức chào quốc kỳ màu vàng, được treo đồng hàng với cờ Pháp. Nhưng các đơn vị VN ba kỳ thường dùng lá cờ HĐ (nền xanh với huy hiệu Bông Sen Bách Hợp và châm ngôn Sắp Sẵn) trong lễ thượng kỳ mà thôi, trừ khi có sự hiện diện của nhà chức trách ở buổi lễ. Khi nhận trách vụ TTK.BTV Liên hội, Tr. Võ Thành Minh “trao đuốc” cho Tr. Tạ Quang Bửu làm Tổng ủy viên HĐ Trung kỳ.
Hội HĐ Bắc kỳ ra tờ Thẳng Tiến do Tr. Trần Văn Tuyên phụ trách. Liên hội ấn hành tờ Le Chef dành cho Trưởng do Tr. Võ Thành Minh phụ trách, dùng Pháp ngữ để phổ biến chung cho cả hai xứ Miên, Lào.
BiPi, Thủ lãnh HĐ Thế giới (từ 1922), quyết định Lời Hứa HĐ từ nay phải ghi bổn phận tâm linh lên hàng đầu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nguyên lý mới ấn định không có hiệu lực hồi tố: các thành viên Phong Trào Thế Giới trước 1936 không bắt buộc phải bổ túc Lời  Hứa (trường hợp EDF). Quyết định này Liên hội FISA có thể không biết, vì không trực tiếp với HĐ Thế Giới.
1938. Khánh thành Trại Trường Bạch Mã, trên miếng đất do Vua Bảo Đại tặng khi tiếp kiến Tr. Schlemmer, và với khoản tiền Vua Miên đóng góp thêm. Các khóa đầu gồm Thiếu I (tháng 7) và Thiếu II với Tráng I (tháng 8). Những trưởng cao cấp dự khóa huấn luyện 1936 ở Dalat đã theo một trong 3 khóa này và được trao Bằng Rừng (Wood Badge). Mỗi xứ chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện trưởng cấp Dự Bị (phía 3 Kỳ VN đặt thêm cấp Sơ Luyện trước), để gửi tiếp lên các khóa ở Trại Trường gồm 2 bậc: Bạch Mã (hoàn luyện, 10 ngày - khăn quàng nền xám, thêu hai dợt sóng màu xanh ở góc nhọn sau lưng) cho Trưởng và phụ tá đơn vị, và Bằng Rừng (thêm 3 ngày – khan quàng Gilwell nền xám hồng, với nút da 2 vòng đan và dây đeo 2 mẩu gỗ) cho liên đoàn trưởng, ủy viên cùng trưởng huân luyện.
1939. Tr. Tạ Quang Bửu và Tr. Vũ Ngọc Tân dự họp bạn Tráng thế giới kỳ II ở Scotland dịp hè. Sau đó Tr. Tạ Quang Bửu nhập trại Gilwell dự hai khóa Thiếu và Tráng. Đồng thời Nữ trưởng Chauvet (SDF) dự khóa Ấu để về làm Khóa Trưởng Ấu (Akéla Leader) cho Liên hội FIAS .
Pháp thua trận (đầu cuộc chiến Thế Giới II), bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Chức quyền cai trị Đông Dương theo chính phủ Vichy của Thống chế Pétain đã ký hàng ước với Hitlet. Tổng hội HĐ Pháp duy trì hoạt động dưới thẩm quyền chế độ Pétain, nên mặc nhiên không còn tư cách thành viên tổ chức HĐ Thế giới.  BP đã qua hưu dưỡng ở Kenya trước khi chiến tranh xảy ra rồi mất ở đó năm 1941. Những HĐ Pháp không chấp nhận đầu hàng vượt biển qua Anh quốc theo De Gaulle, hoặc gia nhập các lực lượng kháng chiến bí mật ở trong nước.
1940.     Họp bạn Rừng Sặt (Bắc Ninh) kỷ niệm 10 năm HĐ Bắc Kỳ.
1941.     Họp Bạn HĐ Đông Dương ở Quảng Tế, Huế. Vua Bảo Đại chủ tọa lễ khai mạc.
Tr. Hoàng Đạo Thúy bí mật hẹn với Tr. Tạ Quang Bửu ở động Hoa Lư (Ninh Bình) đển đồng thuận hợp tác với tổ chức cộng sản. Ô. Nguyễn Hữu Đang, TTK hội Truyền Bá Quốc Ngữ (thuộc hệ thống tuyển lựa kết nạp của đảng CS) gia nhập Tráng đoàn Lam Sơn.
1942.     Tr. Tạ Quang Bửu được cử làm UV.HL Liên hội kiêm DCC Thiếu và Tráng thay Tr. Schlemmer về Pháp. Tr. Tạ Quang Bửu trao trách vụ Tổng Ủy Viên HĐ Trung Kỳ cho Tr. Phan Như Ngân. Tr. Trần Văn Khắc lâm bịnh, trao đuốc cho Tr. Huỳnh Văn Diệp làm TUV ở Nam kỳ.
Họp Bạn Tráng ở Trường Yên (Ninh Bình). Toàn quyền Đông Dương, Đô Đốc Decoux cử Thiếu tá Ducoroy phát động phong trào thanh niên thể dục thể thao, rập theo tổ chức và sinh hoạt của thanh thiếu niên của chế độ Pétain bên Pháp, mong ngăn chặn và giành ảnh hưởng với trào lưu tranh đấu cho nền độc lập tự chủ trong giới trẻ 3 xứ. Tr. Serène và Tr. Cung Giũ Nguyên chủ trương tập san Sổ Tay của Giới Trẻ (Carnets de la Jeunesse) bằng Pháp ngữ.
Họp Bạn Tráng chia 2 nơi vì giao thông khó khăn: Qua Châu (Thanh Hóa) và Mỹ Khê (Đà Nẵng) nhưng cùng theo một chương trình trại duy nhất.
1945.     Ngày 9 tháng 3 Nhật đảo chính, bắt giữ quân đội và cấp cai trị Pháp ở Đông Dương, trao quyền lại cho các Quốc vương VN, Miên, Lào. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập thống nhất, bổ nhiệm ô. Trần Trọng Kim làm thủ tướng, Ô. Phan Kế Toại làm khâm sai miền Bắc, ô. Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai miền Nam.
Ô. Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên gửi thư yêu cầu HĐ miền Trung tham gia tổ chức Thanh Thiếu niên Tiền phong. Tr. TUV Phan Như Ngân phúc đáp rằng qui chế HĐ không cho phép làm như vậy. Để tránh va chạm, Trưởng TUV cho lệnh giải tán các đơn vị thuộc quyền.
Nhật bản đầu hàng sau 2 trái bom nguyên tử tàn phá Hiroshima và Nagasaki. Ngày 19 tháng 8 lợi dụng khoảng trống chính quyền ở Hà Nội, vì khâm sai Phan Kế Toại (có 2 con trai là cán bộ VM) đã từ chức chung với chính phủ Trần Trọng kim, một nhóm VM (do Nguyễn Hữu Đang) đoạt micro của đoàn công chức biểu tình trước Nhà Hát Lớn để ủng hộ nền độc lập mà Vua Bảo Đại đã tuyên cáo. Họ trương cờ đỏ sao vàng cùng các biểu ngữ, dẫn đoàn biểu tình tới chiếm dinh Khâm sai. VM cướp chính quyền trong khi Ô. Nguyễn Xuân Chữ, Khâm sai chỉ định (chưa nhận việc), từ khước sự can thiệp của quân đội Nhật để “dẹp loạn”. Phía HĐ có nhiều trưởng cao cấp và tráng sinh (nhất là của Lam Sơn), như các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy Hưng, Tôn Thất Tùng… đồng lộ diện là thành viên MTVM. Tr. Hoàng Đạo Thúy đích thân tiếp xúc với các trưởng và tráng sinh khác để chiêu dụ tham gia các đoàn thể Cứu Quốc, tổ chức quần chúng của VM. Cuối tháng 8 Hồ Chí Minh có mặt ở Hà Nội ra mắt dân chúng đọc “tuyên ngôn độc lập” ngày 2.9 ở quảng trường Ba Đình (Nguyễn Hữu Đang là trưởng ban tổ chức). Cuối năm, Tr. Hoàng Đạo Thúy cùng Tr. Tạ Quang Bửu (phụ tá ô. Võ Nguyên Giáp ở Bộ Quốc Phòng) có quyết định do Ông Hồ Chí Minh ký bổ nhiệm làm giám đốc trường võ bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây – tổ chức trại Tân Trào. Hồ Chí Minh nhận lời mời đến trại; ông ta được Tr. Trần Duy Hưng, thị trưởng Hà Nội tiếp đón trong đồng phục HĐ và hướng dẫn thăm viếng.
1946.     Tháng 3 Tr. Hoàng Đạo Thúy triệu tập đại hội đồng hiệp nhất HĐ 3 Kỳ tại trụ sở phố Hàng Trống. Chiến tranh chống Pháp đã khởi sự ở miền Nam, các đơn vị tán lạc, chỉ có vài sinh viên ở Đại Học Hà Nội như ô. Lưu Hữu Phước, tráng sinh Lam Sơn, làm đại diện không có thụ ủy. Các đơn vị miền Trung ngưng sinh hoạt theo lệnh Tr. Phan Như Ngân, hầu hết không được tin, trừ vài người có mặt ở Hà Nội như tr. Bạch Văn Quế, Tr. Vĩnh Bang… Vào phút chót, Tr. Võ Thành Minh, TTK Liên hội, từ Vinh ra kịp. Tr. Hoàng Đạo Thúy tới khai mạc đại hội trong bộ quân phục VM. Buổi chiều hôm đó, Trưởng thác bận không tới, vì đã ngầm cắt cử một tráng sinh Lam Sơn tên Lê Trác, đứng ra cổ xúy lập “Hội HĐ Cứu Quốc” tức là gia nhập MTVM! Đại hội liền phân ra 2 khối, tranh cãi quyết liệt, đôi lúc hỗn loạn. Tr. Võ Thành Minh nhiều lần can thiệp, phân tách và giải thích cặn kẽ những luận cứ mâu thuẫn, nghịch lý với nền tảng HĐ, rồi được trao nhiệm vụ làm chủ tọa để giữ cuộc thảo luận trong tình huynh đệ và kỷ luật HĐ. Nhờ những giọt lệ của Tr. Phạm Biểu Tâm, tráng sinh Lam Sơn rơi trên diễn đàn khiến đại hội cảm xúc mãnh liệt. Tr. Võ Thành Minh thuyết phục được đa số chấp thuận danh hiệu: “Hội HĐ Việt Nam”, không có cái đuôi “cứu quốc”. Huy hiệu Liên hội FIAS cũng được đại hội duy trì. Ô. Nguyễn Lễ vẫn là Hội trưởng.
Tuy nhiên, Tr. Hoàng Đạo Thúy thu xếp “trao đuốc” cho một tráng sinh Lam Sơn là Hoàng Văn Quí (không phải nhạc sĩ HĐ Hoàng Quý) làm TUV với các Ủy viên thuộc hàng ngũ MTVM như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Ngô Bích San. Tr. Hoàng Văn Quí, TUV cùng một phụ tá (phỏng đoán là Trần Duy Hưng) yết kiến Hồ Chí Minh, đệ trình bản Điều Lệ Hội HĐVN. Nhưng lúc ấy, các HĐS miền Nam và miền Trung cùng phần lớn đoàn sinh miền Bắc đã bị cưỡng bách đứng vào tổ chức thiếu nhi của MTVM ở nơi cư ngụ. Một số nhỏ trưởng và tráng sinh như các ông Trần Văn Tuyên, P.X.Thiện, Mai Liệu… đã tạm biệt Phong trào để tham gia tranh đấu giành độc lập ở tuyến đối nghịch với cộng sản. Do đó, trên thực tế, Hội HĐVN tân lập chưa phải là một thực thể sinh hoạt như một tổ chức HĐ.
Ngày 19 tháng 12 chiến sự bùng nổ ở Hà Nội đặt toàn cõi vào cuộc chiến mang danh là VN-1 (1946-1954). Bộ Tổng Ủy Viên cũng như các trưởng Hoàng Đạo Thúy, Tôn Thất Tùng, Lưu Hữu Phước… theo Hồ Chí Minh lên mật khu Bắc Việt và trở thành đảng viên cộng sản.
1947.     Tr. Trần Văn Tuyên cùng các nhân sĩ lưu vong góp phần tích cực cho sự thành tựu của giải pháp Bảo Đại. Pháp thừa nhận Quốc gia Việt Nam (State of Viêt Nam) “độc lập trong Liên Hiệp Pháp” với Quốc trưởng Bảo Đại. Quốc kỳ hình chữ nhật, nền vàng, có 3 sọc đỏ tượng trưng cho 3 miền. Quốc ca lấy nhạc bản “Tiếng Gọi Sinh Viên” do Lưu Hữu Phước sáng tác, sửa lời thành Tiếng Gọi Công Dân.
Các trưởng Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Điểu tái lập HĐ ở Saigon. Tr. Trần Văn Quế để lộ hành vi hoạt động cho VM, bị Pháp bắt giữ rồi tra tấn đến chết. Sinh hoạt HĐ ở Saigon lại bị gián đoạn.
Tr. Trần Văn Khắc sang Pháp chữa bệnh.
1948.     Chính phủ đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam với Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân có Tr. Trần Văn Tuyên là Bộ trưởng Thông tin.
1949.     Tr. Hoàng Đạo Thúy tháp tùng Hồ Chí Minh thị sát mặt trận biên giới Hoa-Việt sau chiến thắng tiêu diệt quân đoàn Lepage.
Tr. Trần Văn Khắc lành bệnh, từ Pháp trở về định cư ở Dalat.
1950.     Cuộc vận động tái lập HĐVN khởi sự ở miền Bắc từ 1949. Tr. Trần Văn Thao, Trưởng Ban Vận Động thu hồi trụ sở Hội ở phố Hàng Trống và được Thủ hiến Bắc Việt trợ cấp 10.000 đồng để xây phòng chiếu bóng Lửa Hồng  . Sau thời gian đầu sống èo uột, do sáng kiến của Tr. Trần Trung Du, rạp Lửa Hồng thu hút đông đảo khan giả tí hon, trở nên nguồn tài trợ dồi dào cho Hội.
Tr. Vũ Trọng Hoàn, cựu Châu trưởng Sơn Nam, nhận chức Tổng ủy viên miền Bắc khi Tr. Phạm Văn Nam từ khước thỉnh mời của Tr. Trần Văn Thao. Tái lập Châu Thăng Long (Tr. Nguyễn Văn Tư, Châu trưởng) gồm 4 Đạo ở Hà Nội: Vĩnh Thuận (Tr. Đoàn Văn Thiệp, Đạo trưởng); Kiếm Hồ (Tr. L.T.Thọ, Đạo trưởng); Đồng Nhân (Tr. Trần Trung Du, Đạo trưởng), và Thọ Xương (tr. Nguyễn Tấn Hơn, Đạo trưởng). Mở khóa huấn luyện Trưởng. Tr. Vũ Văn Hoan làm TUV miền Bắc, thay thế tr. Vũ Trọng Hoàn nhận chức Giám đốc Thanh Niên Bắc Việt.
Đại hội gồm đủ phái đoàn 3 Miền: miền Nam do tr. Nguyễn Chữ và Huỳnh Minh Quang; miền Trung do Tr. Tôn Thất Dương Vân và Tôn Thất Đông; miền Bắc do Tr. Vũ Văn Hoan và Trần Văn Thao. Tr. Trần Điền có ra thăm nhưng không dự hội nghị. Đại hội quyết định phục hoạt Hội HĐVN, duy trì bản Điều Lệ 1946 và huy hiệu cũ. Tr. Vũ Văn Hoan đắc cử TUV toàn quốc. Ô. Trần Văn Thân, kỹ sư, do Tr. Nghiêm Văn Thạch giới thiệu, nhận chức Hội trưởng HĐVN.
1951.     Tr. Trần Văn Thao thuyên chuyển vào Nam, giúp Nha Cảnh sát Đô Thành Saigon tổ chức đoàn HĐ dành riêng cho con em gia đình Cảnh sát. Đoàn này không gia nhập Hội HĐVN, nhưng sau 1955 được Châu Gia Định cho phép các Trưởng đơn vị dự khóa huấn luyện trưởng và mời tham gia vài trại Họp Bạn Châu.
1952.     Tr. Mai Liệu từ Phát Diệm hồi cư về Hà Nội.
1953.     Hội Nghị Trưởng 3 Miền ở Dalat do Tr. Trần Điền tổ chức và điều khiển dưới hình thức một trại tu nghiệp mùa hè, tạm thay thế Trại Trường Bạch Mã.
Khóa Dự bị Tráng I ở Hà Nội, do Tr. Mai Liệu phụ trách.
Dịp lễ Giáng sinh, Họp Bạn Bắc Việt ở sân vận động của Hội SEPTO (hội EDEF cũ) tiếp đón các trưởng dự đại hội đồng thường lệ bất chấp trở ngại vì chiến sự. Tr. Đinh Xuân Phức đưa cả đơn vị (bầy) từ Phát Diệm về Hà Nội họp bạn. Tr. Tôn Thất Dương Vân đắc cử TUV, dời văn phòng Bộ TUV về Huế và mời Ô. Lâm Toại làm Hội trưởng. Tr. Trần Điền là Ủy viên Huấn luyện.
1954.     Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, hiệp định Genève chia cắt đất nước. Ô. Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ tướng. Cuộc di cư đưa dân chúng vào miền Nam tự do.
TUV Tôn Thất Dương Vân bác bỏ đề nghị của Tr. Mai Liệu xin di tản tài sản của Hội ở Hà nội (có lẽ định giữ nguyên trạng trụ sở để chờ tr. Hoàng Đạo Thúy về tiếp nhận!). Tuy nhiên, Ô. Nguyễn Bá Thảo (thủ quỹ) trước khi di cư, tự động chia cho tr. Lê Bằng, Châu trưởng Thăng Long (ở lại Hà Nội) số tiền 30.000 đồng rồi mang theo số tiền còn lại khoảng 80.000 đồng vào Saigon. Tr. Tôn Thất Dương Vân đã xử dụng khoản quỹ này, mượn thêm các trưởng ở Thừa Thiên (Tr. Đoàn Mộng Ngô là một chủ nợ) để xây văn phòng mới, gồm luôn rạp Lửa Hồng II để gây quỹ. Rạp Lửa Hồng II không thành hình; cơ sở giao cho Đạo Thừa Thiên tùy nghi xử dụng.
Trưởng và đoàn sinh ở lại miền Bắc được lệnh sát nhập đoàn thanh thiếu niên duy nhất của chế độ Hà Nội. Danh hiệu HĐ còn được duy trì ở vài hoạt động hình thức cho tới 1956 để lừa gạt dư luận miền Nam và Thế giới Tự do. Ba trưởng HĐ có thành tích “nằm vùng” trong khu Pháp chiếm đóng là Vũ Văn Hoan, Lê Bằng, Lê Ngọc Trụ, là thành viên phái đoàn thanh thiếu niên VNDCCH dự đại hội Phong Trào Hòa Bình ở Moscow dưới quyền chủ tọa của Staline. Tr. Hoàng Đạo Thúy và Tr. Tạ Quang Bửu vẫn làm việc ở Bộ Quốc phòng; Tr. Trần Duy Hưng tái nhiệm thị trưởng Hà Nội và không một ai đả động gì tới sự tồn vong của HĐ.
1955.     Tr. Tôn Thất Dương Vân bổ nhiệm Tr. Phan Kim Phụng làm Châu trưởng Gia Định thay thế Tr. Nguyễn Chữ ra Huế làm việc. Tr. Huỳnh Văn Nhu, Tổng Giám Đốc Thanh Niên, yêu cầu giải tán Đạo Nhà Bè do các phần tử thuộc Phong trào Hòa bình của Ls. Nguyễn Hữu Thọ (sau đó là Chủ tịch MTGPMN) lập ra. Ít lâu sau, một số HĐ Nhà Bè cũ gia nhập Đạo Đông Thành do tr. Trần Văn Đước chủ trì. Tr. Trần Hữu Khuê vừa ra tù Quảng Trị về tội hoạt động cho cộng sản, về Saigon, được Tr. Phan Kim Phụng giao coi Đạo Cửu Long, thay thế Tr. Abdul Chek (gốc Ấn độ, có Pháp tịch) cũng lộ diện là theo cộng sản, phải bỏ trốn lên Nam Vang.
1956.     Tr. Trần Văn Lược và Tr. Vũ Thanh Thông lập Đạo Tân Bình và nhờ sự yểm trợ của tr. Trần Văn Thao ở Tổng Nha Thanh Niên, lập đạo quán ở sân quần vợt 75 Phan đình Phùng. Tr. Nghiêm Văn Thạch lập LĐ Vạn Kiếp và LĐ Đống Đa, nơi sinh hoạt là Vườn Tao Đàn. Tr. Phan Kim Phụng yêu cầu Tr. Nghiêm Văn Thạch tiếp nhận 2 LĐ di cư từ Phát Diệm tá túc ở khu vực Bình Xuyên gần cầu chữ Y. Kết quả là sự tái lập Đạo Hoa Lư (nguyên ở Ninh Bình, Bắc Việt). Châu Gia Định khởi thủy có 2 đạo Cửu Long và Bến Nghé, lần lượt tăng thêm Tân Bình, Hoa Lư rồi Đông Thành.
Trại Dự Bị Tráng ở Bảo Lộc để kiến tạo, mở tiếp Trại Trường Hồi Nguyên (chỉ cấp Bạch Mã, ví chưa có DCC thụ ủy để cấp Bằng Rừng) đồng thời cho 3 Ngành Ấu-Thiếu-Tráng. Tr. Mai Liệu là Trại trưởng; Tr. Ngô Đình Bảo là quản lý. Tr. Cung Gĩu Nguyên chính thức trở lại sinh hoạt, là thành viên ban huấn luyện Hồi Nguyên. UV.HL do Tr. Tôn Thất Dương Vân kiêm nhiệm.
Tr. Tôn Thất Dương Vân thuyên chuyển vào Nam, dời địa chỉ Hội về Sàigòn, tái thỉnh ô. Trần Văn Thân làm Hội trưởng.
HĐVN xin gia nhập Tổ chức HĐ Hoàn Vũ (WOSM-World Organization of the Scout Movement). Ủy viên Á châu Thái Bình Dương, Tr. Padolina, được cử sang Saigon tiếp xúc và chỉ dẫn. Theo nhận định của Văn phòng HĐ Hoàn Vũ (Genève), HĐVN điều chỉnh 2 tiêu chuẩn căn bản còn thiếu sót trong hồ sơ: (1) ghi thêm rành mạch “bổn phận tâm linh” vào Lời Hứa thứ nhất; (2) vẽ lại huy hiệu “Bông Sen” cho phù hợp thêm với nét vẽ Hoa Bách Hợp là biểu hiệu chung do BP ấn định.Tr. Nghiêm Văn Thạch vận động Đài Phát Thanh Saigon dành cho HĐVN mỗi kỳ 15 phút phát thanh hàng tuần. Bộ TUV ủy nhiệm Tr. Nghiêm Văn Thạch phụ trách chương trình.
1957.     HĐVN được thừa nhận là thành viên HĐ Hoàn Vũ.
Tr. Mai Liệu và Tr. Cung Giũ Nguyên dự khóa quốc tế Trưởng Huấn Luyện ở Gilwell.
Đại hội đồng thảo luận đề nghị do Tr. Trần Bạch Bích (bà Mai Liệu) trình bày: Hội cải đổi thành Tổng hội hay Liên hội, với một Chi hội dành cho Nam và một cho Nữ phái, theo hệ thống đoàn ngũ riêng nam nữ của Phong trào Hoàn Vũ. Thái độ không tán thành của các Tr. Tôn Thất Dương Vân và Cung Giũ Nguyên khiến khi biểu quyết, đa số đã bác bỏ đề nghị.
Bộ Xã Hội nhờ Tr. Nghiêm Văn Thạch điều khiển Trại hè Xã Hội ở Vũng Tàu dành cho cô nhi và trẻ em nghèo. Một nhóm thiếu sinh thuộc Châu Gia Định tự nguyện, được tuyển chọn để giúp đoàn ngũ và hoạt náo. Thành quả tốt khiến Bộ Xã Hội tin tưởng, về sau mỗi năm có trại đều nhờ Châu Gia Định cử Trưởng và đoàn sinh tiếp tục điều khiển.
1958. Tr. Trần Bạch Bích lập đơn vị rồi Hội Nữ HĐVN. Hội trưởng đầu tiên là bà Nguyễn Văn Tống; TUV là Tr. Trần Bạch Bích. Từ lúc này cho tới 1975, khi nói Hội HĐVN, phải hiểu đúng là Hội “Nam” HĐ.
Tr. Phan Như Ngân được bầu là TUV thay thế tr. Tôn Thất Dương Vân mãn nhiệm kỳ. Tr. Cung Giũ Nguyên được bổ nhiệm là UV.HL, kiêm DCC Thiếu và Tráng. Tr. Nguyễn Thúc Tuân là Akéla. Quyết định dời trại trường từ Bảo Lộc lên Dalat, ở địa điểm Hội nghị Trưởng 1953 bên hồ Than Thở. Quả đồi xây dựng trại đặt tên Tùng Nguyên, nên Trại Trường cũng được gọi là trại Tùng Nguyên. Tr. Đoàn Văn Lụy (Đạo trưởng Xuân Hòa tân lập) làm Quản lý trại.
1959.     Cao điểm của Phong trào HĐVN ở miền Nam Việt Nam. Saigon có thêm Đạo Xuân Hòa; hầu hết các tỉnh từ Quảng Trị trở vào đều có đơn vị HĐ. Nhân số ước lượng 15.000.
Lần đầu, một quốc gia Á Châu (Phi Luật Tân) được giao tổ chức Trại Họp Bạn Hoàn Vũ. Có 2 thiếu đoàn HĐVN tham dự, nhờ sự vận động của tr. Nguyễn Thành Cung, chính phủ VNCH đài thọ tiền máy bay. Trưởng phái đoàn là Tr. Huỳnh Văn Nhu (TTK). Một đơn vị tập hợp thiếu sinh các Đạo miền Nam do Tr. Nghiêm Văn Thạch phụ trách, Tr. Đổ Văn Ninh phụ tá. Một đơn vị tập hợp thiếu sinh các Đạo miền Trung và Cao Nguyên do Tr. Lê Mộng Ngọ phụ trách, Tr. Phan Mạnh Lương phụ tá. Trong dịp này, vị Tổng Tuyên Úy Công giáo, LM. Nguyễn Văn Thích tháp tùng đã phổ biến các bài ca do LM sáng tác. Hai bài về sau truyền tụng khắp nơi là “Cái Nhà Của Ta” và “Nguồn Thật”. Bài “Hò Dô Ta” của HĐVN đã làm nhịp đều bước cho cả tiểu trại khi diễn hành.
HĐVN mua căn nhà số 18 đường BùI Chu Saigon làm trụ sở, nhờ kết quả cuộc xổ số HĐ do sáng kiến của Tr. Huỳnh Văn Nhu.
Thay đổi trong đồng phục: Áo sơ mi màu kaki thay vì áo màu nâu. Tr. Lâm Tô Bông sản xuất và cho Hội mua chịu mấy ngàn thước vải kaki, hoàn trả dần theo số lượng tiêu thụ.
BS.Wong, Hiệu trưởng trường trung học Pháp Hoa ở Chợ Lớn tiếp xúc với tr. Nghiêm Văn Thạch ngỏ ý muốn tổ chức đơn vị HĐ cho giới trẻ gốc Trung Hoa. Được sự chấp thuận của Bộ TUV, Tr. Nghiêm Văn Thạch có Tr. Đỗ Văn Ninh trợ lực, tổ chức những buổi nói chuyện với giáo chức của trường tự nguyện gia nhập, nhận lời hứa HĐ của các Dự Trưởng. Chương trình đào tạo Sơ Luyện kết thúc, các tân trưởng bắt đầu thu nhận đoàn sinh và lập đơn vị. Những đơn vị này họp thành Đạo Kỳ Hòa; Tr. Đổ Văn Ninh xung phong làm Đạo Trưởng.
Họp Bạn Phục Hưng dịp lễ Giáng sinh tại Rừng Quốc Gia Lâm Viên Trảng Bom, kỷ niệm 30 năm HĐVN. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, đại diện Tổng Thống chủ tọa lễ khai mạc.
1960.Thành lập Văn phòng Liên Lạc Phật giáo. Tr. Tôn Thất Dương Vân là Văn phòng trưởng. Tr. Nghiêm Văn Thạch phụ trách tiếp xúc với Chùa Ấn Quang, thỉnh mời được Thượng tọa Thích Thiền Định làm Cố Vấn Giáo hạnh. Kể từ đây, trong giờ tinh thần ở trại, ngoài lễ Công giáo (có Tổng Tuyên úy từ 1952), bắt đầu có các khóa lễ Phật giáo. Trước 1945, khi HĐ Công giáo xem lễ, tất cả HĐS và trưởng còn lại tập họp nghe thuyết giảng về “đạo làm người” theo tinh thần nho giáo. Từ 1950, giờ tinh thần đối với đoàn sinh không phải là Công giáo dành cho trưởng tùy nghi thuyết giảng về Luật và Lời Hứa HĐ, hoặc về một đề mục luân lý đạo đức tổng quát.
Mục sư Lê Hựu được mời làm Tổng Tuyên úy Tin Lành. Hoàn tất thành phần đại diện tôn giáo trong Hội đồng Trung ương..
Khóa huấn luyện chung Tuyên úy (Công giáo) và Cố Vấn Giáo hạnh (Phật Giáo) ở trại Tùng Nguyên, ngoài những khóa thường niên cho 3 Ngành HĐ.
Tr. Trần Văn Khắc chính thức trở lại sinh hoạt, tổ chức Ban bảo Trợ Đạo Lâm viên. Tr. Nguyễn Duy Thu Lương là TUV, thay thế Tr. Phan Như Ngân mãn nhiệm kỳ.
1962.     Tr. Nguyễn Thành Cung nhận chức Hội trưởng, thay thế Ô. Trần Văn Thân xin từ nhiệm. Tr.Nguyễn Hữu Mưu được bầu làm TUV, thay thế Tr. Nguyễn Duy Thu Lương mãn nhiệm kỳ.
HĐVN thu nhận đơn vị EDF gồm học sinh VN ở trường J.J.Rousseau; lập Đạo Diên Hồng do Tr. Nguyễn Thượng Lược, Ủy viên quốc tế phụ trách.
1963.     Tr. Cung Giũ Nguyên từ nhiệm. UV.HL và DCC Thiếu, Tráng khuyết một thời gian.
1964.     Khóa tu nghiệp Trưởng Huấn Luyện lần đầu tổ chức ở Viễn Đông (Thái Lan) do Trại Trưởng Gilwell đích thân hướng dẫn, có khá đông Trưởng HL/HĐVN tham dự.
1965.     Phân hóa trong hàng ngũ Nữ HĐVN thành hai “hội” và hai bộ TUV đối nghịch, có lần Tổng Nha Thanh niên đứng ra làm trọng tài hòa giải cũng không có kết quả.
1966.     Tr. Trần Điền là TUV (thay Tr. Nguyễn Hữu Mưu) kiêm UV.HL và DCC Tráng; Tr. Lê Mộng Ngọ là DCC Thiếu; Tr. Lê Gia Mô là DCC Kha (Ngành do tr. Trần Điền lập cho lứa tuổi 16-18) Tr. Nguyễn Thúc Tuân vẫn là Akéla Leader.
Số đoàn sinh ở thủ đô Saigon và phụ cận phát triển mạnh phải chia thành 2 Châu: 1. Gia Định với các Đạo Bạch Đằng, Bắc Thành, Bến Nghé, Bình Than, Đông Thành, Thủ Đô; 2. Saigon với các Đạo Biển Đông, Diên Hồng, Hải Long, Hoa Lư, Tân Bình, Tây Hồ.
Ấn hành bản dịch Việt ngữ những cuốn sách căn bản của BP : Sách Sói Con, HĐ Cho Trẻ Em, Đường Thành Công, Hướng Dẫn Vào Trưởng, nhờ sự tài trợ của Ford foundation.
1967.     Tr. Huỳnh Văn Diệp đắc cử TUV, thay thế tr. Trần Điền. Tr. Mai Liệu thay thế làm UV.HL kiêm DCC Tráng.
1968.     VC vi phạm hưu chiến tết Mậu Thân, tấn công Saigon và các thành phố miền Nam. Trong số nạn nhân, có hai trưởng HĐ thuộc thế hệ tiền phong. Gia đình đi tìm phát hiện được di hài của Tr. Trần Điền, thượng nghị sĩ, trong một nấm mộ tập thể nhờ tấm thẻ căn cước sót trong túi áo. Tr. Võ Thành Minh bị bắt khi cứu trợ dân chúng chạy giặc và đưa đi giam trong rừng ở biên giới Lào Việt. Trưởng hai lần vượt ngục không thành; lần thứ hai bị VC đánh chết.
1969.     Tr. Nguyễn Văn Thơ nhận chức Hội trưởng. Tr. Trần Văn Lược là TUV, thay thế tr. Huỳnh Văn Diệp mãn nhiệm kỳ. Tr. Lê Mộng Ngọ là UV.HL.
1970.     Họp Bạn Giữ Vững tại Suối Tiên, Thủ Đức kỷ niệm 40 năm HĐVN. Họp Bạn đón nhận phái đoàn HĐ Quân đội mới tổ chức, dành cho các em thuộc gia đình quân nhân VNCH.
Nhân một tướng lãnh Hoa Kỳ, cũng là cấp Trưởng trung ương của BSA, qua thị sát để thực hiện kế hoạch “VN hóa chiến tranh” của tổng thống Nixon, Tr. Nguyễn Quang Minh đề nghị với TUV Trần Văn Lược cử đương sự làm đại diện yết kiến ông, xin BSA nhận đở đầu cho HĐVN coi như thành phần HĐ Mỹ, sau đó HĐVN tha hồ hưởng viện trợ tiền bạc, phương tiện! Tr. Trần Văn Lược ướm ý, bị Tr. Nghiêm Văn Thạch, phó TUV phản đối quyết liệt, nên không đưa đề nghị lạ đời này ra biểu quyết.
1971.     Một Thiếu đoàn gồm HĐS thuộc nhiều Đạo được tài trợ một phần sở phí qua Nhật Bản dự Họp Bạn Hoàn Vũ kỳ XIII, cùng với phái đoàn đại diện HĐVN do Tr. Trần Văn Lược hướng dẫn dự ĐHĐ hoàn vũ.
1974.     Họp Bạn Tự Lực tại Dòng Đồng Công Thủ Đức. Đơn vị sắc tộc diễn hành trong bộ y phục cổ truyền; Ngày Về Nguồn chung toàn trại nhắc nhở bản sắc VN.
Cuộc kiểm kê chính thức danh sách có bảo hiểm 1974 cho thấy tổng số HĐVN là 12,432 người gồm:                                                                                                                                                                                           - 2,195 Trưởng; trong số có 185 Bằng Rừng và 175 Bạch Mã.                                                                    - 882 Tráng sinh trong 94 Tráng đoàn (134 Trưởng)                                                                            - 1,332 Kha sinh trong 70 Kha đoàn ( 277 Trưởng)                                                                               - 5,265 Thiếu sinh trong 246 Thiếu đoàn ( 847 Trưởng)                                                                     - 2,758 Ấu sinh trong 145 Bầy ( 595 Trưởng)
1975. Cũng như ở miền Bắc năm 1954, HĐS chứng kiến sự lộ diện của các phần tử VC và một số cảm tình viên nằm trong hội. Tại Saigon có các Trưởng Phan Kim Phụng, Trần Văn Đước, Trần Hưu Khuê, Nguyễn Hữu Nhơn v.v… Tr. Trần Văn Đước sau bị tước đoạt tài sản bất kể thành tích công trạng, bày tỏ lòng căm phẫn bằng nhiều biểu ngữ treo trên vách phòng, nơi ông hành nghề sửa và bán mắt kính, mấy năm sau ôm hận qua đời. Ngày 2 tháng 5 - 1975, ủy ban quân quản Sài Gòn đổi tên là TP. Hồ Chí Minh, ký quyết định giải tán 2 Hội Nữ và Nam HĐVN, tịch thu tài sản. Sáng 3.5.1975, một số VC từng đội lốt HĐ, dẫn đầu bởi Ô  . Trịnh Long Việt (Nhà Bè), tới tiếp thu Hội quán đường Bùi Chu. UV Thường Trực Nguyễn Đức Phúc đòi xuất trình giấy chứng minh mới chịu bàn giao. Mấy ngày sau, dụng cụ khí mãnh lưu giữ tại hội quán thấy bày bán la liệt ở chợ trời! Mục tiêu chính của đám tiếp thu: số tiền 40 triệu đồng trợ cấp để xây dựng Trại Trường Vùng III và tiền tồn quỹ Hội gửi chung chương mục, chúng không lấy ra được.
Trưởng và đoàn sinh tị nạn trong các trại tiếp cư Fort Chaffee (Arkansas) và Camp Pendleton (California) kết hợp thành đơn vị để tiếp tay ban quản trị trại. Ở Fort Chaffee, Tr. Hà Dũng đề xướng, rồi luân phiên phụ trách với tr. Nguyễn Quang Minh. Tại Camp Pendleton là tr. Trương Trọng Trác.
1976       Sau khi được bảo lãnh (sponsor), một số đơn vị VN tự động thành lập trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Dù ký danh với BSA, tất cả vẫn tự nhận là HĐVN, sinh hoạt theo chương trình và tập tục như ở quốc nội.
Tr. Trần Văn Tuyên mất.
1977.     Tr. Nguyễn Quang Minh lập nghiệp ở Portland (Oregon), xin tiểu bang tài trợ kế hoạch “Nhà VN” để hướng dẫn định cư và dạy tiếng Anh, dạy nghề cho dân tị nạn, lập văn phòng liên lạc HĐVN hải ngoại, mời Tr. Mai Liệu đứng tên. Tr. Nguyễn Quang Minh là TTK nắm giữ thực quyền, một mặt dùng phương tiện Nhà VN ấn loát, phổ biến Bản Tin VPLL/ HĐVNHN, một mặt nhận tiền ủng hộ khắp nơi gửi về, lại khấu trừ 10% lương tháng nhân viên Nhà VN nói là để lập quỹ hoạt động HĐ! Phô trương giả dối là BSA tin cậy thành tích HĐ của cá nhân Nguyễn Quang Minh, chấp nhận sự phục hoạt Hội HĐVN (bởi Nguyễn Quang Minh), sẽ cho phép tái lập trại trường Bạch Mã trên khu đất BSA tiểu bang Oregon dành cho xử dụng v.v…
Tại Paris, Tr. Nghiêm Văn Thạch và Tr. Đỗ Đăng Di được mời hướng dẫn sinh hoạt HĐ của một nhóm trẻ thuộc các gia đình Việt kiều trước ở Lào, do cựu Tr. Nguyễn Tấn Hơn kết hợp, lấy địa bàn là Giáo xứ. Nhận thấy mấy người chủ chốt của nhóm có hành động mờ ám tư kỷ, hai trưởng phản đối và nhanh chóng rút lui. Cựu Tr. Nguyễn Tấn Hơn với 2 con trai lập thành ban quản trị, đghi danh hội “Scout Vietnamiens en France” (SVN-F – HĐ người Việt tại Pháp) theo luật 1901 về tự do lập hội. SVN-F xin gia nhập EEDF, bị từ chối.
Báo chí Mỹ ở Portland phanh phui hành động nham nhúa của Ô. Nguyễn Quang Minh trong quỹ Nhà VN. FBI điều tra, sau đó tiểu bang đình chỉ sự tài trợ. Nhà VN đóng cửa, Ô. Nguyễn Quang Minh bị truy tố trước pháp đình Oregon.
Tr. Mai Liệu thông báo đã lập Văn phòng Liên Lạc HĐVN để tiếp tục công tác kết hợp. Tuy nhiên, VPLL không có bản tin và hầu như tê liệt cho tới năm 1980.
1979.     Tr. Nghiêm Văn Thạch được các trưởng Nguyễn Tất Thành (cựu Phó Thiếu trưởng, Đạo Biển Đông) và Nguyễn Thị Mai (cựu Bầy trưởng), Nguyễn Thị Nga (nữ HĐ, em Tr. Mai), muốn rời bỏ hội SVN-F, mời tới chấn chỉnh hoạt động HĐ. Thành lập Liên đoàn Gia Định với sự ủng hộ của Hội AVITEC (hội chuyên gia kỹ thuật gia) làm thành phần chủ lực cho Hội Nam Nữ HĐVN tại Pháp (ASGVN), có sự đồng ý của Tổng hội HĐ Pháp (Scouytisme Francais -SF). Tr. Bodino, Chủ tịch SF (Khoa rưởng Luật khoa, Viện Đại học Dijon) và Tr. Nghiêm Văn Thạchhọp ở Jambville (trại trường SDF), duyệt ký thỏa hiệp chung theo đó ASGVN trở nên Hội viên Liên kết (qui chế hoàn toàn mới mẻ), thành viên phong trào HĐ Pháp. Cấp lãnh đạo 5 hội đoàn sáng lập HĐ Pháp (EEDF, SDF, GDF, FEEUF, SIFF) đều khen ngợi thái độ hợp tác và tinh thần kỷ luật của HĐVN, đã tuân thủ qui tắc của Tổ chức HĐ Hoàn Vũ không nhận thành viên tị nạn; HĐ ly hương phải hoạt động trong khuôn khổ hội bản địa. Họ ước mong rằng gương mẫu của HĐVN sẽ được những đoàn gồm dân tị nạn CS Đông Âu (Hung, Tiệp v.v…) bắt chước thay vì ngoan cố đứng ngoài lề sinh hoạt Hoàn Vũ từ sau đệ nhị thế chiến.
Hội SVN-F tan rã. Một trưởng đơn vị là Bùi Đức Minh tách ra lập Đoàn “Hướng Nhi” (!) rập khuôn y hệt ấu đoàn HĐ, nhưng chẳng lâu bền.
Ô. Nguyễn Quang Minh bị tuyên án 8 tháng tù ở sau khi điều đình nhận tội nhẹ (pleading guilty) để chấm dứt điều tra có thể vạch ra bằng chứng nhiều tội nặng hơn. Luật Hoa Kỳ cho phạm nhân có hạnh kiểm tốt được phóng thích (conditional release) sau khi ở tù phân nửa thời gian ấn định.
Hoàn cảnh thuận lợi thêm cho sự phục hoạt Phong trào HĐVN. Tr. Đỗ Quí Toàn, Tr. Nguyễn Trung Thoại và Tr. Nguyễn Tấn Hồng lập đơn vị ở Montréal, Canada (quốc gia thứ 3 có HĐVN, sau Hoa Kỳ và Pháp). Tr. Trần văn Khắc vượt biển định cư ở Canada.
Ô. Nguyễn Quang Minh tái xuất hiện ở Portland, tỉnh khô như không có sự việc gì xảy ra… Nhân danh Tr. Mai Liệu, đương sự gửi thư mời họp bạn ở đồi “Bạch Mã” (Oregon) kỷ niệm 50 năm HĐVN. Hưởng ứng có các trưởng: Trần Văn Khắc, Phan Nguyệt Minh (bà Nguyễn Văn Thơ), Đỗ Quí Toàn, Hà Dũng, Trần Cao Lĩnh, Lê Xuân Hùng, Nguyễn Thế Thanh, Lý Nhật Hui…Các trưởng hiện diện xác nhận không xử dụng cơ sở HĐVN hải ngoại là “của riêng” Ô. Nguyễn Quang Minh; ủy nhiệm tr. Mai Liệu đích thân xây dựng “văn phòng HĐVN”.
1980.     Lập đơn vị ở Na-uy (Norway -  Tr.Lê Thiên Vinh), Tây Đức (Germany - Tr. Tô Văn Phước), Ý (Italy - Tr. Kiều Công Cường). Nhiều đơn vị xuất hiện ở California, nơi bắt đầu thu hút đông dân tị nạn. Hoạt động hăng hái của các đơn vị ở đảo Paula Bidong, Sungei Besi, Palau Tengah, Galang I và II, Palawan, Bataan, Okinawa và ở Thái Lan.
Ô. Nguyễn Quang Minh bỏ đất Oregon về California, nơi còn nhiều người không rõ vụ tai tiếng Nhà VN làm ô danh lây HĐ, cổ động lập “Hội Đồng Chỉ Đạo HĐVN” do Nguyễn Quang Minh làm TTK! Không ai mắc lừa. Đương sự tiếp tục gửi thông cáo, tài liệu lộn xộn đủ loại, dưới tiêu đề “HĐVN Hải Ngoại”. Trên thực tế, HĐVNHN là “hội ma”, Tr. Mai Liệu đã thông báo nhà chức trách tiểu bang Oregon là trưởng không đứng chịu trách nhiệm nữa. Đồng thời, Tr. Trịnh Văn Toàn cáo giác hành vi phạm pháp của Nguyễn Quang Minh vì dùng địa chỉ nhà riêng của trưởng ở Portland làm trụ sở, mạo ghi danh trưởng là thành viên quản trị.
Lợi dụng lần nữa lòng tin của Tr. Mai Liệu, Ô. Nguyễn Quang Minh lấy danh nghĩa của trưởng thu xếp cuộc tiếp xúc cấp chỉ huy BSA ở khu Los Angeles. Lẽ ra Tr. Mai Liệu là vai chính gặp gỡ,

nhưng đương sự độc chiếm đối thoại để phô trương như thể các đơn vị HĐVN tị nạn thành lập do công lao và thuộc quyền lãnh đạo của đương sự; sau đó ra thông cáo tự phong là đại diện HĐVN trong Hội Đồng Địa khu Los Angeles.
Từ Giữ Vững của CN Pháp mở cuộc thảo luận về thể thức thích hợp để xây dựng Phong trào HĐVN ly hương. Tr. Trần Văn Khắc nhận chủ trì công tác.
1981.     Họp mặt Âu Châu kỳ 1. Quyết định hàng năm sẽ có họp mặt HĐVN Âu châu, do một CN luân phiên tổ chức. Tập tục được thể hiện đều đặn cho tới thập niên 90, khi nhiều CN bắt đầu bị khủng hoảng vì thiếu trưởng, ít đoàn sinh.
1982.     Lập chi nhánh HĐVN tại Hòa Lan (Nederland - Tr. Bùi Năng Phán), Bỉ (Belgium-tr. LM Nguyễn Xuyên), Úc (Australia - Tr. LM Vũ Văn Thông).
Riêng tại Hoa Kỳ vẫn chưa có hệ thông kết hợp, duy một ban chấp hành lâm thời được chuẩn bị để thành lập tổ chức thiện nguyện sẽ gọi là HĐVN. Lợi dụng cơ hội, ô Nguyễn Quang Minh nhảy vào lăm le nhận chân Ủy viên Huấn Luyện kiểm UV Ngành Kha. Bị phản đối, đương sự phổ biến thư xin rút lui, đồng thời cam đoan đình chỉ hoạt động của HĐVNHN. Nhưng trò ma giáo vẫn tiếp diễn với sự xuất hiện của HĐVNHN Utah do tay anh Huỳnh Thanh Tâm đứng tên. Tranh chấp hư vị giữa Nguyễn Quang Minh và Huỳnh Thanh Tâm với các thư rơi, thư ngỏ lột mặt nạ cả hai bên.
Liên đoàn Bạch Đằng (các Tr. Nhật Tiến và Nguyễn Khanh) ở Orange County, California, mời được Tr. Lazslo Nagy, Giám đốc văn phòng HĐ Hoàn Vũ ,cùng Tr. James Sand (giám đốc Quốc tế vụ BSA) đến giải đáp thắc mắc về tư cách thành viên của HĐVN trong hoàn cảnh ly hương.
Hiệp hội HĐVN không có tên Nguyễn Quang Minh trong thành phần sáng lập và quản trị được khai báo ở California do các Tr. Đoàn Văn Thiệp, Trần Văn Đường, Mai Liệu, Đinh Xuân Phức… CN Pháp phổ biến bản hiến chương và Nội Lệ do Tr. Nghiêm Văn Thạch dự thảo, tham hợp tài liệu Chủ Trương Căn Bản của Tr. Mai Liệu cùng các Tr. Nguyễn Tấn Hồng, Đỗ Quí Toàn ( Canada), Trương Trọng Trác (Hoa Kỳ) đóng góp ý kiến trong cuộc thảo luận chung.
1983.     Hội nghị Costa Mesa hai ngày 02-03 tháng 7 do hiệp hội HĐVN triệu tập dưới sự chủ tọa của Tr. Trần Văn Khắc và Tr. Phan Như Ngân, thông qua Hiến Chương và Nội Lệ Phong trào HĐVN ở Hải ngoại. Hệ thống kết hợp gọi là Hội Đồng Trung Ương (HĐTƯ), qui tụ các chi nhánh (CN) ở mỗi nước định cư và đơn vị tạm thời ở các trại tiếp cư. Huy hiệu gộp chung bông Bách hợp với lá Tam Diệp, tiêu biểu cả hai phái nam nữ hiệp nhất trong Phong trào. Ban Thường Vụ là cơ cấu chấp hành; nhiệm kỳ đầu gồm các trưởng: Chủ Tịch: Tr. Trần Văn Khắc; Phó chủ tịch:  Tr. Nguyễn Văn Thơ; Tổng thư ký: Tr. Nguyễn Trung Thoại; Thủ quỹ: Tr. Mai Xuân Tý; Ủy viên đặc trách Nữ HĐ: Tr. Trần Bạch Bích; Ủy viên Nghiên cứu Huấn luyện: Tr.Mai Liệu; Ủy Viên Chương Trình và Truyền Thống: Tr. Nghiêm Văn Thạch; Phó TTK kiêm Ủy viên Thông tin Báo chí: Tr. Trương Trọng Trác.
Giám đốc Văn phòng HĐ Hoàn Vũ là Tr. Laszlo Nagy rồi BSA trung ương lần lược gửi thư chào mừng sự hình thành Phong trào HĐVN. Tuy nhiên, BSA cho rằng không cần đặt hệ thống “toàn quốc” của HĐVN trên lãnh thổ BSA. Sau này, BSA đặt một cơ cấu đặc nhiệm HĐS gốc sắc tộc  (Scout Reach).
1984.     Sau nhiều lần răn đe vô hiệu quả, mỗi lần đều có lời hứa suông sẽ cải sửa của đương sự, Tr. Trần Văn Khắc, Chủ tịch Hội đồng Trung ương, công bố ngày 03.7 quyết định  khai trừ Ô. Nguyễn Quang Minh ra khỏi hàng ngũ Phong trào HĐVN.
1985.     Họp Bạn Thẳng Tiến I và đại hội đồng Phong trào HĐVN (HĐTƯ) do chi nhánh Pháp phụ trách tổ chức tại trại trường Jambville (SDF). Trại trưởng là Tr. Nghêm Văn Thạch, Trưởng ban điều hành là Tr. Trần Quấc Hùng, bác sĩ, cựu tráng sinh Bạch Đằng Sàigòn, Trưởng ban Thông tin Báo chí là Tr. Vĩnh Đào.
Hiện diện đủ mặt Ban Thường Vụ cùng phái đoàn các chi nhánh, xa nhất là Úc, lại có CN Anh quốc mới thành lập. Thêm sự tham gia của Tr. Phan Thanh Huy, cựu nhân viên giúp việc VP. HĐHV Geneva, với thân sinh là Tr. Phan Thanh Hy (cựu Hội trưởng ở VN); hai trưởng thế hệ tiên khởi là Ô.B Vũ Ngọc Tân – Lê thị Lựu; các trưởng (trước 1945) Nguyễn Thành Cung (cựu Hội Trưởng), Trần Hiệp Hưng, Võ Văn Sỹ. Trong phái đoàn đến từ Hoa Kỳ, có các Trưởng: Phan Nguyệt Minh (bà Nguyễn Văn Thơ, cựu Hội trưởng Nữ HĐVN), Mai Liệu – Trần Bạch Bích, Trần Văn Đường, Đoàn Văn Thiệp, Đinh Xuân Phức. Đặc biệt có 3 ủy viên HĐ bản địa tháp tùng phái đoàn chi nhánh Bỉ, Hòa Lan, Úc ( Tr. William Warner, Úc, là cựu chiến binh đã tham chiến ở VN). Một thanh đoàn Hòa Lan ghé Paris dự lễ khai mạc TT.1 rồi mới lên đường xuống trại hè ở bờ biển. Phái đoàn SDF gồm 4 ủy viên trung ương do Phó Tổng ủy viên hướng dẫn, đã khiến cử tọa xúc động vì lời tuyên bố đầy nhiệt tình: SDF triệt để hậu thuẫn cho HĐVN; những trẻ em tị nạn ở địa phương nào trên đất Pháp chưa có đơn vị ASGVN cứ ghi danh với Hội, nhưng sẽ tới sinh hoạt với đơn vị SDF sở tại cho tới khi HĐVN có điều kiện nhận lãnh. Mọi người hoan hô nhiệt liệt 2 đại diện HĐ Ba Lan (Poland) tị nạn, một già một trẻ, trong bộ đồng phục thời tiền chiến (đây là bước  đầu kế hoạch của chi nhánh Pháp muốn HĐ Ba-lan, sau khi có dịp tham quan hiện trạng HĐ ly hương, trở về với Phong trào Hoàn Vũ, căn cứ trên qui chế dành cho HĐVN. Tiếc rằng sau đó Trung ương của HĐ Ba Lan tị nạn ở London, Anh quốc, không thay đổi lập trường). Giờ tinh thần ngày khai mạc gồm hai khóa lễ; thánh lễ Công giáo đồng tế do các LM (cựu HĐ) Trần Thanh Giản, (tr.) Trần Công Báu, (tr.) Nguyễn Xuyên; lễ Phật giáo do Thượng tọa Thích Minh Tâm (chùa Khánh Anh) có Gia Đình Phật tử Quảng Đức phụ tá. Ở buổi thượng kỳ khai mạc, còn có Đại Đức Thích Trí Sáng và G.Đ. Phật tử chùa Linh Sơn, với đủ các đại diện hội đoàn người Việt ở Paris như Tổng hội S.V, Ái hữu Vùng Nam, Ái hữu Vùng Bắc và Đông Bắc, AVITEC, Cựu quân nhân, Hội Người Việt Cao Niên, Ái hữu Gia Long, Ái hữu Trưng Vương, Trung Tâm Văn Bút… Sau bữa cơm trưa do Ban tổ chức khoản đãi, mọi người dự cuộc hội thảo về phương thức bảo tồn và phát huy truyền thống VN. chủ trương “ hội nhập với truyền thống” của HĐVN rất được tán thưởng.
Sự phục hoạt HĐVN kết hợp trong một hệ thống duy nhất ở hải ngoại được dư luận chú ý. Đặc phái viên Ban Việt ngữ đài BBC và VOA làm phóng sự, phỏng vấn cùng với nhóm phát thanh Việt ngữ Radio Enghien (phụ cận Paris), còn có các báo Chiến hữu và Diễn đàn (Pháp) trong ngày khai mạc.
Đại Hội Đồng kiểm điểm hiện trạng từng chi nhánh, chấp nhận 8 nghị quyết liên quan đến sự cải đổi Ban Thường Vụ (BTV), các trọng điểm hoạt động chung nhiệm kỳ kế tiếp, địa điểm họp bạn kỳ II do CN Canada nhận lãnh. Theo lời yêu cầu của Tr. Trần Văn Khắc muốn rút lui vì cao tuổi, ĐHĐ xin Trưởng tiếp tục làm trụ cột cho Phong trào trong vị trí danh dự là Chủ Tịch Sáng Lập, và bầu BTV mới gồm các trưởng: Nguyễn Văn Thơ (chủ tịch), Nghiêm Văn Thạch (phó chủ tịch, kiêm nhiệm Ban Truyền Thống), Nguyễn Trung Thoai (TTK, tái nhiệm), Trương Trọng Trác (phó TTK, kiêm nhiệm Ban Cổ Động), Mai Xuân Tý (thủ quỹ, tái nhiệm), Trần Bạch Bích (Trưởng ban Nữ HĐ, tái nhiệm), Mai Liệu ( Trưởng ban Nghiên cứu Huấn luyện, tái nhiệm).
1986.     Lê Duẩn chết, Nguyễn Văn Linh lên thay, rụt rè đổi mới theo gương Gorbachev. Bỏ chế độ bao cấp, cho nông dân lĩnh khoán ruộng cày, “cởi trói” văn nghệ sĩ, mon men làm lành với Hoa Kỳ hy vọng viện trợ “bồi thường chiến tranh”… Chính ở thời điểm này, Tr. Hoàng Đạo Thúy được phép tổ chức họp mặt cựu HĐ ở Hà Nội, qui tụ khoảng 300 người.
Tr. Tạ Quang Bửu qua đời.
 
1987.     Họp bạn Thẳng Tiến II ở Trại trường HĐ Canada, gần Toronto. ĐHĐ lưu nhiệm BTV; giao trách nhiệm tổ chức họp bạn III cho đơn vị San Jose, California.
1989.     Bức tường Berlin bị phá sập dẫn tới sự thống nhất nước Đức. Các chế độ CS Đông Âu cũng bị lật đổ. Cuối cùng đến “thành trì vô sản” Nga biến động, Gorbachev bị đám CS “cứng rắn” đảo chính. Thừa cơ hội dân chúng và quân đội cương quyết chống lại sự tái lập chế độ cũ, Yelsin nắm chính quyền, đổi thành chính thể dân chủ.
1990.     Họp Bạn Thẳng Tiến III tại San Jose. Tr. Nghiêm Văn Thạch, Phó chủ tịch BTV xin rút lui; Tr. Vĩnh Đào TUV.CN Pháp thay thế. Tr. Đỗ Phát Hai nhận trách vụ Tổng Thư Ký, thay thế Tr. Nguyễn Trung Thoại xin từ nhiệm.
Đại Hội Đồng biểu quyết chập thuận bản văn mới của “Luật Hướng Đạo”.
Ô. Nguyễn Quang Minh được giáo phái Nazarene (USA) mướn làm thông ngôn dẫn đường cho 2 mục sư qua VN thăm dò đặt cơ sở truyền giáo. Lợi dụng thời cơ, đương sự ghé Malina trưng giấy tờ xưa kia là Thông tín viên HĐVN trong Văn phòng AC.TBD, xin VP yểm trợ về VN vận động tái lập HĐ. Tr. Kim Kyn Yong, VP Trưởng, không phối kiểm trước với VP trung ương Geneva, thỏa thuận cấp chứng minh thư cho đương sự là Thông tín viên danh dự. Theo báo cáo chuyến đi của Ô. Nguyễn Quang Minh, Tr. Kim xin HĐ Nhật tài trợ cho “phái đoàn quốc nội” 3 người, trong đó có Phạm Phương Thảo, bí thư Liên hiệp Thanh Niên (LHTN) Saigon, muốn tham dự Họp bạn Hoàn Vũ kỳ 17 bên Đại Hàn. Nhưng phái đoàn quốc nội không thấy xuất ngoại. Dự Họp bạn 17 chỉ có Ô. Nguyễn Quang Minh và Ô.Trần Tiễn Huyến (từ California bay qua) mà thôi. Trên lộ trình từ Saigon ra Hà Nội năm 1990, Ô. Nguyễn Quang Minh ghé nhiều nơi, tiếp xúc với một số cựu trưởng HĐ không biết đương sự đã bị Phong trào HĐVN ở hải ngoại khai trừ.
1991.     Sứ quán VC ở Manila chuyển tới VP.ACTBD thông điệp của trung ương LHTN ở Hà Nội cảm ơn lời mời cùa VP - ACTBD năm trước; đề nghị VP gửi vé máy bay cho Ô. Vũ Xuân Hồng, bí thư LHTN qua Manila thảo luận tái lập HĐ tại VN. Tr. Kim phúc đáp bằng lời mời của VP nằm trong khuôn khổ Họp bạn 17 đã qua rồi. Nếu VN muốn thảo luận việc tái lập HĐ, xin liên lạc với TTK văn phòng Hoàn Vũ: Tr. Moreillon tại Geneva.
Ngày 19.12.91, một cuộc “gặp mặt của các HĐSVN thế hệ 1945-46” được Tr. Hoàng Đạo Thúy tổ chức tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Hội Khoa học Lịch sử VN.
1992.     Tr. Vĩnh Đào, thay mặt BTV, gửi thư thăm hỏi tr. Moreillon và ngỏ ý rằng Phong trào HĐVN sẵn sàng hợp tác với HĐ Hoàn Vũ trong việc tái lập HĐ tại VN.
Tr. Mai Xuân Tý mất.
Ô. Nguyễn Quang Minh ký một chứng thư trên giấy có tiêu đề (nghi là giả mạo) Los Angeles Area Council, BSA, cấp huy hiệu Ủy Viên Huấn luyện 4 gỗ (ghi bậy là DCC!) cho Tr. Hoàng Đạo Thúy. Đồng thời gửi tặng khăn quàng Gilwell với dây đeo 4 gỗ; nhưng bị Tr. Thúy không nhận. Đương sự quảng cáo cho chuyến đi VN sắp tới làm đại diện nghiên cứu thị trường và đặt cơ sở cho các xí nghiệp Hoa Kỳ, đồng thời gửi thư cho Tr. Alfred Morin, Giám đốc Quốc tế vụ (thay thế tr. James Sand), đề nghị BSA cấp viện trợ cho VN để khuyên khích tái lập HĐ. Được BSA thông báo, Tr. Jim Sharp, Giám đốc Chương trình, thường trực VP. HĐHV thế Tr. Moreillon công xuất, gửi cho tr. Morin bản dịch các văn thư trao đổi giữa VP. HĐHV và HĐTƯ. HĐVN về nội vụ, khuyên Tr. Morin phải thận trọng khi giao dịch với Ô. Nguyễn Quang Minh. Tr. Morin phúc đáp ô. Nguyễn Quang minh rằng BSA se giúp đỡ việc tái lập HĐ tại VN khi nào có lời yêu cầu của VP. HĐHV.
Tr. Moreillon trở về Geneva, gửi thư ngay cho ô. Nguyễn Quang Minh nói rõ là từ nay, mọi hành động của ông chỉ có tính cách cá nhân, không có một sự ủy nhiệm nào của VP. HĐHV. Văn thư nhấn mạnh thêm rằng VP. HĐHV mong muốn “mọi sáng kiến về VN chỉ được xuất phát từ một nguồn duy nhất là Hội Đồng Trung Ương HĐVN mà thôi”. Tr. Kim Kyn Yong tống đạt tới ô. Nguyễn Quang Minh quyết định hủy bỏ sự ủy nhiệm đương sự làm thông tín viên danh dự cho VP. ACTBD theo chỉ thị của VP. HĐHV.
Ô. Đinh Hữu Quyến, tư giới thiệu là cựu tráng sinh, gửi thư đến VP. HĐHV phản kháng việc HĐHV liên lạc với HĐTƯ/HĐVN. ôÔ. Quyến là con rể Tr. Tôn Thất Dương Vân.
1993.     Một Ủy ban Liên lạc lâm thời HĐVN thành lập tại Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Tr. Hoàng Đạo Thúy tổ chức cuộc họp mặt để tung tin rằng nhà nước sẽ công bố quyết định cho phép Hội HĐVN trên căn bản nghị định 1946. Giờ chót, không có quyết định gì cả. Cuộc họp mặt khai diễn như dự trù, ban tổ chức tiếp nhận chỉ thị miệng: cấm không được nêu vấn đề tái lập HĐ nữa. Ban Liên lạc giải thể.
Tr. Tôn Thất Dương Vân mất ở Saigon.
Tr. Vũ Ngọc Hoàn mất ở Pháp
1994.     Họp bạn Thẳng Tiến 4 tại Le Bereuil (Pháp), nơi xuất phát của Tr. Schlemmer qua VN đảm trách việc thành lập Liên hội FIAS, rồi làm trại trưởng Bạch Mã. Tr. Nguyễn Văn Thơ xin về hưu dưỡng vì lý do sức khỏe; Tr. Vĩnh Đào thay thế. Thành lập Phong trào Hướng Đạo Trưởng niên. Đại hội ủy nhiệm Tr. Nguyễn Trung Thoại đặc trách tiểu ban soạn thảo điều lệ tạm thời, gồm có: Tr. Nghiêm Văn Thạch, Tr. Lê Thọ và Tr. Nguyễn Trung Thoại, đồng thời cử Tr. Trần Văn Thao làm Tiên Chỉ Làng Bách Hợp.
Tr. Moreillon có bà Jocelyne Gendrin, Phó TUV.SDF và Ủy viên World Committee, tháp tùng, hội thảo với Tr. Vĩnh Đào, Mai Quốc Tuấn, Nguyễn Phương Túy, trong BTV. HĐVN tại Paris. Tháng sau, phái đoàn gồm Tr. Vĩnh Đào hướng dẫn theo lời mời đến Geneva gặp tr. Moreillon và toàn bộ Ủy viên VP. HĐHV.
Tr. Kim, VP Trưởng AC.TBD, nhân chuyến qua Hà Nội dự hội nghị UNESCO, ghé Saigon tiếp xúc với Đạo Xuân Hòa và các Tr. Cung Giũ Nguyên, Trần Văn Lược, Phan Kim Phụng, Nguyễn Duy Thu Lương, Trần Văn Khuê… theo chương trình do BTV thu xếp với sự cộng tác của Tr. Trần Văn Hợp, (Đạo Xuân Hòa). Chương trình thăm viếng sau phần đầu vui vẻ phấn khởi, đã phải đình chỉ vì nhà cầm quyền đe dọa bắt nếu tiếp xúc với Tr. Kim.
Khóa Tráng Tùng Nguyên 2 và Trưởng Huấn luyện Canada được BSA Châu Orange County yểm trợ tổ chức tại Lost Valley, do Ban HL. HĐ Canada chủ trì. Trại trưởng là Tr. Vĩnh Đào; Tr. Lê Phục Hưng là khóa trưởng, Tr. Nguyễn Tấn Đệ, ủy viên BSA đứng trong thành phần Ban Tổ chức trại trực tiếp cộng tác với HĐTƯ-HĐVN. Ô Nguyễn Quang Minh từ nhà riêng ở ngoại ô Los Angeles, điện thoại tới trại nói đã tố cáo với trung ương BSA (Dallas) HĐVN “hội họp chính trị” trong rừng, gay gắt to tiếng và dài lời trách mắng Tr. Lê Phục Hưng. Các trưởng hiện diện rất ngạc nhiên trước thái độ khúm núm có phần e dè của Tr. Lê Phục Hưng qua lời điện thoại Ô. Nguyễn Quang Minh.
Phát giác bất ngờ do tài liệu Tr. Tôn Thất Hy thu thập: bằng Rừng Ô. Nguyễn Quang Minh sau chụp phô trương không phải là Bằng Rừng Gilwell ! Giáo phái Nazarene cũng xác nhận trước đó không ủy nhiệm Ô. Nguyễn Quang Minh làm mục sư bao giờ!
Tr. Phan Kim Phụng qua Đức và Pháp thăm thân nhân, tiếp xúc nhiều lần với Tr. Vĩnh Đào và Tr. Nghiêm Văn Thạch. Cuộc tiếp xúc với VP. HĐHV và Tr. Moreillon ở trụ sở Geneva do Tr. Vĩnh Đào thu xếp không thành tựu vì Tr. Phan Kim Phụng thiếu chiếu khán tái nhập cảnh Pháp quốc.
Tang lớn trong HĐVN: Tr. Trần Văn Khắc, Chủ tịch Sáng lập, tạ thế tại Ottawa (Canada), hưởng thọ 94 tuổi. Trong chúc thư, Trưởng dành một ngân khoản 2.000 Gia kim (C$) cho quỹ HĐTƯ. hiện kim tang lễ cho Tr. Lê Phục Hưng.
1995.  Tr. Hoàng Đạo Thúy qua đời ở Hà Nội. Tang lễ do quốc hội đứng tổ chức vì Tr. Hoàng Đạo Thúy là đảng viên CS, ngoài các chức vụ quân sự, đã từng là đại biểu ở quốc hội.
BTV quyết định lấy ngày 1.7 hàng năm là “Ngày Trần Văn Khắc” để ghi nhớ công ơn của Trưởng.
Tr. Phan Như Ngân và Tr. Trần Văn Đường qua đời tại Hoa Kỳ.
1996.     Họp bạn Thẳng Tiến 5 tại Sydney, do Tr. Nguyễn Văn Thuất và CN Úc phụ trách tổ chức, Chủ tịch Hội đồng HĐHV (World Committee) nhận lời tới cắt bang khai mạc họp bạn cùng với Hội HĐ Úc và ngủ một đêm ở trại. Tr. Kim (VP.ACTBD) cuối trại tới thảo luận công việc với Tr. Vĩnh Đào Tr. Mai Liệu và Tr. Nghiêm Văn Thạch.
BTV quyết định bổ nhiệm một số Ủy viên Liên lạc để tăng cường giao dịch với các CN và đơn vị tại Hoa Kỳ (không có hệ thống toàn quốc). Các tr. Mai Liệu, Nghiêm Văn Thạch, Nguyễn Trung Thoại được mời làm cố vấn. Tại Hoa Kỳ thành nhiều Miền, tổ chức bầu cử đại diện Miền.
Huy hiệu HĐVN cải sửa, gồm bông Bách Hợp màu đỏ, ở giữa một vòng tròn kết bằng sợi dây màu đỏ có nút dẹp nối hai đầu giây ở phía dưới. Bỏ lá Tam Diệp là huy hiệu riêng của nữ HĐ.
Tr. Trần Văn Thao về VN dự định ở luôn. Hướng đạo Trưởng Niên mời Tr. Mai Liệu làm “đồng Tiên chỉ” Sau vài năm, Tr. Trần Văn Thao phải trở lại Hoa Kỳ, vẫn là Tiên chỉ.
Tr. Ngô Thế Tân qua đời tại Pháp.
1998.     Họp bạn Thẳng Tiến 6 tại Virginia, gần Washington DC do Tr. Võ Thành Nhân và các trưởng miền Đông Hoa Kỳ phụ trách. Tr. Phạm Bá Thăng tổ chức họp mặt cựu Đông Thành ở trại, có cựu Tr. Phạm Quang Chánh nguyên ở Đạo Nhà Bè, Đông Thành, từ Pháp qua.
ĐHĐ bầu cử chủ tịch Phong trào và BTV nhiệm kỳ mới. Không ai ứng cử; 3 vị được đề cử: Tr. Vĩnh Đào, Tr. Nguyễn Văn Thuất, Tr. Lê Phục Hưng. Kết quả Tr. Thuất được 1 phiếu; Tr. Hưng 4 phiếu; phiếu còn lại (39/44) dồn hết cho tr. Vĩnh Đào.
Tr. Tôn Thất Hy được Tr. Vĩnh Đào mời làm Cố vấn. Lập Ban Cố Vấn ( tổng cộng 4, không kể Tr. Nguyễn Văn Thơ, Cố Vấn Danh dự) của BTV, với Tr. Mai Liệu là Trưởng ban.
Đại hội HĐ Trưởng niên thảo luận và biểu quyết chấp thuận Qui Ước và Nội lệ P.T.H.Đ. Trưởng Niên.
Trưởng Nguyễn Trung Thoại được Đại hội yêu cầu tiếp tục hướng dẫn Phong trào HĐ Trưởng niên thêm một nhiệm kỳ nữa (cho đến năm 2002) và đồng ý cử Tr. Hoàng Ngọc Châu làm phụ tá Tr. Thoại, để sau này thay thế.
Ngày Trần Văn Khắc (01.7) trở nên ngày truyền thống để nhắc nhở và cổ xúy sự phát triển những truyền thông cao đẹp của Phong trào, mà tr. Trần Văn Khắc là một tiêu biểu.
Tr. Vĩnh Đào, có Tr. Nguyễn Tấn Đệ phụ tá, dự hội nghị AC.TBD ở Hongkong. Tường thuật của Tr. Vĩnh Đào về hoạt động HĐVN sau 1975, có kèm phim Thẳng Tiến 6 với lời dẫn giải, được nhiệt liệt hoan nghênh. Tr. Kim cho hay kể từ nay, HĐVN khôi phục vị trí cũ trong Phong trào AC.TBD, sẽ được mời tham gia mọi hoạt động chung, Tr. Kim yêu cầu HĐVN chuẩn bị phái đoàn đại diện dự Họp Bạn Hoàn Vũ sắp tới ở Thái Lan.
Tr. Phạm Bá Thăng phổ biến một lá thư đề ngày 05.10 có 9 người ký. Bốn vị không đứng trong hệ thống HĐTƯ và phong trào Trưởng niên HĐVN, gồm các ông Trương Dư A, Nguyễn Ngọc Ấn, Nguyễn Minh Mẫn, Phạm Văn Thạch. Một ở Canada: A. Lã Mạnh Hùng – đã tự ý tuyên bố không công nhận Hội đồng Trung Ương HĐVN và không nhìn nhận thẩm quyền của CN Trưởng. 4 người còn lại là các Tr. Lê Phục Hưng (LD Trưởng ở Toronto, Canada), Nguyễn Mạnh Hà, Trần Như Hùng (Úc), Phạm Bá Thăng (Hoa Kỳ). Lá thư buộc tội ở HĐTƯ (BTV) có tình trạng thiếu lành mạnh và dân chủ (nhưng không nêu bằng chứng – kèm thêm hồ sơ cáo bậy CN Pháp là “hội ma”, đề nghị lập một ủy ban đặc nhiệm soạn thảo thể thức, rồi bầu cử lại BTV ! Luận cứ chủ quan, thiên lệch và chứa đựng mâu thuẫn, khác với phong cách HĐVN, không phù hợp với tập tục lâu năm trong việc thay đổi cấp trung ương, khiến cho không ai hưởng ứng. Tuy nhiên, nhân dịp, BTV ủy nhiệm Tr.Võ Thành Nhân lập một ủy ban nghiên cứu, lâm thời đề nghị chuẩn bị thể thức bầu cử.
Tr. Phan Kim Phụng mất.
1999.Tháng 4, Ủy ban Nghiên Cứu Bầu Cử phúc trình các nhận định và đề nghị, căn cứ trên sự thâu thập ý kiến cả trên mạng lưới điện thư quốc tế.
Các diễn đàn chung của HĐVN trên mạng lưới điện thư quốc tế bị nhiều kẻ xấu mạo danh HĐ hay cựu HĐ chen vô để phổ biến lời khiêu khích, xuyên tạc, chỉ trích vô căn cứ, gây chia rẽ, hoang mang; thậm chí có kẻ ngang nhiên ngỏ lời nham nhở, chọc ghẹo nữ trưởng. Chiến dịch tấn công tới tấp và liên tục hệ thống HĐVNhải ngoại – không hiểu có bàn tay bí mật chỉ huy hay không – hoàn toàn thất bại sau khi Phong trào đặt biện pháp thanh lọc các diễn đàn HĐ, và tựu trung, những kẻ chủ tâm phá hoại không đạt mục tiêu nào cả.
2000.     Họp mặt Trưởng niên và các đơn vị trẻ ở San Jose, California, kỷ niệm 70 năm HĐVN. Phát hành cuốn kỷ yếu 70 năm HĐVN do các Tr. Mai Liệu, Nguyễn Trung Thoại, Trần Anh Tuấn biên soạn và sao lục, có đủ hình ảnh và bài hồi tưởng về các Trưởng lớp tiên khởi.
ĐHĐ bất thường yêu cầu Tr. Vĩnh Đào và BTV lưu nhiệm đến kỳ Họp Bạn Thẳng Tiến 7, sẽ tổ chức tại Houston, Texas vào năm 2002.
Tr. Trần Trung Du qua đời tại Việt Nam.
Ghi Chú: Tài liệu này soạn xong vào trung tuần tháng 7, 2001, căn cứ phần lớn trên báo chí, ấn phẩm Việt ngữ hải ngoại, với vài dữ kiện, diễn biến, mà soạn giả là nhân chứng hoặc là một trong nhưng thành viên trong cuộc.
Các Trưởng Mai Liệu, Vĩnh Đào, Nguyễn Trung Thoại đã giúp khảo duyệt và hiệu đính. Chắc chắn còn sai lầm hay thiếu sót, xin quý Trưởng cùng độc giả vui lòng chỉ dẫn cho.
Nghiêm Văn Thạch

Related image

No comments:

Post a Comment