Nhân ngày giỗ lần thứ 7 của Nguyễn Đức Quang, BBT xin trích đăng bài “Chuyện Của Quang Không Nói Hết…” in trong tuyển tập “Người Du Ca Muôn Thuở” do nhóm thân hữu cựu sinh viên đại học Đà Lạt thực hiện.Tác giả bài viết là anh Hoàng Kim Châu, một người biết rất nhiều về Nguyễn Đức Quang nhưng anh vẫn chưa nói hết và có những chuyện anh không bao giờ nói…
Ngày bước chân vào ngưỡng cửa đại học,
Quang đã bỏ lại sau lưng nhiều bạn bè. Chuyện đó bình thường. Đời người có nhiều
lần đi đến một khúc quanh hay đến ngả ba ngả tư, thậm chí ngả sáu ngả bảy thì
đường ai nấy đi. Mỗi người một số phận. Mỗi người một con đường.
Ai cũng phải chọn cho mình một con đường kế tiếp để đi. Cũng có khi là tình cờ run rủi, có khi là sự an bài. Quang may mắn có cơ hội chọn cho mình đường và hướng đi. Quang có những năm ở đại học thật sinh động vì đã thật sự sống với tất cả ý nghĩa của nó. Một thanh niên bình thường như hàng triệu thanh niên khác tại Miền Nam Việt Nam, Quang còn có một số bạn bè đi chung thêm một đoạn đường, mà Quang là người vượt trội hơn mọi người với tài năng, bản lãnh và nhận thức trực diện ngoại cảnh vượt ra không gian các giảng đường hay thành phố quanh co dốc đồi Đà Lạt. Bạn bè thời đại học, đặc biệt là các bạn cùng khóa chính trị kinh doanh không ai mà không biết Quang dù còn trong bốn năm học hay sau này đã lao vào đời.
Ngoài quãng thời gian với các bạn đã từng cùng thời trung học thành lập Ban Trầm Ca và Phong Trào Du Ca, Quang ít có cơ hội gặp lại bạn bè khác. Lúc đã định cư ở Mỹ cũng vậy, bạn bè của Quang thời trung học chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ngay những người ở cùng thành phố cũng ít có cơ hội gặp Quang. Lý do dễ hiểu. Ai cũng bận bịu làm ăn, chạy theo cho kịp với nhịp sống của xã hội Mỹ, rồi gia đình con cái với trách nhiệm nặng nề của các bậc làm cha mẹ. Quang thường sinh hoạt gặp gỡ giới truyền thông báo chí, văn nghệ sĩ và các bạn một thời học chính trị kinh doanh. Có nhiều lời than phiền là Quang ít muốn gặp bạn bè Đà Lạt.
Ai cũng phải chọn cho mình một con đường kế tiếp để đi. Cũng có khi là tình cờ run rủi, có khi là sự an bài. Quang may mắn có cơ hội chọn cho mình đường và hướng đi. Quang có những năm ở đại học thật sinh động vì đã thật sự sống với tất cả ý nghĩa của nó. Một thanh niên bình thường như hàng triệu thanh niên khác tại Miền Nam Việt Nam, Quang còn có một số bạn bè đi chung thêm một đoạn đường, mà Quang là người vượt trội hơn mọi người với tài năng, bản lãnh và nhận thức trực diện ngoại cảnh vượt ra không gian các giảng đường hay thành phố quanh co dốc đồi Đà Lạt. Bạn bè thời đại học, đặc biệt là các bạn cùng khóa chính trị kinh doanh không ai mà không biết Quang dù còn trong bốn năm học hay sau này đã lao vào đời.
Ngoài quãng thời gian với các bạn đã từng cùng thời trung học thành lập Ban Trầm Ca và Phong Trào Du Ca, Quang ít có cơ hội gặp lại bạn bè khác. Lúc đã định cư ở Mỹ cũng vậy, bạn bè của Quang thời trung học chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ngay những người ở cùng thành phố cũng ít có cơ hội gặp Quang. Lý do dễ hiểu. Ai cũng bận bịu làm ăn, chạy theo cho kịp với nhịp sống của xã hội Mỹ, rồi gia đình con cái với trách nhiệm nặng nề của các bậc làm cha mẹ. Quang thường sinh hoạt gặp gỡ giới truyền thông báo chí, văn nghệ sĩ và các bạn một thời học chính trị kinh doanh. Có nhiều lời than phiền là Quang ít muốn gặp bạn bè Đà Lạt.
Lần đầu tiên Quang sang Houston để cùng tôi dự trại của anh chị em sinh viên năm 1996. Cả gia đình tôi đi đón Quang về nhà ở và cùng kéo nhau đi dự trại. Quang được giới thiệu để hát những ca khúc của anh sáng tác trước năm 1975. Sau đó nhiều lần tôi cũng đón Quang qua Houston để hát cho các trại của sinh viên hoặc trong các dịp lễ kỷ niệm của Việt Nam Cộng Hòa. Có đôi lần bạn bè hoặc hội đoàn phỏng tay trên, bắt cóc Quang ngay ở phi trường để đi hát trước rồi sau đó mới đưa về nhà tôi. Có một lần tôi đưa Quang đến hát trước khuôn viên siêu thị Hồng Kông nhân ngày 30 tháng tư, vừa hát xong là tôi đưa Quang về nhà Nguyễn Quốc Thắng, cựu sinh viên khóa 10 CTKD, lúc đó là chủ tịch Thụ Nhân Houston để hát riêng cho anh chị em nghe. Hôm ấy Quang được yêu cầu chỉ hát nhạc tình và Quang đã chiều ý anh em. Mãi đến hai giờ sáng chúng tôi mới chia tay ra về.
Quang đi đến đâu cũng có anh em đón
tiếp và tổ chức cho Quang hát, Quang không thích hai chữ “trình diễn”. Từ
Orange County, San Jose, Seattle, Washington DC…đến Houston…nơi nào cũng có bạn
bè và anh chị em thiện nguyện hoặc các hội đoàn sẵn sàng đứng ra tổ chức. Ở
Pháp có anh Trần Văn Ngô và chị Đỗ Thị Phương Oanh, đến Hòa Lan có Nguyễn Quyết
Thắng, sang Úc đã có anh Nguyễn Văn Thuất – một Trưởng Hướng Đạo mến mộ tài
năng của Quang. Trong lúc trông coi tờ Viễn Đông Thời Báo, Quang vẫn vác đàn đi
hát khắp nơi mà nhiều khi sức khỏe không cho phép. Quang có vấn đề ở phổi, đã từng
lấy nước trong phổi ra. Tính Quang cũng hay nể nang bạn bè, sợ anh em buốn lòng
nên vẫn vui vẻ lên đường khi có lời yêu cầu và đã thu xếp được công việc. Trong
khi đi Du Ca như thế, lắm khi Quang quên mang theo thuốc men và quên cả lời dặn
của vợ con về vấn đề giữ gìn sức khỏe. Nhiều lần Minh Thông cũng không biết
Quang đang ở đâu cho đến lúc chàng ta trở về nhà với nụ cười “cầu tài” là xong
chuyện. Mãi rồi Minh Thông cũng chỉ biết lắc đầu chịu thua và than phiền với bạn
bè mà thôi. Trong lễ phát tang hôm 2 tháng tư, một Trưởng Hướng Đạo hỏi người
con trai của Quang là Nguyễn Đức Tường về chuyện Du Ca của bố thì cháu Tường
nói rằng…”con không biết ba của con làm gì…”. Minh Thông là người vợ đảm đương,
lanh lợi, có cơ sở làm ăn và một tay thu xếp mọi sinh hoạt trong gia đình. Đến
khi về hưu Quang mới đưa vợ đi du lịch nhiều nơi, kể cả về thăm Việt Nam. Trước
đó Quang cũng đã có chuyến về quê sau hơn ba mươi năm xa xứ. Quang đã mở toang
ký ức nhìn sâu vào tận dĩ vãng mù thẳm của mình. Trở về thăm ngôi nhà cũ của bố
mẹ và căn nhà sàn làm bằng gỗ thông nằm không xa Con Dốc Nhỏ là chứng nhân
lặng lẽ của mối tình đầu tưởng chừng hạnh phúc đã ở trong tầm tay. Nhưng người
nghệ sĩ tài ba trẻ tuổi ấy không khuất phục được định mệnh khắc nghiệt bủa vây
chàng. Có lần tưởng chừng như “gương vỡ lại lành” nhưng rồi gương lại vỡ tan!
Cũng rất lạ khi một thanh niên bị cơn sốc tình với cường độ của sóng “tsunami”
mà Quang vẫn đứng vững và tiếp tục “lên đường”. Quang lao vào con đường khai
phá trong lãnh vực âm nhạc với bản lãnh và tài năng cá biệt của mình để đứng đầu
một phong trào có chiều dài gần nửa thế kỷ.
Minh Thông vĩnh viễn ra đi vào mùa
xuân năm 2009 và chỉ sau vài tháng, Quang được đưa vào bệnh viện để điều trị bệnh
tim. Sức khỏe hao hụt thấy rõ cùng với nỗi cô đơn dằn vặt trong ngôi nhà rộng lớn
vừa mới được sửa lại khang trang.
Cho đến nay, tôi vẫn còn nghe những
âm thanh và thấy hình ảnh Quang ôm đàn đứng hát trên những sân khấu, sân cỏ, khuôn
viên đại học, sân trường trung học, đất trại hay trong những căn phòng của bạn
bè thân hữu. Không có banner màu mè, không đèn xanh đèn đỏ. Những cặp mắt mở to
để nhìn, tai lắng nghe từng chữ từng lời Quang nói và hát. Quang không cần MC.
Quang không cần hoa hòe hoa sói vẽ vời giả tuởng về những bài hát của mình.
Ngay cả những bản nhạc tình, Quang cũng không dùng thứ ngôn ngữ ẩn dụ để đánh lừa
thính giác người nghe.. Nhưng khi nghe, thính giả phải động não và đôi khi phải
xử dụng một thứ trực giác để bắt kịp từng chữ từng lời của bài hát. Khi Quang
buông phím, thính giả vẫn còn thấy cái khung cảnh, cái tình huống mà Quang đã
nói đến trong các bài hát của mình, nó có sức tác động vào tâm thức người nghe,
bắt người nghe phải suy nghĩ. Lối trình bày bài hát của Quang rất đơn giản
nhưng thể hiện được những cảm xúc qua từng chữ từng lời, đều có “nghĩa” chứ
không bằng ngôn ngữ “nước chảy hoa trôi” phù phiếm. Đã nhiều lần tôi được nghe
đám đông hát bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo
Nghễ”. Đây là bài hát thuộc loại “hát
cộng đồng”. Nhưng “hát cộng đồng” không có nghĩa là “mạnh ai nấy hát”, hát thật
lớn, hát thật to. Điều đó Quang không thích. Tôi thích nghe bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” do ban
Ngàn Khơi trình bày. Dù là hát cộng đồng chăng nữa, thì người hát cũng nên tập
dượt tử tế để thuộc lời bài hát. Khi thuộc lời thì bài hát mới được diễn tả nội
dung một cách đầy đủ. Điều mà Quang rất muốn. Bài hát này Quang viết vào mùa hè
1966 và chúng tôi, Ban Trầm Ca đã khổ công để tập trong garage của dược sĩ
Hoàng Ngọc Tuệ, khi đó lời bài hát cũng chưa được hoàn chỉnh.
Không phải người Đà Lạt nào cũng biết
Quang là một nhạc sĩ Du Ca. Không phải những học sinh ngày xưa của trường Bồ Đế
hay Trần Hưng Đạo cũng biết Quang là một nhạc sĩ Du Ca. Trái lại những sinh
viên đại học Đà Lạt, đặc biêt sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh đều biết
Quang. Quang nhiều lần hát cho anh em CTKD nghe nhưng chưa bao giờ hát riêng
cho người Đà Lạt hay bạn bè thời trung học nghe. Họa hoằn đâu đó trong những buổi
sinh hoạt, dăm ba người Đà Lạt có mặt tham dự nhưng lại chẳng biết Quang vốn xuất
thân từ Đà Lạt. Nói một cách nào đó, Quang là người cùa cả Miền Nam chứ chẳng
phải người của riêng Đà Lạt. Điều này khiến cho người Đà Lạt hãnh diện mới phải.
Nếu nói rằng Quang đã được “quần chúng hóa” cũng là điều không ngoa. Quang sinh
hoạt với ai, với đoàn thể nào thì hình như tự thân những người ấy, đoàn thể ấy
cũng biết Quang nhưng không mấy ai biết Quang một cách tường tận. Biết tên, thấy
mặt chứ không biết người!.
Một số đám đông nhận Quang là “người nhà” của mình,
của tổ chức mình, của trường mình và ngay cả của “phe mình” luôn! Khi Quang còn
đang nằm trong bệnh viện đã có một tập thể lên sân khấu dõng dạc tuyên bố “Nguyễn
Đức Quang là cựu học sinh trường ABC… đã rừ trần lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng
3…” Có tờ báo và đài truyền hình tiếng Việt tại California cũng đưa tin “rất sớm”
về cái chết của Quang khi Quang đang còn chữa trị. Lại có anh cựu Du Ca khi nói
đến Quang đã không biết gì về tiểu sử của Quang thì chớ, lại tự khen và đánh
bóng mình. Đúng là “theo đóm ăn tàn”. Anh chàng cựu Du Ca này theo Quang kể, đã
lấy một số tác phẩm của Quang in thành tập nhạc mà không xin phép Quang, sau đó
cầm giao cho Quang bảy muơi đô la (US$ 70.00). Quang là người xuề xòa dễ tính,
không bao giờ đôi co với bất cứ ai.Một số rất ít người Đà Lạt xuất thân từ hai trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo biết cặn kẽ mối tình của Quang mô tả trong hai bài “Tình Tôi Con Dốc Nhỏ” và “Tôi Có Một Mối Tình”. Nửa thế kỷ trôi qua với tháng ngày tiếp nối buồn vui như hòn sỏi cứ lăn và lăn mãi trên “con dốc” đời. Quang được đám đông tung hê, cổ võ và vinh danh. Nhưng khi chiếc đàn đã nằm im trong chiếc hộp bịt bùng thì Quang thui thủi trở về với tâm trạng cô đơn và luôn vẫy vùng với những tảng băng ký ức trong đó có mối tình đầu vẫn là con sóng ngầm xoáy mãi vào mạn tim của Quang.
Mùa hè năm 2010 tôi mời Quang sang
Houston để dự đại hội cựu học sinh trung học Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo
nhưng Quang không sang được. Đến tháng 10 tôi sang California để cùng Quang tiễn
đưa Nguyễn Mùi, một cựu học sinh và sinh viên Trần Hưng Đạo và đại học Đà Lạt về
nơi an nghỉ cuối cùng. Dịp này tôi có đến dự buổi họp tại nhà giáo sư Nguyễn
Đình Cường và Đỗ Thị Tiến (GS Đỗ Thị Tiến
là bạn chí thân của Minh Thông thời trung học, đã vĩnh viễn ra đi trước Quang
vài tuần) để thành lập Ban tổ chức đại hội cựu học sinh Bùi thị Xuân - Trần
Hưng Đạo lần thứ tư tại California vào mùa hè 2012. Tôi yêu cầu Quang đến họp
mang theo đàn để hát cho người Đà Lạt nghe. Trừ tôi và vợ chồng GS Cường Tiến,
thính giả hôm đó là những người đầu tiên được nghe Quang hát trực tiếp. Quang
không hát nhiều, chỉ vài bài như Chiều
Qua Tuy Hòa, Bên Kia Sông, Mùa Thu Lại
Đi…Quang không hát Tình Tôi Con Dốc
Nhỏ hay Tôi Có Một Mối Tình. Quang
còn nhận giúp tôi phần lay out và in tờ đặc san đại hội. Ban tổ chức đại hội dự
trù dành riêng cho Quang một buổi “trình diễn” các tác phẩm của mình trên du
thuyền với hơn hai trăm thính giả toàn là những cư dân Đà Lạt ngày nào. Quang
và tôi hẹn nhau trong lần họp vào đầu tháng bảy – 2011.
Thời tiết đang còn trong mùa xuân.
Đám cựu học sinh Đà Lạt chúng tôi khắp nơi vô cùng bàng hoàng vì chỉ trong ba
tháng, đã mất đi bốn người bạn.
Sáng ngày 11 tháng 3, tôi thấy trên
màn ảnh con sóng thần “tsunami” khủng khiếp đánh vào miền bắc nước Nhật. Liền
sau đó nhận được tin Quang được các con đưa vào bệnh viện, nằm phòng ICU. Tin
loan ra nhanh khắp nơi. Tin loan trên báo, truyền thanh, truyền hình. Điện thoại
bạn bè, người thâm thăm hỏi chờ đợi. Kẻ gần đến thăm, người xa nghe ngóng. Lúc
tỉnh lúc mê rồi vĩnh viễn ra đi vào buổi sáng tinh mơ 27 tháng 3. Bàng hoàng và
thương tiếc!
Đám tang hôm ấy trời không có nắng
cũng chẳng có mưa. Người tiễn đưa đông như thể đến để nghe Quang hát. Bài ca thật
buồn không lời. Không ai khóc. Đầu bạc nhấp nhô. Mắt thoáng ngậm ngùi…
Viết vào 100 ngày của Quang
Hoàng Kim Châu
No comments:
Post a Comment