Ban Biên Tập: H K Châu, L N Hui, Ng L Hương, C Ng Cường, Ng C Lâm, Ng Đ Thắng, NTHương

Monday, August 28, 2017

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ



Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ
ở Westminster, nam California



Nhân chuyến Du Ngoạn của Trưởng Niên trong trại Bách Hợp 2017, một số Anh Chị Em được nghe Trưởng Cữu Lâm nói về ý nghĩa của tượng đài. Nhiều Anh Chị Trưởng Niên đã thốt lên: Tôi đã từng đưa bạn bè đến thăm nơi đây nhiều lần mà không hiểu hết ý nghĩa của tượng đài, hôm nay nhờ Trưởng Cữu Lâm cắt nghĩa mới rõ.
Do trân quý tác phẫm nổi tiếng này, tôi xin ghi lại những gì mình hiểu biết được để ghi dấu chuyến đi thăm tượng đài chiến sĩ tại Westminter.



Tượng đài được đặt tại Công Viên Frank G. Fry tại thành phố Westminster, California

do Kiến Trúc Sư  Nguyễn Cửu Lâm thiết kế,  Gia Trưởng Gia Đình Bách Hợp Nam Cali,

và điêu khắc gia Tuấn Nguyễn thực hiện




Ngày 27 tháng Tư năm 2003,  người Mỹ gốc Việt tại thủ đô tị nạn ở tiểu bang California hân hoan chứng kiến lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, toạ lạc cạnh Little Saigon, khu thương mại sầm uất của người Việt tị nạn.
Công tác đúc tượng khởi sự năm 1998 cho đến năm 2002 thì hoàn tất với bức tượng đồng hai chiến sĩ một Việt Nam một Hoa Kỳ vai kề vai cao khỏang ba mét, đứng trên bệ đài làm bằng đá cẩm thạch cao một mét rưỡi. Tượng đài được chính thức đặt tên là Việt nam War Memorial In Westminster.
Chi phí xây dựng tượng đài cũng như trang trí khu vực chung quanh đã lên đến hơn một triệu đô la, do dân chúng đóng góp mà phần lớn đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam California. Đây là biểu tượng đầu tiên trên thế giới về sự hợp tác và sự cưu mang mà người Mỹ dành cho người Việt tị nạn



Khi dừng lại trước Tượng Đài,
Trưởng Cữu Lâm cắt nghĩa rõ về tư thế của hai người lính như sau:
Người lính Mỹ trong tư thế buông súng, nghỉ ngơi. Cuộc chiến đã tàn! Chấm dứt!
Người lính Việt Nam vẫn còn vai mang súng trong tư thế sẳn sàng chiến đấu!
Thật cãm động khi hiểu được ý nghĩa tư thế của 2 tượng lính
Xin cám ơn Trưởng Nguyễn Cữu Lâm đã nêu cao tinh thần chiến đấu của QLVNCH.



Dưới lá cờ Hoa Kỳ là lá cờ màu đen
 tượng trưng cho những quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam



Một lư đồng với ngọn lữa Tự Do luôn luôn cháy sang, tượng trưng cho sự Tự Do và long mong muốn trở về cố quốc của người Việt tha hương  Ngọn đuốc được thiết kế với công tắc mồi lữa tự động. Khi bị giông bão làm tắt lữa trong lư đồng, một mồi lữa tự động sẽ thấp sáng lại ngọn đuốc Tự Do.
Ý Nghĩa: Lữa Tự Do không bao giờ tắt
trên đất nước tạm dung và trong lòng ngưòi dân sống xa quê hương


Hai khối lớn hình tam giác ỡ hai bên tượng đài tương trưng cho cuộc chiến đã tàn và biến cố
di tản đau thương của người Việt trên đường đi tìm Tự Do.

Tính cách thiêng liêng và Văn Hóa Đông Phương đã được lưu ý khi thiết kế đồ án này qua sự kết hợp của vật liệu (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), hình dáng (vuông của trái đất, tròn của mặt trời...), sự thông thoáng và vững chắc của đường nét, kich thước, màu sắc của các hình khối, lối đi, bậc cắp... thuận với sự hài hòa cần có để môi người khi bước vào tự quên mình đi, trong lòng chỉ còn lại niềm tưởng nhớ một cuộc chiến tàn khốc, một quốc gia đang bị thống trị bởi kẻ ác, những người lính đã hy sinh cho tổ quốc và những người đã chết khi đi tìm tự do rồi cầu nguyện cho một ngày thật gần được nhìn thấy đất nước được an bình, tự do và hạnh phúc.


Tọa lạc bên trái Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ  là một Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
Theo tài liệu, Đài Tưởng Niệm Anh Hùng được xây bằng bê tông, cao 8 ft, bề ngang 10 ft; phía trên cao là hình bản đồ Việt Nam, nền là lá cờ VNCH, và phía dưới là hàng chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn” được dựng nên để ghi ơn, ca ngợi lòng dũng cảm, và ghi nhớ sự hy sinh cao cả của những anh hùng vị quốc vong thân: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Nguyễn Văn Long và rất nhiều tên tuổi của các sĩ quan, binh sĩ  và các chiến sĩ vô danh đã tuẩn tiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Anh Hùng Tử, Khí Hùng Bất Tử

 

VKYD



 


No comments:

Post a Comment