Đến với đồng hương của tôi, các bạn Hưóng Đạo và một người ở 64 Chi Lăng Huế.
Beo linh hoạt Nguyễn Hữu Xương
Sáng
mồng một Tết, như thường lệ mỗi năm mẹ tôi thường đi lễ chùa rất sớm để hái lộc.
Mẹ tôi đang lạy Phật trong chánh điện, còn tôi ở phía ngoài. Chùa Tỉnh hội
là một ngôi chùa khá lớn nhất là được xây cao với hàng chục bậc thang trước khi
vào chánh điện, từ đây phóng tầm mắt có thể nhìn khắp một vùng quanh chùa. Trời
còn quá sớm với cái lạnh đầu xuân dễ chịu không lạnh buốt như mùa đông đã qua,
bỗng dưng một nhóm người từ phía ngoài đường xuất hiện với biểu ngữ đang biểu tình la hét và xô đẩy với một số cảnh sát; sau đó có vài tiếng súng nổ, từ trên
cao tôi thấy một người có lẽ bị thương nơi đùi vì anh ta vừa chạy chân thấp
chân cao, một tay ôm đùi chạy về phía hậu liêu, phía sau anh một vài nhân viên
cảnh sát tay cầm súng rượt bén gót. Cảnh tượng nhốn nháo xảy ra chớp nhoáng khiến
tôi cũng chưa kịp phản ứng thì vừa lúc mẹ tôi chạy ra ngoài, vừa thấy tôi bà cụ
chân tay run lẩy bẩy miệng hối thúc tôi đi về ngay, trong lúc này tôi thấy Đại
Đức Thích Minh Chiếu, chánh đại diện Phật giáo tại Quảng Nam- Đà Nẵng, đang đứng
trưóc hành lang chánh điện và một ngạc nhiên với tôi khi thấy vị lãnh đạo tinh
thần này mang trên người khẩu súng nhỏ mà mãi về sau khi tôi vào quân ngũ mới
được biết đó là loại súng K54 của quân Cộng Sản (1). Riêng người thanh niên bị
thương chạy về phía hậu liêu. Sau này tôi được biết anh là người anh rể cuả người
bạn tôi, một lãnh tụ đấu tranh. Rời chùa tỉnh giáo hội, trên đường về nhà không có dấu
hiệu nào có thể báo cho biết là tình hình chiến tranh đang xảy ra như ở Huế
đang khốc liệt ngoại trừ khi đi ngang qua đồn lính Quân Cụ tôi thấy các binh sĩ
đang ở trong các vị trí phòng thủ mà tôi cũng đã thường thấy trước đây, đây đó
bên đưòng một số người chuẩn bị vui xuân qua các bàn bầu cua, cá cọp.
Như thông
lệ đầu năm, các Hướng Đạo Sinh tập họp để làm lễ chào cờ sau đó vui chơi tại Đạo
Quán Hướng Đạo toạ lạc trên đường Hoàng Diệu-Lê Đình Dương.Tôi thay đồng phục
Hưóng Đạo để đi họp. Đặc biệt năm nay, sau buổi chào cờ có sinh hoạt tâm tình với
một trưởng kỳ cựu cuả Phong Trào Hướng Đạo, Trưởng Võ thành Minh, người đưọc mọi
người biết đến qua chương trình phát thanh cuả đài BBC vào thập niên 60-70 với
tiếng sáo trầm buồn với lòi giới thiệu truyền cảm của xướng ngôn viên Đỗ Văn
vào những ngày 20/7 để kỷ niệm ngày ký kết Hiệp Định Genève chia đôi đất nước
sau chiến tranh Đông Dương Việt Pháp. Ngang qua đài phát thanh trên đường Quang
Trung ngang hông trường Trung Học Bồ Đề, một số đông đồng bào đang tụ tập, tò
mò ghé hỏi thì được biết một cách không chính xác vì cũng chỉ “nghe nói” rằng nửa
khuya lúc Giao Thừa đặc công Việt Cộng đã tấn công đài phát thanh và phiá chính
quyền đã cho thu dọn chiến trường cũng như vào bắt một số người ở trong khu xóm
nơi xuất phát lực lượng tấn công này. Vì cũng gần đến giờ sinh hoạt nên tôi
cũng không quan tâm và rời nơi đây để tiếp tục hướng về phố. Dọc theo con đường
Quang Trung, rẽ ngang qua Phan Châu Trinh cho đến khi tới Đạo Quán, thành phố vẫn
yên tĩnh không có dấu hiệu bất an ninh dù là tối thiểu.
Buổi
sinh hoạt đang tiến hành khoảng nửa giờ, bỗng chiếc xe jeep cuả Cảnh Sát Dã Chiến
phóng nhanh và thắng khẩn cấp trước Đạo Quán, một viên chức cảnh sát cấp bậc
thiếu tá và một số tháp tùng tiến nhanh vào nơi đang sinh hoạt, cảnh tượng vừa
nói gây một ngạc nhiên cho tất cả đoàn sinh nhưng với một tinh thần kỷ luật cao
nên mọi ngưới vẫn ở trong tình trạng sinh hoạt bình thường, Trưởng Nguyễn Tấn Định,
đại diện cho Đạo Trưởng Hồ Văn Đệ ra tiếp viên sĩ quan này và sau một vài phút
trao đổi phiá bên chính quyền ra về ngay, riêng Trưởng Định trở lại với chúng
tôi và tuyên bố vì lý do an ninh chính quyền yêu cầu giải tán ngay buổi sinh hoạt
và Trưởng Định yêu cầu các Trưởng, các Kha và Thiếu Sinh phải đưa các em Sói về
đến tận nhà với sự tiếp nhận cuả cha mẹ. Chỉ trong chốc lát sinh hoạt đang vui
vẻ, ồn ào bỗng trở nên vắng vẻ tại Đạo Quán và cho đến phút này đa số vẫn không
biết là Huế đang chìm đắm trong bom đạn nếu có chỉ là “nghe nói”. Đạo Quán chỉ
còn lại một vài Trưởng đang trao đổi câu chuyện với Trưởng Võ Thành Minh, mọi
người khuyên Trưởng Minh không nên ra Huế vào lúc này nhưng ông nhất quyết đòi
đi cho dù phải đi bộ ra Huế để gặp các lãnh tụ đôi bên ngừng ngay cuộc chiến
tranh tàn sát đồng bào. Và chỉ trong chốc lát Trưởng Minh đã gọn ghẽ hành
trang. Tôi cũng xin dừng nơi đây để nhớ lại “tiếng sáo bên hồ Genève” này. Anh
đến Đà Nẳng trước Tết khoảng 2 tuần, không ở nhà ai ngay cả khách sạn vì anh
nói là hướng đạo chỉ thích ngủ ở Đạo Quán mà thôi. Người mảnh mai, đi hai tay cứ
khuỳnh ra hai bên , lưng hơi khòm xuống và đi rất nhanh, anh trải một tấm
poncho trong góc đạo quán với những trang bị thật đơn giản, nói chuyện rất vui
vẻ , tôi rất thích nghe anh kể chyện về hướng đạo ngày xưa như một cậu bé mê
nghe chuyện cổ tích, anh vẫn thường nhờ tôi đi mua rau muống cho anh tại chợ
cây me không xa đạo quán cho mấy, tôi ngạc nhiên có hỏi thì anh bảo ở bên Tây
không có thứ này nên bây giờ anh chỉ thích ăn nó mà thôi, viết đến đây tôi nhớ
lại hồi đó tôi tự nghĩ thầm là chê nưóc Pháp sao tệ đến thế đền nỗi không có
rau muống như Việt Nam. Có một điều tôi lấy làm lạ khi thấy các Trưởng lớn tuổi
“ít” hay “rất dè dặt” hoặc chẳng đặng đừng tiếp xúc với anh cho đến khi tôi được
người bạn mà tôi biết anh đang làm việc cho an ninh chính quyền cho hay Trưởng
Minh đang bị theo dõi dưới hình thức quản chế.
Nguyên
cả ngày mồng1 Tết, thành phố hoàn toàn yên tĩnh tuy nhiên không được nhộn nhịp như
mọi năm, đường phố ít người và hình như mọi người có vẻ lo âu hay đang chờ đợi
một điều gì không được an lành sẽ đến, các quân nhân di chuyển vội vã và đến
chiều thì thông báo lệnh Thiết quân luật được ban hành, điều này cũng không gây
ngạc nhiên cho mọi người vì họ đã trải qua rất nhiều tình trạng như thế qua các
lần hỗn loạn về chính trị qua các lần đấu tranh kể từ khi chính quyền Ngô đình
Diệm bị lật đổ.
Nhưng
đến sáng mồng 2 Tết thì sự việc đã rõ ràng không còn “nghe nói” nữa mà đã được
truyền miệng từ người này qua ngưới khác một cách công khai rằng Huế và các tỉnh
thành bị phe Cộng Sản miền Bắc tấn công vào ngay Giao Thừa, đồng thời đài phát
thanh kêu gọi đồng bào bình tĩnh và không đựơc tụ họp v…v… tuy nhiên vẫn không
chính thức loan tin chiến sự đang diễn biến khốc liệt tại thành phố Huế.
Sáng mồng 3 Tết, đồng bào từ các làng mạc, thị trấn phiá Bắc Đà Nẵng và một số cư dân thành phố Huế sau khi đã tìm cách thoát ra vùng giao tranh để xuôi Nam, một hình ảnh hỗn loạn như bất cứ một cuộc chiến tranh nào chiếm dần sinh hoạt bình thường đã xảy ra vài ngày trước.
Sáng mồng 3 Tết, đồng bào từ các làng mạc, thị trấn phiá Bắc Đà Nẵng và một số cư dân thành phố Huế sau khi đã tìm cách thoát ra vùng giao tranh để xuôi Nam, một hình ảnh hỗn loạn như bất cứ một cuộc chiến tranh nào chiếm dần sinh hoạt bình thường đã xảy ra vài ngày trước.
Đài
phát thanh truyền đi lời kêu gọi các đoàn thể sinh hoạt thanh niên trong thành
phố hãy tiếp tay với chính quyền nhất là tại nhà thương Toàn Khoa tại đường
Nguyễn Hoàng trong việc trợ giúp đồng báo chiến tranh. Nơi đây không khí thật
buồn thảm, những người di tản không có hay chưa kiếm được ngưòi thân thuộc nằm
ngồi la liệt dọc theo những con đường nhỏ trong khuôn viên nhà thương hay trong
các hành lang, khu dành riêng cho những ngưòi chờ xuất viện sau khi điều trị
nay trở thành khu tạm trú cho ngươi di tản, tiếng khóc lóc, tiếng than van khắp
nơi, các đoàn thể như thanh niên Cao Đài, Phật tử có lẽ do đặc tính của đoàn thể
nên tự động chăm lo phần an ủi, nấu cơm hay chạy đi tìm thân nhân theo yêu cầu
của đồng bào, riêng các Hướng Đạo Sinh thì hơi khác, một phần do yêu cầu cuả
bác sĩ giám đốc chúng tôi được huấn luyện cấp tốc để có thể tiếp tay với các y
tá trong việc cứu giúp đồng báo. Vì là Tết cho nên bác sĩ, y tá một số đông về
quê quán đón Xuân nên nhân sự thiếu trầm trọng mẳc dù bác sĩ giám đốc đã kêu cứu
phiá Quân Y tiếp tay nhưng không được vì số thương binh khắp các chiến trường
đưa về khiến tình trạng bác sĩ phía họ cũng đã là vấn đề. Được biết ngoài Bác
Sĩ Tùng (phòng mạch tại đường Quang Trung, ông đã qua đời tại Mỹ cách đây vài
năm vì bệnh ung thư phổi) còn có Bác Sĩ Phùng văn Hạnh (Gia Nã Đại) và Bác Sĩ
Tôn thất Sơn (nói đúng hơn là sinh viên y khoa nội trú năm cuối cuả Đại học Y
khoa Huế, định cư tại Na Uy ( ?)). Mặc dù đã trải qua 40 năm nhưng mỗi khi hồi
tưởng đến Tết Mậu thân,không những tôi và các Hướng Đạo Sinh trong thời gian đó
không khỏi cảm kích tinh thần trách nhiệm cuả các vị nói trên, quả thật các vị
xứng đáng với câu “lương y như từ mẫu”. Vì phải trải qua nhiều giờ liên tục
trong phòng mổ để cứu đồng bào nên bác sĩ Tùng đã nhiều lần ngất xỉu tại chỗ
khiến các y tá phòng mổ e ngại nếu có bề gì thì ai cứu đồng bào trong lúc này
đây riêng 2 vị kia trẻ như Bác Sĩ Sơn hay “đô con” như Bác Sĩ Hạnh nhiều khi
chúng tôi đánh thức các ông dậy để thay phiên, các vị dậy không nổi vì quá mệt
sau những ca mổ không ngừng. Phải ghi nhận ở đây rằng 3 vị bác sĩ nói trên đã cứu
không biết bao nhiêu sinh mạng đồng bào Huế trong biến cố Mậu Thân.
Sau
khi được huấn luyện về cứu thương xong, chúng tôi tự động đi đến các phòng ngoại
thương để “xin việc”, một số tình nguyện tại nơi tiếp nhận đồng bào bị thương
do không quân Hoa kỳ tải thương bằng trực thăng Chinook đến đa số các Kha Sinh,
kể từ ngày 3 Tết cứ khoảng 1 giờ các chuyến tải thương nói trên lại mang đến và
chúng tôi phải giải quyết thật nhanh ,họ cho hay được lệnh ấn định với thời
gian ấy vì nhu cầu chiến trường rất khắc nghiệt do vậy ngay khi cánh quạt giảm
tốc độ là chúng tôi chạy nhanh đến phi cơ để tiếp nhận đồng bào càng sớm càng tốt
đem về khu phân loại dưới sự trách nhiệm cuả các y tá, sau đó chúng tôi chuyển
đến các nơi cứu cấp khẩn như phòng mổ hoặc chờ tuỳ theo vết thương. Lúc này
chúng tôi tình nguyện làm tại một phòng được gọi là phòng cháy bỏng. Phút đầu
tiên chị y tá trưởng cũng cho chúng tôi hay về những trở ngại đặc biệt cuả
phòng này là vì lỳ do phỏng nên hầu như các bịnh nhân không thể mặc quần áo chỉ
phủ lên người bằng những tấm vải thật mỏng, bên cạnh đó là vết cháy thường có mủ
nên rất hôi tanh chưa kể là bệnh nhân trong suốt thới gian nếu may mắn qua được
thì ăn uống phải cần sự giúp đỡ ngay cả trong vấn đề đại và tiểu tiện. Chị cũng
nói thêm đã có một vài người đã đến giúp nhưng vì không chịu nổi với những trở
ngại vừa kể nên sau đó không giúp nữa.
Cùng
với tôi là anh Đội Trưởng Đội Nai khi tôi còn ở Thiếu Đoàn Lam Sơn do anh Trần
Xê làm thiếu trưởng, anh trước đây là học sinh trường Phan Châu Trinh, sau đó
vì lý do gia cảnh cha mẹ lần lượt qua đòi sớm để lại một đàn em nhỏ dại nên anh
chuyển qua trường tư vì dù sao sự vắng mặt cũng dễ dàng hơn so với trường công
và nhất lại là trường nổi tiếng về uy tín và kỷ luật. Vì Đà Nẳnng là thành phố
không có trường đại học như Huế, Sài gòn, Đà Lạt nên ngành Thiếu hoạt động mạnh
hơn các ngành khác, một Tráng Đoàn Đống Đa khai sinh bởi Trưởng Tôn Thất Lân
(hiệu trưởng trường Nam tiểu học) hoạt động chỉ trong vòng một thời gian ngắn
ngủỉ sau đó phải ngưng vì Trưởng Lân gia nhập trường Bộ Binh Thủ Đức, anh đã hy
sinh trong lúc làm quận trưởng một quận ở trong Nam lúc đó mang cấp bậc đại uý.
Ngành ấu cũng tương tự nên tôi xuất ngành thiếu sớm để cùng tiếp tay với vài
trưởng hầu xây dựng lại Ấu Đoàn Chí Linh đang không có ngưới phụ trách. Như đã
nói ở trên, anh với tôi rất thân ngoài tinh thần anh em trong phong trào hướng
đạo như BP đã ghi trong 10 điều Luật, anh còn là bạn cùng lớp, chung một bàn .
Quả thật như thế, ngay khi vào phòng chúng tôi dội ngay ra vì muì tanh do những
vết thương lại thêm phòng trang bị máy điều hoà không khí nên lại càng khó chịu
hơn.Tuy nhiên, khi nghĩ đến nhiệm vụ và tinh thần của hướng đạo sinh là giúp
ích, là khó khăn vẫn vui tươi nên hai chúng tôi đều tự nhủ thầm là sẽ phải vượt
qua. Chị y tá chúng tôi vừa gặp, Tăng Thị Kim Phượng (2), người dáng thanh tao,
ăn nói dịu dàng vui vẻ khiến chúng tôi cũng dễ có cảm tình ngay từ lúc đầu,
ngoài chị ra còn có một y sinh đang trong khoá học, một sœur .Tất cả dưới quyền
cuả một bà y tá trưởng người Mỹ dáng ngưòi cao lớn chỉ đến vài giờ trong ngày
vì bà ta còn phải làm bên bệnh viện Việt – Đức kế cận. Phòng đầy những bệnh
nhân vừa mới chuyển từ Huế vào đa số theo sổ tiếp nhận là cư dân cửa Thượng Tứ,
Gia Hội. Số giường không đủ nên một số phải nằm trên băng ca để dưới đất. Thêm
được hai anh em chúng tôi mọi người mừng lắm. Ban đầu chị Phượng hướng dẫn
chúng tôi việc săn sóc các vết thương bằng cánh tẩy rửa các lớp mủ sau đó qua
thuốc do chị chế biến theo công thức ấn định, chúng tôi thoa lên các vùng bị
cháy bỏng, chích thuốc trụ sinh hàng ngày, cho bệnh nhân ăn uống, giúp đỡ trong
việc đại tiểu tiện.Vì là bệnh ngoại thương nên cũng không đói hỏi những kỹ thuật
cao trong nghành y học, bệnh nhân sẽ sống hay chết tuỳ theo mức độ phỏng mà cơ
thể chịu đựng được hay không, có những người sau một thời gian thì hồi sinh, lắm
kẻ phải vĩnh biệt người thân và chúng tôi lại trở thành người đưa tiễn xuống
nhà xác.
Bà
chủ nhà thuốc tây Chợ Cồn sau nhiều ngày ghé tìm thân nhân có ghé phòng chúng
tôi. Bỗng một hôm bà ôm lấy một bệnh nhân vừa mới lành lớp da trên khuôn mặt
sau khi nhận ra đó là chị ruột mình mà đã ra công tìm kiếm. Bà khóc trong nỗi
vui mừng lẫn nỗi ân hận là mấy lần đi qua nhưng không biết người nằm đó là người
chị cuả mình.Chúng tôi an ủi và cho biết người chị được chúng tôi nhận về với hồ
sơ bệnh nhân vô danh có nghiã là không thể khai báo tên tuổi khi nhập viện vì
trong tình trạng mê man. Bà cảm động khi thấy thân nhân mình được săn sóc chu
đáo và đã cám ơn chúng tôi hết lòng. Những ngưòi khác cũng thế sau thời gian chữa
trị lành lặn được chuyển khu hay được về nhà bà con đều nắm tay chúng tôi tỏ
lòng cám ơn đã săn sóc trong thời gian ở đây khiến chúng tôi cũng cảm thấy mình
đã làm được những điều có ích mà Baden Powell đã dặn chúng tôi, Hướng Đạo Sinh
giúp ích mọi người !
Khoảng một tuần lễ sau ngày mất Huế, chúng tôi có lệnh họp khẩn do Trưởng Trần Xê thông báo ở trước hiên nhà cuả một gia đình quen biết nơi đây một người Mỹ thuộc tổ chức Thanh Niên Chí Nguyện Hoa Kỳ tên Clark Brown mà mọi giới trẻ chúng tôi ai cũng biết vì anh nói tiếng Việt giọng 3 miền rành rõi và thuộc lịch sử Việt còn hơn cả chúng tôi, cho chúng tôi hay là đêm nay VC sẽ tấn công nhà thương để cướp lấy ngân hàng máu.Vì có tình cảm với Hướng Đạo nên anh tiết lộ và anh yêu cầu tất cả nên rời nhà thương trong đêm nay càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mệnh. Trưởng Trần Xê cho chúng tôi rút từng người một và giữ bí mật để tránh làm náo loạn trong nhà thương. Nhà tôi ở xa và phải đi qua một trại lính quân cụ nên tôi đến một nhà người quen tá túc qua đêm. Đêm đó thật quá dài với tôi nhưng may mắn mọi việc không như đã được biết trước đó. Sau 75, trong gần nửa số các Kha Sinh hiện diện ở nhà thương đã trở thành những cán bộ CS nằm vùng và một vài đã ở những chức vụ tỉnh và thành ủy.
Tin
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm lại Huế loan truyền nhanh chóng trong toàn
khu nhà thương mọi người mừng rỡ nhất là đồng bào Huế. Họ reo mừng ôm nhau
khóc. Ngoài đường các gánh hàng rong bán bún bò và các món ăn Huế bày bán vội
vã trước cửa nhà thương để mưu sống qua ngày trước đây đã đông nay còn đông
khách hơn như để chung niềm vui lớn. Riêng với chúng tôi lại có công tác mới ,
đó là được chuyển vận ra Huế để cứu trợ đồng bào , thành phần được chọn là các
Kha sinh và Trưởng tình nguyện dưới sự giúp đỡ phương tiện không vận cuả Trưởng
Nguyễn Tấn Định DCC toàn quốc. Trưởng Định nguyên là thiếu tá Không Quân và là
trưởng phòng Không Trợ thuộc phi trường Đà Nẳng. Anh là một trưởng tích cực
trong việc xây dựng phòng trào hướng đạo tại thành phố nhà, chúng tôi thường
nói đùa bằng câu vè rằng: “Việc gì khó có Trưởng Định”. Tốt nghiệp khoá 13 Võ Bị
Đà Lạt và hiện định cư sau 75 tại Virginia. Số tham dự được phép là 20 Hướng Đạo
Sinh tối thiểu là Kha Sinh vì lý do chuyên trở và an ninh chưa an toàn ở Huế.
18 Kha Sinh dưói sự trách nhiệm của trưởng Xê và tôi. Tổng cộng 20 người sau
khi được chủng ngừa dịch tả chúng tôi có mặt tại nhà Trưởng Hồ Văn Đệ, Đạo Trưởng
An hải, để được xe chở vào phi trường nơi đó Trưởng Định đón chúng tôi sau khi
đã được mời ăn sáng trước khi lên máy bay trực thăng loại cũ ra Huế. Lần đầu
tiên đưọc ngồi trong loại máy bay thấp và chậm tôi tất thích thú khi nhìn được
cảnh quê hương dưới tầm mắt nhất là khi bay qua vùng biển Lăng Cô. Đến phi
trưòng Phú Bài, chúng tôi được chuyển về Huế bằng xe quân xa. Càng tiến về Huế
thì hình ảnh chiến tranh càng rõ nét và tôi không khỏi xúc động đến độ nước mắt
tuôn trào khi xe tiến vào Huế và rẽ hướng về Đại chủng viện phía trường Đồng
khánh. Tôi thấy chợ Đông Ba cháy rụi, cầu Trường Tiền gãy nhịp, chung quanh chỗ
xe đi qua đổ nát, trên những bức tường chi chít những vết đạn, mọi người tôi gặp
đều mang một nét sầu thảm như nhau. Xe tiến vào chủng viện tôi nghe toàn những
tiếng than khóc thảm thiết. Các cha, sœur lui tới tấp nập lo cho các nạn nhân tạm
trú trong khuôn viên. Bàn ghế cuả chủng viện lăn lóc ngang ngửa, thỉnh thoảng
đây đó vài nấm mồ chôn vội ngoài vùng đất trống trải.
Đến
cũng đã gần chiều nên chúng tôi chỉ lo việc ăn tối và chuẩn bị đi ngủ, mọi việc
sẽ bắt đầu cho ngày hôm sau. Lợi dụng khoảng trống thời gian này tôi dò hỏi tin
tức cũng như tình hình chung tại Huế cùng với một số ít các anh hướng đạo thuộc
Đạo Thừa Thiên đang có mặt tại đây. Trưởng Trần Xê hướng dẫn các Kha Sinh riêng
tôi vì đã là cấp Trưởng nên tự lo lấy công tác. Suốt đêm thật khó ngủ vì đâu
đâu trong chủng viện đều vang lên những tiếng khóc than không ngớt thỉnh thoảng
còn vọng về đâu đó những tiếng súng giao tranh.
Sáng dậy, tôi vội vã thu xếp để đi theo một nhóm hưóng đạo địa phương qua giúp đồng bào vùng cửa Thương Tứ và cửa Sập mà theo họ nơi đó cần sự giúp đỡ ưu tiên, nhờ họ lựa chọn một số thư tay do đồng bào ở các phòng bệnh tại nhà thương hay tin tôi ra Huế nhờ chuyển cho gia đình.Chiều hôm qua khi mới đến tôi thật xúc động khi nhìn thấy cầu Trường Tiền gãy nhịp thì sáng nay tôi lại càng xúc động hơn khi chính chân tôi được đi qua nhịp cầu đã gãy đó mà nhớ lại trước đây không lâu lắm tôi đã đi qua cây cầu này, tôi đã dừng lại để nhìn xa xa kia chùa Thiên Mụ ẩn hiện dưới nắng chiều. Qua khỏi cầu rẽ trái để về cử Thượng Tứ, dọc theo công viên rất nhiều nấm mồ chôn vội vã mà tôi còn thấy những bàn chân ló ra khỏi đất , muì tử khí xông lên nồng nặc đó đây. Ngang qua con đường đi vào cửa Thượng Tứ nơi mà trong sổ nhập viện mà tôi ghi nhận được là đa số nạn nhân khi khai báo, chuyển những lá thư lắm khi gặp đúng thân nhân họ vui mừng khi nghe tôi báo lại tình trạng khả quan của người thân , họ vui mừng khiến tôi cũng một chút thoáng thấy vui. Công việc của chúng tôi là giúp đồng bào dựng lại những gì còn có thể làm được, thỉnh thoảng một vài xe tải gạo đến phân phát, chúng tôi phụ việc phân phối tuy nhiên vì chiến tranh vừa dứt, các cơ sơ hành chánh không thể hồi sinh trong một sớm một chiều nên có những khó khăn tuy nhiên chính quyền lúc nào cũng đặt niềm tin của một phong trào có uy tín nên mọi việc tuy không hoàn hảo nhưng dù sao cũng hoàn thành tương đối hoàn hảo. Chúng tôi cũng đã đi đến những nơi đã được khám phá ra những mồ chôn tập thể để an uỉ và để làm những gì trong phạm vi và khả năng chúng tôi có thể làm được của tuổi trẻ và của Lý tưởng BP. Ngày lại ngày và thời gian lưu lại giới hạn nên sau 6 ngày tại Huế, chúng tôi phải rời Huế để theo chuyến tiếp liệu mà Trưởng Nguyễn Tấn Định đã dự trù.
Sáng dậy, tôi vội vã thu xếp để đi theo một nhóm hưóng đạo địa phương qua giúp đồng bào vùng cửa Thương Tứ và cửa Sập mà theo họ nơi đó cần sự giúp đỡ ưu tiên, nhờ họ lựa chọn một số thư tay do đồng bào ở các phòng bệnh tại nhà thương hay tin tôi ra Huế nhờ chuyển cho gia đình.Chiều hôm qua khi mới đến tôi thật xúc động khi nhìn thấy cầu Trường Tiền gãy nhịp thì sáng nay tôi lại càng xúc động hơn khi chính chân tôi được đi qua nhịp cầu đã gãy đó mà nhớ lại trước đây không lâu lắm tôi đã đi qua cây cầu này, tôi đã dừng lại để nhìn xa xa kia chùa Thiên Mụ ẩn hiện dưới nắng chiều. Qua khỏi cầu rẽ trái để về cử Thượng Tứ, dọc theo công viên rất nhiều nấm mồ chôn vội vã mà tôi còn thấy những bàn chân ló ra khỏi đất , muì tử khí xông lên nồng nặc đó đây. Ngang qua con đường đi vào cửa Thượng Tứ nơi mà trong sổ nhập viện mà tôi ghi nhận được là đa số nạn nhân khi khai báo, chuyển những lá thư lắm khi gặp đúng thân nhân họ vui mừng khi nghe tôi báo lại tình trạng khả quan của người thân , họ vui mừng khiến tôi cũng một chút thoáng thấy vui. Công việc của chúng tôi là giúp đồng bào dựng lại những gì còn có thể làm được, thỉnh thoảng một vài xe tải gạo đến phân phát, chúng tôi phụ việc phân phối tuy nhiên vì chiến tranh vừa dứt, các cơ sơ hành chánh không thể hồi sinh trong một sớm một chiều nên có những khó khăn tuy nhiên chính quyền lúc nào cũng đặt niềm tin của một phong trào có uy tín nên mọi việc tuy không hoàn hảo nhưng dù sao cũng hoàn thành tương đối hoàn hảo. Chúng tôi cũng đã đi đến những nơi đã được khám phá ra những mồ chôn tập thể để an uỉ và để làm những gì trong phạm vi và khả năng chúng tôi có thể làm được của tuổi trẻ và của Lý tưởng BP. Ngày lại ngày và thời gian lưu lại giới hạn nên sau 6 ngày tại Huế, chúng tôi phải rời Huế để theo chuyến tiếp liệu mà Trưởng Nguyễn Tấn Định đã dự trù.
Về
lại thành phố nhà tôi trở lại nhà thương để phục vụ đồng bào tại phòng bỏng cũ
độ khoảng một tuần thì các trường mở cửa trở lại, bệnh nhân cũng đã không còn
nhiều, chúng tôi chia tay chị Phượng với tất cả lưu luyến riêng chị vẫn nụ cười
hiền hoà, giọng nói trìu mền, chị cám ơn chúng tôi đã đến và gíúp rất nhiều.
Tôi kể cho chị nghe lúc biến cố Phật giáo xảy ra thì gia đình ông Nguyễn hữu Uẩn
, một nhà in và nhà bán đồ đồng nổi tiếng trên đường Hùng Vương có người con bị
thương nặng trong lúc biểu tình chống chính phủ và sau đó chết ở bệnh viện Duy
Tân. Vì lý do hai bên, một là phía chính quyền và một phe ly khai đang giao
tranh nên không thể di chuyển để lấy xác con nên đã nhờ chúng tôi lúc đó được
phép di chuyển để mang anh ta về. chúng tôi đã làm xong chuyện đó và gia đình
đã tạ ơn chúng tôi một số tiền là 6000 đồng (trị giá khoảng 1 lượng vàng thời
đó). Chúng tôi từ chối và nói rằng chúng tôi là những Hướng Đạo Sinh một khi
giúp ích thì không cần nhận sự cám ơn nào. Chủ nhà nghe vậy ngạc nhiên và hỏi
thế thì các anh muốn chúng tôi bày tỏ sự quý hoá cuả chúng tôi bằng cách nào. Bằng
nụ cưòi chúng tôi trả lời rằng chỉ muốn một ly nước thế thôi. Chị Phượng thích
thú sau khi nghe chúng tôi kể lại chuyện đã làm.
Sau này khi đậu tú tài xong tôi rời Đà Nẵng để vào Sài Gòn tiếp tục việc học và chiến tranh đang ở mức độ leo thang, như bao ngàn thanh niên khác tôi nhập ngũ và suốt thời gian thụ huấn tôi đã có nhiều đêm nằm ứng chiến tại trại trường Tùng Nguyên để nhớ về những ngày cũng nơi đây chúng tôi những trại sinh của Tùng Nguyên cuốí cùng vào năm 67 nào là bài học vẽ bản đồ cuả Trưởng Trương Trọng Trác, những đêm sinh hoạt trong Minh Nghĩa Đường, những màn hành xác nhập trại vào ngày đầu với Trưởng Đinh Xuân Phức…
Sau này khi đậu tú tài xong tôi rời Đà Nẵng để vào Sài Gòn tiếp tục việc học và chiến tranh đang ở mức độ leo thang, như bao ngàn thanh niên khác tôi nhập ngũ và suốt thời gian thụ huấn tôi đã có nhiều đêm nằm ứng chiến tại trại trường Tùng Nguyên để nhớ về những ngày cũng nơi đây chúng tôi những trại sinh của Tùng Nguyên cuốí cùng vào năm 67 nào là bài học vẽ bản đồ cuả Trưởng Trương Trọng Trác, những đêm sinh hoạt trong Minh Nghĩa Đường, những màn hành xác nhập trại vào ngày đầu với Trưởng Đinh Xuân Phức…
40
năm trôi qua như nước lặng lẽ chảy qua cầu nhưng cứ mỗi độ Xuân về lòng tôi
không khỏi không xao xuyến khi nhớ về một mùa xuân không thể quên: Muà Xuân Mậu
thân !!
Paris. 2008 - Nguyễn Hữu Xương, Thiếu Sinh Thiếu Đoàn Lam Sơn,Trưởng Bầy Chí Linh, Đạo An Hải Đà Nẵng.
Chú thích : Anh Nguyễn Hữu Xương hiện định cư ở Paris France viết bài này năm 2008 nhân 40 năm Biến cố Mậu Thân 68
No comments:
Post a Comment