Nguồn Thật, chính là nguồn thơ Hướng Đạo
Nguồn vô biên đầy sức sống thiên nhiên
Là tiếng ngân của lớp tuổi tráng niên
Góp nhặt cát đá qua bao năm tháng
Từ thuở đôi mươi lên đường gậy nạng
Nung chí hùng trên từng bước viễn phương
Những suy tư bên ánh lửa dặm đường
Viết nên thơ như một lời gửi gấm
Những dòng ghi trên nẻo đường vạn dậm
Vẫn nguyên sơ như là mộng ban đầu
Là hoàng kim tâm khởi tự Phong Châu
Những dấu voi đi qua dòng lịch sử
Là Nguồn Thật trên hành trình cuộc lữ
Là thi ca bên ánh lửa dặm đường
Cầm trong tay với tất cả yêu thương
Gửi anh em những tráng sinh hướng đạo
Tháng 9-2018
ĐĐSN
Vũ Hoàng Đang
Châu thân mến,
Đọc được những bình phẩm của những
người đồng đạo (Hướng Đạo), nhận ra rằng đã nói hết những đặc điểm về thơ Phong
Châu rồi. Đang xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ về tập thể Hướng Đạo và sự tiếc nuối
cho mình đã không được biết đến để có thể tham dự từ thuở vào đời.
Hướng Đạo là một tổ chức Hướng Thượng
dẫn dắt và khuyến khích mọi thành viên hướng đến sinh hoạt tâm linh để định hướng
cho mình một ước vọng cao cả và cũng là
một tổ chức Hướng Thiện, đặt để mục đích cho đời sống là làm việc thiện để phục
vụ. Nhìn đến quanh ta, chúng tôi thấy được những Hướng Đạo Sinh là những người
có nhân cách chính trực. Văn tài mỗi người một khác, nhưng văn phong đều có
chung một ngôn ngữ sinh động và trong sáng.
Hướng Đạo tạo những cơ hội cho mọi
thành viên mở lòng ra với Trời Đất và Con Người, sự lựa chọn địa điểm, khung cảnh
họp trại là những chủ đích của lãnh đạo. Địa linh nhân kiệt, hồn thiêng sông
núi là những nhắc nhở về một bổn phận của từng cá nhân đối với xã hội và tình yêu quên hương bản quán của mình.
Những trò chơi của Hướng Đạo là
phương pháp huấn luyện khéo léo và hữu hiệu. Hướng Đạo Sinh tập được thói quen
nhận trách nhiệm đối với bản thân mình và xã hội sau này. Vừa vui vừa học, nên
chúng tôi nghe được những tiếng reo vui qua những vần thơ của Phong Châu, vui
trong Hướng Đạo là vui chung vui cùng, nở rộ và chan hòa cho mọi thành viên.
Ngay những hình ảnh riêng tư vui tươi trong Nguồn Thật tôi cũng nhận ra trong
khung cảnh của một tập thể lành mạnh sáng ngời.
Thân chúc và ước mong tinh thần Nguồn
Thật sẽ nẩy mầm và chan hòa trong ngày ra mắt.
Thân mến, Vũ Hoàng Đang
Sydney, 1 tháng 10 - 2018
ĐIỂM
SÁCH
Thơ Hướng
Đạo "NGUỒN THẬT" - Tác
giả: Phong Châu
letamanh - sóc lanh
lợi
Sóc
tôi quen biết
với Hươu Hăng Hái
Hoàng Kim Châu qua các kỳ
Trại Thẳng Tiến, qua các bài viết trong Báo Liên Lạc, Tập San Nguyễn Trãi và Bản Tin hàng ngày trong các trại Thẳng Tiến. Có một lần tôi rất vui và thật sự cảm
phục Hươu Hăng Hái
và người bạn đời của Trưởng, cũng là một Hướng Đạo Sinh, tại buổi trại hè do Gia Đình Bách Hợp Nam Cali tổ chức ở
Mile Square Park Nam Cali...
Tôi
chưa có dịp
phỏng vấn Trưởng Hươu về nguồn gốc bút hiệu là Phong Châu - Hoàng Kim Châu chính
là viên ngọc
giát vàng tỏa sáng - Thế
sao lại thêm vào ngọn gió ve vuốt mài giũa cho ngọc thêm ngời sáng... Có phải vậy hay không thì chỉ có Hoàng Kim Châu trả lời!
Tập NGUỒN THẬT in đầy thơ chuyên về lý tưởng và cuộc đời Hướng Đạo Sinh. Nhưng nó còn chứa thêm bao nhiêu là bài viết của hào hứng, của đam mê, của sống thật và tròn trịa ước mơ về nguồn cho một chiều dài hơn 60 năm con virus Hướng Đạo nằm trong máu Phong Châu! Ta thử nghe mấy câu trích trong tập Nguồn Thật:
...Hướng Đạo đâu chỉ trò chơi - Hát ca cắm trại cho đời thêm vui - Hướng Đạo là chốn luyện trui - Nâng cao chí khí đẩy lùi khó nguy...(tr23)
...Này
em cùng chị
và anh - Suối
trăng nguồn
thật
rạng
cành tương lai - Hải
ngoại
ngời
rạng
chí trai - Những
ngày trôi nỗi
vẫn
hoài vấn
vương... (tr25)
Hình
như Phong Châu viết
những lời thơ thay cho hàng bao nhiêu, những ai đã mang trong mình ba lời Hứa và mười điều Luật. Đọc thơ của nhà thơ Phong Châu mà cứ tưởng là của mình - cũng lều, cũng chỏng, cũng ba lô, cũng leo đèo lội suối, cũng hát cũng hò...trại dài trại ngắn... chuyện cả một
tập thể cuộc đời Hướng Đạo thu gom vào thơ... Đúng là một tập "Sử Thi" Hướng Đạo như Nhà Văn Hà Thúc
Sinh viết!
Những ngày đầu tiên Hướng Đạo, tôi được mặc đồng phục quần xanh ngắn áo nâu, khăn quàng...Áo nâu em mặc lúc vào Đoàn - Áo thơm màu đất chẳng cao sang - Áo đưa em đến ngày vui họp - Áo cũng theo em vượt núi ngàn...
Với
chiếc nón Hướng Đạo,
về nguồn gốc và công dụng chỉ trong một bài thơ ngắn, tác giả kết
luận: ... Chiếc nón của ta đội trên đầu - Giữ gìn cẩn thận nhớ bảo nhau - Cùng với gậy ba lô lều trại - Suốt đời há dễ quên được đâu!
Từ
Trại Thẳng Tiến VIII, một bài thơ đậm đà màu quê hương được liên tưởng, có đoạn viết:... Tỷ Muội muôn phương kết một nhà - Bầu trời lồng lộng của riêng ta - Gió trăng phảng phất hương đồng mẹ - Đất ấm thơm mùi lúa quê cha... Đọc bài thơ nầy tôi nhớ những ngày trại quê nhà mà lòng đau thắt. Tác giả kết
luận: Thẳng Tiến trời Nam vui một nhà - Mùa hè rực rỡ dậy lời ca - Hương hoa Bách Hợp thơm trời Việt - Sông núi người, hồn nước quê ta! Thấm quá, đả quá chừng phải không!
Một bài thôi thúc hồn nước tình người và lòng yêu quê hương: Bài "Đêm
Việt Nam", nói
về trại Thẳng Tiến X:... Lời "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" - Gọi hồn người năm cũ Trưng Vương - Phất cờ lau đoàn quân ra trận - Vinh quang đầu Quốc Tổ Hùng Vương - Về với mẹ cha, bài ca tuổi trẻ - Hồn trào dâng sóng vỗ Bạch Đằng - Đường đi khó không vì cách núi - Đường Việt Nam vạn nẻo gian nan...
Phong
Châu không bỏ
sót dịp nào trong từng thời gian giành riêng thơ cho những cảm nhận lòng mình trong mọi sinh hoạt HĐ. Hãy nghe tác giả tả
thế nào là muỗi Tùng Nguyên rất tếu, sáng tác tặng các trưởng Nữ tham dự trại Trường: Vo ve con muỗi nó bay - Tìm nơi nó đậu để bày trò châm - Tiên sư con muỗi chết bầm - Sao mầy cứ mãi chích nhầm thịt tao... Tùng Nguyên nổi tiếng muỗi rừng - Chồng mà biết được bảo đừng có đi - Nếu mà biết khổ nhu ri - Ở nhà mơ mộng hẳn thì sướng hơn...!
Tôi
mới chỉ trích sơ sơ những vài bài tiêu biểu trong tập thơ "NGUỒN THẬT", nếu cứ trích mỗi bài 4 câu thôi thì tôi và quý vị, quý Trưởng sẽ mất
cả giờ đồng
hồ! Hồn thơ của Phong Châu không dừng ở đó mà trong tập thơ này chúng ta cũng được tác giả cho đọc những bài viết ngắn đầy súc tích về mọi
vấn đề mà tác giả muốn truyền lại cho độc giả vốn
là những HĐS tương
lai.
Tôi
xin chấm dứt với các câu thơ trích trong "Ngày
Tháng Cũ" (tr125):
...Cũng
có lúc cuồng
mơ xoay con tạo
- Trái tim hồng
nung nấu
mảnh
hồn
trai - Chuyện
núi sông tan tác mảnh
hình hài - Mơ nòi giống
một
ngày mai rạng
rỡ
- Ngày tháng cũ lung linh ta bỗng nhớ - Sương khuya rơi tí tách Lửa Dặm Đường - Có một thời chân bước giữa quê hương - Giờ khuất lối đường xưa ta vạn dặm!
Cám
ơn tác giả
đã có công cống
hiến cho Phong Trào
những vầng thơ, mà, có thể nói là tuyệt vời ý nghĩa. Nguồn Thật có thể là những ghi chép sinh hoạt thật sự, phản ảnh
tầm vóc người Hướng Đạo trong Phong Trào cũng như ngoài cuộc đời trước bổn phận trách nhiệm với dân tộc và tổ quốc.
Cám
ơn Quý vị
quan Khách và quý Trưởng
đã lắng nghe!
sóc
lanh lợi
Viết Về Nguồn Thật
Việt Linh Vũ Bằng
Việt Linh Vũ Bằng
Trưởng Hướng Đạo Nguyễn Văn Thuất từ Úc Châu viết:
“Thật là một nổ lực rất đáng khâm phục và ca ngợi”.
Nhà văn Hà Thúc Sinh viết: “Thơ Phong Châu như một sử thi”.
Sau khi nghiền ngẫm đọc
từ trang đầu đến trang cuối, thơ Phong Châu, ngoài phong cách của một cây viết
Hướng Đạo vừa nghiêm túc vừa có tính hài hước ẩn dụ, mô tả được tất cả sinh hoạt
của Hướng Đạo, không những tại Việt Nam trước đây, tại hải ngoại sau này mà cây
bút này còn đi sâu vào những vấn đề mà một người ưu thời mẫn thế, giữa con người
và con người, giữa con người và thiên nhiên hùng vĩ, của con người đối với những
khát khao đời sống tâm linh. Và sau cùng - của những người Việt Nam còn có một
tấm lòng đối với Tổ quốc, đối với Quê hương.
Vì vậy:
Nhận được từ trời thì
Phong Châu trao cho đời; nhận được từ Tổ Tiên thì Phong Châu để lại cho con
cháu; nhận được từ thế hệ trước thì Phong Châu trao lại cho thế hệ mai sau. Có
gì mà Phong Châu giữ lại cho riêng mình, thậm chí trao cả cái Phong Châu thiếu
và không có. Phong Châu giống như Mẹ Thánh Theresa Calcutta nói: “Có ít cho nhiều”.
Đó là điều vô lý. Nhưng là nguyên lý “căn tính của Tình Yêu”.
Viết về huân tước Baden
Powell (B.P), vị khởi xướng Hướng Đạo Thế Giới:
“Trao lại cho đời vạn lời ca”
“Trao lại cho đời vạn lời ca”
Hay:
…“Sống đời hữu ích đẹp xinh”
…“Sống đời hữu ích đẹp xinh”
Tôi nghĩ Phong Châu
không dám viết là chính mình, nhưng người đọc dám nghĩ đúng Trò thành như Thầy:
“Sống trọn lành phát triển tâm
linh
Niềm tin Thượng Đế có trên mình
Đến với người bằng tình thân ái
Nguyện lòng tô đẹp kiếp
nhân sinh”…
Phong Châu không: “Nhìn gà hóa cuốc, thỏ thành dê”
Cũng không là: “Dường như …tu hú mồm khoác lác”
Gần nủa thế kỷ trước, bao
nhiêu năm dài trong nghề huấn luyện nhưng vẫn chăm học và ân cần học, học trong
không học; học cho đến tận khi biết học chính mình, mình dạy chính mình. Dù biết
nhiều, hiểu nhiều…nhưng không trở thành kẻ huênh hoang, xa lạ với sự kiêu hãnh
mà còn khiêm tốn khôn ngoan. Nên mạch văn, ý thơ vươn đến viễn tượng rộng lớn
hơn với suy nghĩ về ý nghĩa của các từ ngữ, suy tư về những tình cảm, những
hành động, những thái độ do kết cấu của các từ ngữ gợi lên thái độ của Phong
Châu đối với các bạn, với các Tráng sinh và con người. Những suy tư nghiền ngẫm
giúp người đọc nhận ra những giá trị thường
- hằng hàm chứa trong ý văn, lời thơ…
Riêng với người đọc
này, đây là dịp để đối chiếu tình trạng bản thân giữa Hoàng Kim Châu và Phong
Châu, tác giả đảm nhiệm những giá trị thường - hằng đó ra sao? thế nào? Đó là từ
giáo dục gia đình, từ dạy dỗ của Hai Bậc sinh thành mà tôi đã được diện kiến
Hai Bác tại nhà ở ĐàLạt; từ truyền thống Giòng Tộc Tôn Ty, Tôn Kính; từ lời mời
gọi của xã hội, nhất là từ thúc đẩy ưu tiên của Lý Tưởng hiến thân phục vụ
thanh niên và những người nghèo khổ khốn cùng.
Nguyên lý và Lời hứa Hướng Đạo được nhắc nhở luôn trong đời
sống:
“Rõ ràng nguyên lý đã ghi
Tâm Linh tín ngưỡng dạy thì chớ quên
Tròn bổn phận trước – trên: TỔ QUỐC
Và Quốc Gia đất nước đinh cư”…
Những lời thơ được khẳng
định trên được trích ra từ Lời Hứa thứ nhất của các Hướng Đạo Sinh.
Nên tính nghiêm túc của
công trình Phong Châu thực hiện có ánh sáng chiếu rọi và gây được sự chú ý và
thiện cảm cho người đọc…lời trong sáng, âm ngữ chính xác nên dễ đọc, dễ hiểu, dễ
nhớ mà không cần đến phương pháp nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ, xã hội, các
phương pháp phân tích văn chương…
Xin bày tỏ lòng biết ơn
đến với Phong Châu đã dầy công cả những lao nhọc thực hiện công trình hữu ích
và giá trị này. Một cuộc đời của một người có tấm lòng cao thượng và quảng đại,
biết lưu giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết trái “Nguồn Thật”.
Nói theo thần học Công
Giáo thì: thần trí con người trong con người; thì cũng thế. Không ai biết được
những gì nơi Thiên Chúa nếu không phải từ Thần Khí Thiên Chúa. Còn đây Phong
Châu không phải là một Ky Tô hữu, mà không chỉ biết mà là sống theo Thần Khí
Thiên Chúa. Phong Châu luôn đau đáu một hoài bão, ước mơ đáp ứng được tận chiều
sâu thăm thẳm trong Phong Châu – có lẽ điều này có lúc đã tạo nên trong Phong
Châu một nỗi cô đơn tinh thần, một khát khao những gì mà Phong Châu xác định là
tri kỷ - mà mai sau con cháu, Tráng sinh, bằng hữu, bạn bè và con người có thể
nhìn nhận, chia xẻ và tôn trọng:
“…Đồng thời tôi cũng mang một món nợ mà
cách trả ơn của tôi không gì bằng là tiếp tục con đường mà mình đã chọn để truyền
đạt đôi phần trong số những điều hay đẹp cho thế hệ con cháu…cũng để cho con
cháu tôi biết rằng cha ông của chúng đã có một thời như thế…”
Ẩn sau sự dày vò mà
Phong Châu thường cảm nhận trong một khát khao mãnh liệt nơi chính mình, mà sự
thiêu đốt mà Phong Châu cảm nhận, đó là “CHIẾC ÁO LỬA”. Phục
Vụ nối tiếp Phục Vụ
Phục
Vụ Người không cần Người Phục Vụ lại
Tác giả Phong Châu viết
“sử thi” này trong hoàn cảnh nhọc nhằn vất vả, có cả mạo hiểm về tài chánh, phải
nhờ nơi bạn Hướng Đạo và các con.
Có lẽ đã phải vật lộn với
cảm thức mình là người đã lớn tuổi, đôi khi đơn độc. Nhưng Phong Châu không hề
có một cảm nhận như cô đơn trong các bữa ăn cuộc đời và trong bàn tiệc đạm bạc gia
đình vì luôn có hiền nội Nhạn Trắng Nhu Mì săn sóc, con cái thương yêu, bạn hữu
thân ái kính trọng. Mà NGUỒN THẬT chứa chan khát khao mãnh liệt, thấu suốt, sâu
sắc…
Đặc biệt Phong Châu biết để ngọn lửa Bi.Pi chiếu tỏa trên
Phong Châu và ngọn lửa Phong Châu chiếu sáng trên các Tráng sinh và nhân sinh.
Khi tiết lộ những đấu tranh riêng tư, những nỗ lực từ sâu thăm thẳm của lòng
mình, “Sử Thi” của Phong Châu cũng soi rọi cho cuộc hình thành bản thân cho nhiều
người và cho cuộc đấu tranh của mỗi người về sự chiến thắng chính mình, chiến
thắng cái không chịu lớn lên của mình, chiến thắng cái không phải là người,
không phải là người Việt Nam, không phải là người QUỐC GIA...Ở nơi Phong Châu
nó biểu tỏ cho cuộc đấu tranh chung của những Người Việt Yêu Nước bằng tình yêu
nước trưởng thành. Nó bày tỏ chứ không phô trương, một điều mà Phong Châu rất rõ.
Nếu Phong Châu sống một
ngàn năm, có lẽ Phong Châu bước đến từng thước đất trên trái đất theo từng gót
chân đã đặt của vị sáng lập Hướng Đạo thế giới Bi.Pi với khát khao của Thánh bổn
mạng GEORGE. Phong Châu trao cái tôi trọn vẹn của mình cho Thượng Đế:
“Ra tay phù trợ người khốn khó
Như Thánh George xưa gương rạng ngời””
Và:
“Sứ mạng thiêng liêng vì Thiên Chúa
Đi
khắp mọi miền gieo tình thương”
Riêng tôi. Tôi coi những
lời thơ này là VINH TỤNG CA.
Cũng riêng tôi, thì
Phong Châu là của báu quý hiếm trong kho tàng của TỔ QUỐC để lại. Mới 43 năm…đếm
đi đếm lại..còn mấy ai mà lòng còn thương nhớ về Quê Hương Việt, còn mấy người
mà Hồn còn biết thao thức về ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM!
Oscar Wide bảo: “Quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là cái
chớp mắt của Thượng Đế…Thời gian và không gian chỉ là những kết cấu của tư
duy…”
Nhưng Santayana thì bảo:
“Những ai không nhớ được quá khứ đều sẽ
phải lập lại nó”
Còn Phong Châu thì: “Hồn
thiêng sông núi bừng vang dậy”
Núi thì VANG. Sông thì DẬY!
Rồi nữa: “Trống trận ra khơi lướt sóng ngàn”
Tiếng trống, tiếng sóng
ngàn ầm ầm chuyển động thành trận cuồng phong cuốn phăng quân xâm lược phương Bắc,
lũ bán nước hại dân.
Nhiều người sau 43 năm
đã đánh mất định hướng, đánh mất chính mình, hệ quả của bệnh mất trí nhớ, không
còn mối quan hệ trọn vẹn, không còn nhìn nhận sự thật của quá khứ, sự hữu dụng
của lịch sử, sự hào hùng anh dũng của Việt Nam Cộng Hòa. Còn mấy ai dám đối diện
với sự bất trung, bất lương quên Cội quên Nguồn của mình:
“Mến yêu Tổ Quốc, danh nhân Việt
Liệt nữ anh hùng ghi sử xanh”
Hay:
Bao danh nhân thiếu niên anh hùng
Vì
dân vì nước một lòng trung
Cành tre Phù Đổng xua tan giặc
Quốc Toản Cờ Vàng đoạt kiếm cung”…
Hoặc:
Ngô Quyền vang tiếng Bạch Đằng giang
Khiến quân Nam Hán phải tan
hàng Hưng
Đạo Vương phá quân Mông Cổ
Bao lần giữ vững cõi giang san”…
Không hiểu rõ diện mạo
của ngày hôm qua, không biết chiêm ngưỡng ánh sáng của Lịch Sử, dung mạo của Tiền
Nhân để dẫn đến lỗi lầm trong phán đoán và phá hủy nhiều năng lực, nó cướp đi
khỏi chúng ta sức mạnh của đoàn kết.
Cám ơn Phong Châu biết
bao đã nhắc nhở chúng tôi:
“Đất Việt: năm nghìn năm dựng xây
Cha
ông giữ vững nước non này
Diệt quân xâm lược từ phương Bắc
Giòng giống Tiên Rồng vinh hiển
thay”
Thời loạn, ngoài chiến
trận: cần tướng tài, quân giỏi, tinh nhuệ… Thời bình: cần nhân tài: kinh tế gia, khoa học
gia, nhà giáo, nhà văn, nhà báo…thi nhân như Phong Châu thì Quốc Gia mới Tự Quyết
– An Hòa – Hạnh Phúc – Thịnh Vượng và Trường Tồn.
Việt Linh
Nebraska. Tháng 9 - 2018
CẢM NHẬN TỪ
TẬP THƠ NGUỒN THẬT
THƠ HƯỚNNG ĐẠO
CỦA PHONG CHÂU
Thơ là gì?
Xưa nay có rất nhiều định nghĩa về thơ. Thông thường
người ta hay nói thơ là tiếng nói của tâm hồn, thơ là vần là điệu... Paul
Valery, một nhà thơ Pháp có một câu nói rất ngộ nghĩnh: Văn xuôi ví như là đi bộ, thơ là nhảy múa. (Prose was walking,
poetry dancing). Nhà thơ Mỹ, Robert Frost, có một định nghĩa rất lạ lùng: Thơ là những gì do Thượng Đế để lại trong bản dịch... những gì người ta dịch
được một cách thông suốt, đó là văn xuôi, phần còn lại là Thơ. Nhưng có một định nghĩa tôi cho là hợp với thơ
Phong Châu nhất, đó là định nghiã của nhà thơ Anh, William Wordsworth. Theo nhà
thơ này, Thơ là sự bộc phát tuôn trào của
những cảm xúc mạnh mẽ bắt rễ từ những rung động được kết tụ trong thầm lặng.
Thơ Phong Châu là một bằng chứng
hùng hồn về lời nhận định trên.
Thiên
nhiên hoa cỏ ngàn cây
Đỉnh cao
Nguồn Thật tràn đầy yêu thương
Lời tuyên bố này trong bài Đường Dài Tương Lai cũng như chọn Nguồn Thật là tên của tập thơ, đã xác lập thơ Phong Châu là tiếng
nói chân thực của một tâm hồn giàu xúc cảm dành cho cuộc sống mà Phong Châu đã
chọn lựa là cuộc sống Hướng Đạo. Những cảm xúc mạnh mẽ này tôi cho là đã bắt rễ
từ những năm đầu đời Hướng Đạo. Phong Châu đã tích tụ những rung động những mối
chân tình đó trong suốt cuộc đời chỉ đợi cầm bút là tuôn trào thành thơ. Nỗi
đam mê trong cuộc chơi, đam mê trong chữ nghĩa, hai yếu tố đó đã giúp tác giả
ghi lại cuộc sống Hướng Đạo một cách sinh động dễ dàng và phong phú vần điệu.
Hướng Đạo là một trò chơi có tính giáo dục cao. Với
Phong Châu, Hướng Đạo là đường đời, là lẽ sống. Anh đã dành cả 60 năm cuộc đời
dốc lòng vui chơi gầy dựng phục vụ Phong Trào Hướng Đạo. Cả con người Phong
Châu, cả tâm hồn lẫn thể chất đã thấm đẫm tình yêu Hướng Đạo. Bởi vậy, với
Phong Châu, Hướng Đạo là một nguồn thơ, bất cứ một đề tài nào liên quan đến Hướng
Đạo anh cũng dễ dàng viết thành thơ. Cây bút của anh cứ tự nhiên đều đều tuôn
chảy, cảm xúc mạnh mẽ trong anh đã biến kỷ niệm xưa kết thành hoa trái và gọi
người trong tranh bước vào đời. Anh đã làm sống dậy cả cuộc đời của Huân Tước
Baden Powell, người đã sáng lập Phong Trào Hướng Đạo, trong nhiều bài thơ như
là Dấu Chân Người Sáng Lập, Sinh Nhật Hai Cụ PiBi, Ngày Kỵ BiPi... Hay trong những bài viết
về lịch sử Việt Nam, hình ảnh anh hùng liệt nữ Việt Nam cũng sống động trong
thơ Phong Châu, nào là: Cành Tre Phù Đổng,
Quốc Toản Cờ Vàng, Quang Trung Hùng Kiệt, Trống Vọng Mê Linh, Trống Trận Lam Sơn...
Ở điểm này có thể gọi Phong Châu là người viết sử
thành thơ.
Hết lòng vì Hướng Đạo, cảm xúc của Phong Châu sẵn sàng
tuôn trào khi bắt gặp bất kỳ một hình ảnh, một kỷ niệm, một cái tên, một vật dụng...có
liên quan đến Hướng Đạo; hay đứng trước bất kỳ một cuộc họp mặt, một buổi cắm
trại nào, một phong cảnh hữu tình nên thơ nào, Phong Châu cũng sẵn sàng biến cảm
xúc của mình thành một bài thơ. Vì vậy, trong thơ Phong Châu ta tìm thấy tất cả
kỷ niệm của một đời Hướng Đạo, nào là Chiếc
Ba lô Việt Nam, Chiếc Xe Đạp, Gậy Hướng Đạo, Khăn Quàng, Nón Rộng Vành, Hoa Bách Hợp lung linh...Nếu bạn là một Hướng Đạo Sinh bạn mới biết
nâng niu những vật dụng đặc trưng của Hướng Đạo như thế nào. Bạn sẽ thấy cây gậy
khăn quàng hoa huệ đáng quý
biết bao! Nhưng nếu bạn không là Hướng Đạo Sinh? Chỉ cần đọc thơ Phong Châu, bạn
đã có thể thấy rõ hình ảnh sống động của một Hướng Đạo Sinh, ba lô trên vai,
hăng hái tham dự một buổi cắm trại nào đó, thắt chặt vòng tay thân ái cùng bè bạn
năm châu mà khi chia tay không ít những giòng nước mắt đã tuôn rơi, bạn có thể
hiểu được trọn vẹn đời sống của một Hướng Đạo Sinh và những điều kỳ thú không
tìm đâu có được.
Tình cảm sâu đậm như thế cũng vì mục đích cao cả của
Hướng Đạo:
Hướng đạo
không chỉ vui chơi
Còn là
giáo dục giúp đời mai sau
Và cuối cùng hướng đến một cái gì cao cả hơn:
Chung
tay xây dựng quê hương vững bền.
(Đường
Dài Tương Lai)
Đặt tình yêu cuộc sống vào tình yêu Hướng Đạo, vậy
tình yêu đó cụ thể là yêu gì? Trong bài Ba Lời Hứa Hướng Đạo Phong Châu đã ghi
lại đầy đủ:
Tròn bổn
phận tín ngưỡng tâm linh
Với Tổ
Quốc và Quốc Gia mình
Giúp ích
mọi người trong mọi lúc
Tuân
theo Luật của Hướng Đạo Sinh
(Lời Hứa
Hướng Đạo)
Mục đích sau cùng của Hướng Đạo hướng đến vẫn là mục
đích ban đầu khi Baden Powel thành lập đội thiếu niên trinh sát đầu tiên đã góp
công giải vây thành Mafeking ở Phi Châu năm 1899. Vì vậy, bên cạnh những bài
thơ diễn tả tình bạn, tình người “giúp
ích mọi người trong mọi lúc” hay những cảnh thiên nhiên
hùng vĩ thơ mộng, điểm đặc biệt làm rung động người đọc trong thơ Phong
Châu nằm ở lời hứa thứ nhất: “Tròn
bổn phận...với Tổ Quốc và Quốc Gia mình”. Như trên đã
nói, Phong Châu đã đưa vào trong rất nhiều bài thơ hình ảnh đất nước Việt Nam,
lịch sử Việt Nam, tên tuổi các vị anh hùng dân tộc, các địa danh lịch sử...Phong
Châu đã lập đi lập lại rất nhiều lần một cách trân trọng và tha thiết. Có phải
anh muốn gởi gấm ở đó một tâm sự, một lời kêu gọi đầy tâm huyết? Phải là một Hướng
Đạo Sinh, có được những ngày lang thang trong núi trong rừng thân quen cùng với
bạn bè bên cạnh, những đêm nằm ngủ dưới bầu trời sao lộng gió, giữa Đất và Trời,
giữa mênh mông và sâu thẳm...mới cảm nhận được hồn thiêng của sông núi, Hồn của
Tổ Quốc, thấm đẫm vào ta một niềm kiêu hãnh, một nỗi xúc động sâu xa dạt dào
không sao diễn tả được! Phong Châu, và các bạn Hướng Đạo, hẳn đã cảm nhận được
tất cả những điều kỳ diệu đó. Phong Châu đâu có quên: trong thơ anh, từng cảm
xúc lắng sâu từ từ tuôn trào: Nào là Trống
Trận Quê Hương, Đất Việt Mến Yêu, Danh Nhân Việt Nam...
Trong bài Ba Mươi Năm Costa Mesa Phong Châu đã viết những
câu rất tha thiết:
Giữ gìn
truyền thống của cha ông
Phát huy
văn hóa giống Lạc Hồng...
Hay:
Gieo khắp
quê người hồn Văn Lang…
Lang thang ở xứ người anh cũng bồi hồi tưởng nhớ, tình
quê hương tổ quốc canh cánh bên lòng, lúc vui cũng như lúc buồn:
Lúc vui thì : Cùng
hát bên trời khúc nhạc quê...
Lúc buồn tình càng sâu càng đậm hơn: Rừng núi quê người hồn quê ta.” (
Ba Mươi Năm Costa Mesa )
Không những thế, Phong Châu còn mong mỏi:
Đất Việt:
Miền sông núi hiền hòa
Tự do
dân chủ nở muôn hoa... (Đất Việt Mến Yêu)
Đó có phải là niềm mong ước chung của chúng ta? Hẳn là
như thế rồi!
Hoài niệm và hoài vọng. Phong Châu ôn quá khứ, gìn giữ
quá khứ và mong mỏi ở tương lai như mộng ước của bao nhiêu người Việt Nam chúng
ta. Phong Châu cả cuộc đời đi theo Hướng Đạo và dùng thơ ca để phục vụ con đường
giáo dục thế hệ trẻ hướng đến tương lai. Quả thật một cuộc sống ít người làm được
và một tập thơ ít thấy trên đời.
Xin hân hoan giới thiệu cùng bạn đọc.
Cao Thu Cúc
San Jose, ngày 22 Tháng 9 - 2018
No comments:
Post a Comment