"À a a ... nhớ,
nhớ em còn mái tóc bánh bèo "
nhớ em còn mái tóc bánh bèo "
Dưng không lại nhớ chén bánh bèo xóm
quê. Nhớ một thời được sáng mắt sáng lòng, về quê nín thở qua sông, sống đời
trần ai khoai củ. Sáng sớm đổ bánh bèo chén cho vợ bán đầu xóm để qua ngày đoạn
tháng, gắng sống sót chờ ra biển lớn . Đồng có đồng không, nói cũng đáng tội,
cái thời khốn nạn gì đâu, cả xóm đều nghèo, lũ nhỏ quanh xóm sáng sớm chạy tới
mẹt bánh của vợ tôi lễ phép thưa : " Cô 8, má con biểu cô 8 bán cho con 1
chén bánh bèo ăn đi học , hồi nào gặp, má trả tiền cho Cô sau" nghe thật
thương).
Bánh bèo đổ trong chén ăn cơm đặc, bột xoáy dày cui, quẹt chút mỡ hành, rắc
chút nhưn cá mối chà nhiễn pha màu giả tôm chấy, rưới chút nước mắm loãng là
xong một bữa sáng của bọn nhỏ con nhà nghèo. Bánh bèo chén loại này không thanh
cảnh như bánh bèo Huế hay các loại bánh bèo ăn chơi của các miền khác mà là
loại ăn chắc mặc bền giống như bánh bèo xứ Quảng, ăn chừng 2 cái uống thêm ly
cối nước nữa là no nguyên buổi.
Nhìn cái bánh bèo cối thời buổi "kinh tế mới" này thì mới lột tả được cái mái tóc "bánh bèo" của cô nhỏ mà PD đã phổ nhạc bài thơ " Đắng và Ngọt" (hay là Cuộc Đời) của Minh Phẩm -Trang Thế Hy) với nhan đề " Quán Bên Đường, mà tôi đã nghe rất nhiều lần trước đây :
"Ngày xưa ngày xửa ngày xưa
Chiều mơ chiều nắng đẹp khoe mầu tơ
Hai đứa mình còn trẻ thơ
Rủ nhau ngồi ngưỡng cửa chơi thẩn thơ
À a a nhớ, nhớ em còn mái tóc bánh
bèo
À a a nhớ má chưa hồng da mét vì em nghèo
Đầu anh còn húi trọc, còn húi trọc
Khét nắng hôi trâu thèm đi học, thèm đi học
À a a nhớ má chưa hồng da mét vì em nghèo
Đầu anh còn húi trọc, còn húi trọc
Khét nắng hôi trâu thèm đi học, thèm đi học
Em cầm một củ khoai
Ghé răng cạp vỏ rơi
Xong rồi mình chia đôi
Khoai sùng này lượm mót
Sao ngọt lại ngọt ghê"
(Quán Bên Đường - Phạm Duy 1959)
Món bánh bèo bình dân của dân tôi cũng như mái tóc bánh bèo mộc mạc đơn sơ của cô bé quê nghèo đã đi vào thơ vào nhạc như thế đấy
Cũng chẳng thua gì mái tóc tân thời của cô em Bắc Kỳ nho nhỏ sau này trong thơ Nguyễn Tất Nhiên và cũng là PD đưa vào nhạc
"Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ
Này cô em tóc demi garcon,
Chiều hôm nay xuống đường đón gió,
Cô có tình cờ, nhìn thấy anh không"
Ghé răng cạp vỏ rơi
Xong rồi mình chia đôi
Khoai sùng này lượm mót
Sao ngọt lại ngọt ghê"
(Quán Bên Đường - Phạm Duy 1959)
Món bánh bèo bình dân của dân tôi cũng như mái tóc bánh bèo mộc mạc đơn sơ của cô bé quê nghèo đã đi vào thơ vào nhạc như thế đấy
Cũng chẳng thua gì mái tóc tân thời của cô em Bắc Kỳ nho nhỏ sau này trong thơ Nguyễn Tất Nhiên và cũng là PD đưa vào nhạc
"Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ
Này cô em tóc demi garcon,
Chiều hôm nay xuống đường đón gió,
Cô có tình cờ, nhìn thấy anh không"
À ... A....A ....Á
Nhớ "nhớ em còn mái tóc bánh bèo"
Nhưng phải là bánh bèo miền quê tôi mới thiệt tượng hình. Đúng ra, bánh bèo miền Nam trước đây chỉ là món bánh ăn chơi thôi, chỉ sau thời đại "nón tai bèo" khi "1 củ khoai cõng 2 hột gạo" hay "rau muống bổ bằng 3 thịt bò" thì bánh bèo mới trở thành món ăn "cao cấp" cũng như tất cả các loại bánh của miền Nam thời ấy (kể luôn bánh xe, cũ hay mòn đều được cắt vụn làm "dép lốp")
Nhớ "nhớ em còn mái tóc bánh bèo"
Nhưng phải là bánh bèo miền quê tôi mới thiệt tượng hình. Đúng ra, bánh bèo miền Nam trước đây chỉ là món bánh ăn chơi thôi, chỉ sau thời đại "nón tai bèo" khi "1 củ khoai cõng 2 hột gạo" hay "rau muống bổ bằng 3 thịt bò" thì bánh bèo mới trở thành món ăn "cao cấp" cũng như tất cả các loại bánh của miền Nam thời ấy (kể luôn bánh xe, cũ hay mòn đều được cắt vụn làm "dép lốp")
Ngày đó, đứng đổ bánh bèo cho vợ bán, bên lửa hừng hực đun nóng nồi lớn nước sôi bốc khói ngùn ngụt, tôi thấy tôi thiệt giống Võ Đại Lang thảm thiết và trong hơi nước bánh bèo nghi ngút ngày đó có cả những giọt mồ hôi và nước mắt của cảnh đời quanh tôi .
Qua làn khói hơi nước ấy tôi lại nhớ ngày xưa ( ngày xưa tưởng như lâu lắm nhưng chỉ là dăm năm vừa qua đấy thôi) tôi thỉnh thoảng vẫn chở "em yêu" đến quán bánh bèo không tên nằm trên con lộ chính dẫn vào thị xã Quy Nhơn, qua khỏi Cầu Đôi và cũng khá xa phố xá.
Gọi là quán chứ thực ra đó chỉ là vườn trước sân nhà ven lộ chính có vài gốc mận xanh mướt nên có tên gọi Bánh Bèo Cây Mận. Hai đứa ngồi ở cái bàn nhỏ kê trước hiên nhà dưới gốc mận êm mát nhìn ra phía lộ gọi vài chục chén bánh bèo nóng, dĩa bánh ít trần, bánh ít rán và bình trà nóng ngồi nhâm nhi rù rì rủ rỉ với nhau trong khung cảnh ngoại ô yên tĩnh nên thơ. Bánh bèo ở đây đổ trong chén sành vừa phải không quá thanh cảnh như bánh bèo Huế mà cũng không thô như bánh bèo xứ Quảng. Một trẹt bánh chừng 6,7 chén cũng thoa dầu hành tôm chấy, ăn nóng hay nguội đều ngon nhờ rưới thêm món nước chấm tuyệt vời rất vừa ăn .
Nhớ, rất nhớ Bánh Bèo Cây Mận Quy Nhơn ngày ấy không chỉ vì hương vị dân dã của bánh mà còn là hương vị tình yêu.
Nhớ cả mái tóc bánh bèo thơ dại thời còn bé của "em yêu" nay đã trở thành bà nội, bà ngoại mấy đứa cháu của tôi.
...."À a a ... nhớ,
nhớ em còn mái tóc bánh bèo "
Chuyện bánh bèo của tôi không " ngọt và đắng" như thơ Minh Phẩm , không thê lương như "quán bên đường" của PD, nhưng rất "có hậu"
Sáng nay, thứ Bảy cuối tuần, tình cờ lại được ăn sáng bằng vỉ bánh bèo vợ mua từ chợ về, bánh bèo nhỏ trèn trẹt cũng dầu hành, tôm chấy thêm chút đậu xanh nghiền xếp lớp như vảy cá trong vỉ xốp nguội ngắt nhưng ngậm trong miệng lại ấm nóng như kỷ niệm bánh bèo cây mận ngày xưa. Và đúng là ngày xưa vì đã nửa thế kỷ đời đã trôi qua
Ngày xưa ngày xửa ngày xưa
Chắt yêu thương đó cho vừa nhớ thương.
Cao Ngọc Cường
7/10/17
No comments:
Post a Comment