Phạm Thị
Xoàn
Nhạn Trắng Nhu Mì
Lúc còn
bé, khi nghe đến hai chữ “Hướng Đạo” tôi thích lắm nhưng vì sinh ra ở miệt vườn
nên tôi không có cơ hội gia nhập Phong Trào. Tôi cảm thấy tiếc nhưng chẳng biết
làm sao hơn! Sau này khi tôi học năm đệ nhất ở Gia Long Sài Gòn (1966-1967) thì
trường tôi có thành lập một đoàn nữ Hướng Đạo, tôi mừng lắm và xin ghi danh gia
nhập. Tôi bắt đầu tưởng tượng đến những buổi cắm trại trèo đèo vượt suối và những
lần hội họp ca hát cũng đủ thấy vui, nhưng rồi mộng cũng không thành vì gia
đình tôi ở tỉnh, tôi lên Sài Gòn trọ học, nên chẳng thể nào theo được chương
trình sinh hoạt thường diễn ra vào cuối tuần. Tôi phải về nhà chiều thứ sáu và
đến chiều chủ nhật mới trở lên Sài Gòn để sáng thứ hai đi học.
Tôi học
sư phạm, ra trường dạy học rồi lập gia đình, có một cháu nhỏ. Tôi dạy ở Vũng
Tàu, lúc đó anh Châu làm việc tại Vũng Tàu và vẫn tiếp tục sinh hoạt Hướng Đạo,
anh thành lập một Tráng đoàn lấy tên là Vượt Sóng gồm toàn sĩ quan và công chức.
Anh đưa Tráng đoàn đi dự trại họp bạn toàn quốc lần thứ hai tại Suối Tiên năm
1970.
Anh Châu
gia nhập Hướng Đạo năm 1955, lúc anh mười một tuổi tại Đà Lạt. Anh đã là một
Trưởng Hướng Đạo lâu năm, đổi về công tác ở đâu anh cũng đều tham gia sinh hoạt
Hướng Đạo ở đó. Cuối năm 1971, anh Châu đổi về làm việc tại Sài Gòn và sau đó
tôi cũng được chuyển về theo. Về Sài Gòn anh hoạt động trong Tráng đoàn Bạch Đằng
với tư cách toán trưởng, rồi tráng phó đặc trách sinh hoạt. Đến năm 1972, thì
tôi cũng gia nhập tráng đoàn. Tráng trưởng là anh Trần Trung Du và các tráng
phó khác là các anh Bùi Văn Đức, Bùi Nhật Tiến (nhà văn Nhật Tiến), Hoàng Trung
Ký, Trần Trọng Thảo . Anh cũng được bầu làm Trưởng Ngành Tráng của Đạo Hoa Lư.
Trong tráng đoàn còn có các anh chị như Tiêu Nhơn Khải (VN), Lê Tín (vượt biên
mất tích trên biển), Nguyễn Cung (VN), Nguyễn Trọng Huân (1), Nghi Yên (VN),
Nguyễn Bình (VN), Nguyễn Hữu Tâm (VN) Trịnh Việt Thảo (2), Phan Khương Thái (Đức),
Đỗ Hữu Tâm (Mỹ, con ông Đỗ Mậu), Lê Tấn Đạt, Bùi Nhật Tùng (Mỹ, con anh Nhật Tiến),
Nguyễn Dân Chủ (VN), Hoàng Trung Dũng (VN, em của anh Hoàng Trung Ký), Trần Quấc
Hùng (Pháp), Vương Nghiêm (Mỹ), Nguyễn Văn Diễn (Mỹ, từ trần), Nguyễn Văn Tôn
(VN), Nguyễn Tấn (VN), Huỳnh Thị Lễ (vợ của anh Lê Tín, từ trần), Đỗ Thị Thuấn
(Mỹ), Phạm Thị Hạnh (VN, từ trần), Phạm Thị Hường (Mỹ), Nguyễn Thị Ánh (VN), Trần
Thị Thái (VN), Lê Thoại Vân (Pháp), Trương Vi Lan (Mỹ), Trương Lan Thương (Mỹ),
Nguyễn Thị Thảnh (Úc)… Mỗi khi đi
họp hoặc đi cắm trại, tôi gửi con để cùng anh Châu tham dự. Anh Du là một Trưởng
rất nghiêm nhưng rất thương yêu anh chị em tráng sinh. Tên rừng của anh là Hươu
Nóng Tính, anh chị em nào làm việc lôi thôi là bị anh quạt ngay. Tráng sinh đa
số là sinh viên nên rất hăng hái, vui nhộn và làm được rất nhiều việc thiện. Trước
kỳ trại mà tôi sẽ được tuyên hứa, anh Du bảo tôi hát bài “Hướng Đạo Ca” cho anh
nghe. Tôi hát. Nghe xong anh cười và hỏi: “Châu dạy cho em hát phải không?”.
Tôi bẽn lẽn đáp: “Tự em tập hát một mình”. Chắc là tôi hát dở và sai nữa! Trong
kỳ trại tại Mỹ Tho tôi được đặt tay lên cờ đoàn để tuyên hứa. Buổi sáng sớm trời
lạnh, tôi hồi hộp và run run đọc ba Lời Hứa trước sự chứng kiến của hơn bốn chục
anh chị em tráng sinh.
Cùng
tuyên hứa với tôi sáng hôm ấy còn có chị Phạm Thị Hạnh, Phạm Thị Hường, Nguyễn
Thị Thảnh… Phía nam tráng sinh có anh Trịnh Việt Thảo, Đỗ Hữu Tâm, Nguyễn Trọng
Huân, Phan Khương Thái… Bảo huynh của tôi là anh Châu. Lòng tôi nôn nao giống
như ngày đầu ba tôi dắt tôi đi học. Khi anh Du gắn Hoa Bách Hợp và đeo khăn
quàng rồi bắt tay trái tôi... thú thật khi đó tôi quá cảm động nên không thể
nào kềm giữ những giọt nước mắt cho khỏi trào ra dù tôi đã cố gắng. Từ sáng hôm
đó tôi đã có một đại gia đình mới, những anh chị em tôi đã bắt tay trái hôm nay
sẽ mãi mãi là anh chị em tốt với tôi. Cũng từ đó tôi tham gia nhiều kỳ trại và
công tác từ thiện của tráng đoàn. Toán Sông Hát toàn là nữ tráng sinh, tôi thường
làm việc chung với Hạnh, Đan Thanh (ca sĩ), Vi Lan, Lan Thương, Thái, Thoại
Vân, Ánh, chị Lễ, chị Thuấn… và khi nào đi trại, tôi giao con cho người em trai
giữ, đôi lúc cũng dắt cháu đi.
Ở trại họp bạn toàn quốc Tự Lực tháng 12 năm 1974, chúng tôi diễn hoạt cảnh “đám cưới”, tôi mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ đi chung trong đám rước dâu cùng các anh các chị. Con tôi thấy tôi lạ lẫm nên cũng chạy theo với đám rước. Tôi cảm thấy mình trẻ lại và thấy Hướng Đạo đã mở rộng lòng tôi nên tôi tự hứa sẽ giúp chồng những gì có thể được để anh có thì giờ lo công việc chung. Thời gian sau em trai tôi cũng gia nhập tráng đoàn rồi ra trường và đi dạy học xa nên mỗi khi đi trại hoặc công tác qua đêm, tôi gửi con để được tham dự. Tôi rất cảm phục chị Trần Trung Du, tuy chị không vào Hướng Đạo nhưng chúng tôi coi chị như người Trưởng của chúng tôi sau anh Du. Chị quán xuyến việc nhà, trông coi tiệm bán sách để anh Du chỉ lo việc Hướng Đạo. Sau 30 tháng tư, anh bị đi tù 13 năm, khi ra tù, anh em trong tráng đoàn có tổ chức một buổi họp mặt “chui” tại nhà anh Hoàng Trung Ký.
Ở trại họp bạn toàn quốc Tự Lực tháng 12 năm 1974, chúng tôi diễn hoạt cảnh “đám cưới”, tôi mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ đi chung trong đám rước dâu cùng các anh các chị. Con tôi thấy tôi lạ lẫm nên cũng chạy theo với đám rước. Tôi cảm thấy mình trẻ lại và thấy Hướng Đạo đã mở rộng lòng tôi nên tôi tự hứa sẽ giúp chồng những gì có thể được để anh có thì giờ lo công việc chung. Thời gian sau em trai tôi cũng gia nhập tráng đoàn rồi ra trường và đi dạy học xa nên mỗi khi đi trại hoặc công tác qua đêm, tôi gửi con để được tham dự. Tôi rất cảm phục chị Trần Trung Du, tuy chị không vào Hướng Đạo nhưng chúng tôi coi chị như người Trưởng của chúng tôi sau anh Du. Chị quán xuyến việc nhà, trông coi tiệm bán sách để anh Du chỉ lo việc Hướng Đạo. Sau 30 tháng tư, anh bị đi tù 13 năm, khi ra tù, anh em trong tráng đoàn có tổ chức một buổi họp mặt “chui” tại nhà anh Hoàng Trung Ký.
Tôi định
cư ở Mỹ cuối năm 1991 và lần về Việt Nam 1998 tôi có ghé thăm anh chị, anh già
hẳn đi nhưng vẫn còn lanh lợi và vui như ngày nào, anh thường cưỡi chiếc vespa
đời cũ rích để đi thăm anh chị em Hướng Đạo khắp nơi. Tôi còn nhớ anh hỏi tôi
“… qua Mỹ lập được mấy đoàn Hướng Đạo rồi?”. Tôi cười và trả lời “Thưa anh, chỉ
có một đoàn thôi..” Anh hỏi tiếp “Được bao nhiêu đoàn sinh…?”…”Thưa anh… có 5
đoàn sinh nữ…” Anh cười vì biết tôi nói đùa, tôi có bốn đứa con gái cộng với
tôi là năm… Anh Du đã vĩnh viễn ra đi năm 2000. Cả anh Du lẫn chị là tấm gương
cho rất nhiều anh chị em đã từng sinh hoạt trong tráng đoàn, trong đó có vợ chồng
tôi.
Ở Mỹ, chỉ
sau một thời gian ngắn ổn định đời sống, hai vợ chồng đi làm, các con đi học và
cũng làm thêm, anh Châu trở lại sinh hoạt Hướng Đạo tại Houston, đầu tiên với
liên đoàn Pháp Luân, tiếp đó anh thành lập tráng đoàn Nguyễn Trãi và Liên đoàn
Đất Việt. Anh là tráng trưởng đầu tiên của tráng đoàn. Đến khi bận rộn với đứa
cháu ngoại đầu, tôi vẫn theo anh đi trại cùng với cháu ngoại khi nó được 5 tuổi
cho đến khi nó 6 tuổi thì gửi vào pack 396 ở trường cháu đang theo học, lúc
cháu được 10 tuổi thì gia nhập Troop 815 của Liên đoàn Đất Việt. Mỗi lần đi trại,
bà cháu cùng ngủ trong lều. Khi cháu ngoại đã lớn, tôi ít bận rộn hơn nên muốn
ghi danh vào tráng đoàn Nguyễn Trãi để sinh hoạt nhưng không được vì nội lệ của
tráng đoàn là chỉ nhận tráng sinh là những Trưởng đang sinh hoạt với một đơn vị
mà tôi thì không. Nhưng tôi vẫn theo chồng đi cắm trại đều đều và cũng làm việc
như một người tự nguyện (Hướng Đạo tự nguyện mà, đâu có ai bắt buộc…). Nhớ dạo
trại Họp Bạn Thế Giới Hướng Đạo Việt Nam Thẳng Tiến VII năm 2002 tại Houston,
tôi đã ở trong trại suốt bảy ngày và có đóng trại phí và tiền để được ngủ trong
dorm nhưng giường của tôi đã có người nằm khi tôi về dorm để nghỉ vào đêm đầu
tiên. Chồng tôi cũng lâm vào hoàn cảnh như vậy nên cả hai vợ chồng đành phải đựng
lều ngoài trời để ngủ suốt kỳ trại. Tại Lều Báo Chí các Trưởng rất bận rộn suốt
ngày đêm đến nỗi không có thì giờ để bước đến nhà ăn. Tôi là người lo đi lấy thức
ăn, nước uống cho các Trưởng và giúp dọn dẹp trong Lều Báo Chí… Tôi hết lòng hỗ
trợ chồng tôi trong mọi sinh hoạt Hướng Đạo vì đó là nguồn vui duy nhất đem những
điều lợi cho các em thuộc các thế hệ con cháu ở hải ngoại. Chồng tôi cũng thường
nói… sở dĩ mình vẫn tiếp tục sinh hoạt Hướng Đạo vì đó là lý tưởng và niềm vui
của cuộc sống, hơn nữa cũng để một phần nào trả ơn đối với các Trưởng Hướng Đạo
tiền bối. Trưởng đàn anh đã có công dạy dỗ.
Năm 2007, tôi hân hạnh được tham dự trại họp bạn Hướng Đạo Thế Giới tổ chức tại nước Anh để kỷ niệm 100 năm thành lập Hướng Đạo Thế Giới.
Được hòa
nhập sinh hoạt với 70 ngàn Hướng Đạo Sinh toàn thế giới là một điều ước lớn lao
của nhiều Trưởng và Hướng Đạo Sinh. Các trại họp bạn Hướng Đạo Việt Nam toàn thế
giới - Thẳng Tiến VIII, IX và X tôi đều có tham dự. Tại Thẳng Tiến X, tôi dự trại
cùng với lòng say mê Hướng Đạo của chồng – một ông lão gầy gò với mái tóc bạc
phơ suốt ngày ngồi dưới mái lều giữa trời nắng chang chang để vừa làm việc vừa
để gặp anh em cho thỏa lòng trông đợi. Chỉ bảy ngày họp bạn mà nếu anh ngồi
trong phòng lạnh (Ban Báo Chí được dành riêng một phòng lạnh) tới giờ tôi mang
thức ăn vào cho anh thì anh sẽ mất vui. Với tôi, những ngày trại Thẳng Tiến X
thật đúng là những ngày hạnh phúc. Tôi được ở chung phòng với hơn mười chị em ở
các nơi về. Tôi nằm sát giường với chị Lưu Hà từ Oregon, đối diện là chị Dương
Kim Sơn từ Canada là một Trưởng kỳ cựu rất đáng kính phục. Chị Lưu Hà lớn tuổi
hơn tôi nhưng chị khỏe và trẻ trung. Chồng của chị Hà cũng dự trại, anh rất hiền
và lịch sự, sáng nào anh và chồng tôi cũng “hộ tống” hai chị em chúng tôi lên
xe để ra khu sinh hoạt. Tối về phòng, trước khi ngủ tôi và chị Hà nằm tâm sự với
nhau nên tôi vẫn nhớ đến chị hoài hoài, chắc chị cũng thế… Kỳ trại này tôi cũng
tình cờ gặp được một người em đồng hương đồng môn, học sau tôi mấy lớp từ Việt
Nam sang dự trại. Đó là Diệp Hoàng Mai, người có nước da trắng trẻo, xinh xắn
và rất lanh lợi, đặc biệt là rất tận tình với mọi người. Tôi khó quên tên em vì
em có viết một bài với đề tựa “Hoa Mai Vàng” loài hoa mà mẹ em rất thích –
nhưng tên em lại vừa có “Lá – Diệp” lại vừa có “Hoa Vàng– Hoàng Mai”… Lá trổ và
cây đơm Hoa Vàng… Một người em gái nữa là Chu Bạch Yến của thành phố Dallas, đẹp
và hát rất hay mà tôi cũng đã gặp nhiều lần qua các kỳ trại họp bạn Miền Trung
Hoa Kỳ. Đến nay đã hơn một năm trôi qua kể từ Thẳng Tiến X. Tôi ngồi nhớ mênh
mang, nhớ anh chị em Hướng Đạo tôi đã gặp ở Việt Nam, ở Mỹ…
Hướng Đạo
thực sự đã giúp cho tôi và cả “chồng tôi” thêm nhiều nghị lực trong mọi hoàn cảnh,
có lúc thật là nghiệt ngã để nuôi dạy con cái trong tình trạng hết sức khốn
cùng từ ngày tôi phải vứt bỏ những chiếc áo dài tha thướt để thay vào bằng những
chiếc áo ngắn cho hợp với “thời trang cách mạng” cùng với cá ươn gạo mốc và bo
bo…
Phạm Thị
Xoàn
Nhạn Trắng
Nhu Mì
Anh Hươu HH và Chị Nhạn Trắng Nhu Mì tại trại họp bạn Hướng Đạo Thế Giới tổ chức tại nước Anh để kỷ niệm 100 năm thành lập Hướng Đạo Thế Giới.
Ghi chú:
No comments:
Post a Comment