“Tự chèo lấy thuyền anh và hãy trông chừng về phía trước : Nếu bạn phó mặc cho người khác lèo lái, nếu quay lưng với hiểm nguy, có thể sự đắm thuyền sẽ ập tới...”
"Hỡi các Tráng sinh,
Tôi trao tương lai phong trào trong tay các bạn."
Bắt đầu bằng trại thử nghiệm ở đảo
Brownsea, phong trào Hướng Đạo ra đời dành cho tuổi thiếu niên. Về sau,
nhận thấy chương trình sinh hoạt được phát thảo theo sách “Scouting for
Boys” không còn phù hợp với thanh niên từ 17 tuổi trở lên nên khó giữ
họ lại với phong tràol vì vậy tháng 06/1917 cụ Baden Powell lập thêm
ngành Hướng Đạo lớn tuổi với mục đích giữ lại và huấn luyện các
HĐS trên 17 tuổi, chuẩn bị hành trang cho họ vào đời, giúp ích tha
nhân và tiếp tục phục vụ phong trào. Năm 1918, ngành ấy được chính thức
gọi là ngành Tráng (Rover Scouting).
BP hình dung cuộc đời là một con thuyền, mỗi một chúng ta phải “tự chèo lấy
thuyền mình”, không nên ỷ lại vào kẻ khác, cũng không thể buông xuôi
để lênh đênh theo dòng đến đâu thì đến, mà phải hướng về bến bờ
hạnh phúc ta hằng mong mỏi. Muốn được như thế ta phải học hỏi, phải
rèn nghị lực để vượt qua 5 hiểm trở chính mà cụ BP gọi là những
tảng đá ngầm, nếu chúng ta không biết cách tránh xa thì thuyền đời
sẽ đắm. 5 tảng đá ngầm đó là :
·
Tảng đá ngầm thứ nhất: NGỰA. Trong chương
này BP cho ta thấy tai hại của những trò chơi đen đỏ trong đó có cả
việc cá ngựa, đánh cuộc túc cầu hoặc các trận tỷ thí quyền Anh...
để vượt qua hiểm trở đó, cụ khuyên ta nên thực hành thể thao thực sự
và làm công việc ưa thích, có một nghề nghiệp thích hợp, biết sử
dụng đồng tiền đúng chỗ và biết giúp ích kẻ khác.
. Tảng đá ngầm thứ hai: RƯỢU. Trong chương này,
cụ BP đề cập đến sự tai hại của những cám dỗ : rượu chè, nghiện
hút... làm cho con người hư đốn, mất tư cách, không có nghị lực để
chống chỏi với những nguy khó của cuộc đời.
. Tảng đá ngầm thứ ba: ĐÀN BÀ. Đừng hiểu lầm
BP có ác ý với phụ nữ khi dùng chủ đề này, vì chính cụ đã bảo
“đàn bà là của báu mà trời ban cho thế gian này...”. Ở đây cụ muốn
nhắc nhở chúng ta luôn tôn kính phụ nữ, đừng để những ý tưởng mờ
ám, những tình dục thấp hèn lôi cuốn để rồi thân bại danh liệt.
·
Tảng đá ngầm thứ tư: HẠNG TU HÚ VÀ BỌN
KHOÁC LÁC. Trong chương này, BP cảnh giác chúng ta đừng nhẹ dạ nghe
theo những lời đường mật của bọn tu hú, bọn lập dị, bọn khoác lác
và bọn quá khích lừa phỉnh.
· Tảng đá ngầm thứ năm: VÔ TÔN GIÁO. Ở đây, cụ BP không tuyên truyền cho một tôn giáo nào mà cũng chẳng
đả kích tôn giáo nào. Cụ muốn chúng ta có một tín ngưỡng tâm linh,
vì tôn giáo nào cũng khuyên người ta làm điều thiện, tránh điều ác.
Sống ngoài thiên nhiên, thấy được điều kỳ diệu của tạo hóa, chúng ta
sẽ cảm nhận có bàn tay của thượng đế xếp đặt.
Phần cuối cuốn sách, cụ phác thảo cơ cấu
tổ chức và sinh hoạt, những nét căn bản của ngành Tráng hiện nay,
giúp cho thanh niên tu thân để được thành công trên đường đời.
Cuốn sách viết rất hay, lời văn dí dỏm,
chuyện kể rút từ những nhân vật có thật, đưa ra những kinh nghiệm
quý báu và cho ta những lời khuyên xác đáng. Các bạn hãy tìm xem.
Nếu xem xong một lần, tôi tin chắc các bạn sẽ không thể không đọc lại
thêm nhiều lần nữa vì sự hấp dẫn của nó.
*
* *
Từ đó ngành Tráng được
bành trướng trên nhiều nước. Năm 1931 Hướng Đạo thế giới tổ chức Họp
Bạn Tráng sinh Toàn cầu (World Rover Moots hoặc nói gọn là World Moots,
không cần chữ Rover người ta cũng hiểu vì Moots là Họp Bạn dành cho
Tráng sinh, cũng nhu từ lndaba dành cho Họp bạn Huynh Trưởng). Các
trại sinh ở trong lứa tuổi 18-25. Họp Bạn Tráng sinh tạo cơ hội cho
các HĐS lớn tuổi gặp gỡ nhau mục đích tăng cường hiểu biết quốc tế
như là công dân thế giới.
World Rover Moots
được thay thế bằng những “Năm Họp mặt Tráng sinh Toàn cầu” (World
Moots Years) từ 1965 đến 1982. Năm 1985, Đại Hội đồng Hướng Đạo thế giới quyết định tái lập Trại Họp Bạn Tráng sinh và kêu gọi đăng cai tổ chức Trại Họp Bạn Tráng sinh toàn cầu lần thứ 8 vào năm 1990. Năm 1988 Đại hội đồng HĐTG chọn các nước đăng cai tổ chức Trại Họp Bạn Tráng sinh lần thứ 8 và thứ 9.
Năm
|
Lần
|
Địa điểm
|
Số người tham dự
|
Số nước tham dự
|
1931
|
1
|
Kandersteg, Thụy Sĩ
|
3.300
|
20
|
1935
|
2
|
Ingaro, Thụy Điển
|
3.500
|
40
|
1939
|
3
|
Monzie, Scotland
|
3.500
|
42
|
1949
|
4
|
Skjak, Na-Uy
|
2.500
|
40
|
1953
|
5
|
Kandersteg, Thụy Sĩ
|
3.300
|
38
|
1957
|
6
|
Sutton Coldfield, Anh
|
3.500
|
61
|
1961
|
7
|
Melbourne, Úc
|
969
|
15
|
1965-1968
|
Năm Họp Bạn Tráng
|
3.599
|
10
|
|
1969-1970
|
Năm Họp Bạn TS
|
7.250
|
26
|
|
1973-1974
|
Năm Họp Bạn TS
|
11.000
|
22
|
|
1977-1978
|
Năm Họp Bạn TS
|
14.560
|
23
|
|
1981-1982
|
Năm Họp Bạn TS
|
22.380
|
31
|
|
12/90-01/91 8
|
Melbourne, Úc
|
|||
07/1991 9
|
Kandersteg, Thụy Sĩ
|
|||
07/1995 10
|
Rausberg, Thụy Điển
|
Về Họp Bạn Tráng sinh của Hướng Đạo
Việt Nam thì có:
1942 – Họp Bạn ở Hoa Lư, có 400 Tráng sinh
toàn quốc tham dự.
1944 – Họp Bạn Qua Châu dành cho miền Bắc và
Bắc Trung Việt. Họp Bạn Bảy Miễu (Nha Trang) cho Nam Trung Việt và Nam
Việt... vì lúc bấy giờ tình hình chính trị rối ren, phương tiện đi
lại rất khó khăn, không thể tổ chức Họp Bạn Toàn quốc tại cùng một
địa điểm được.
1969 – Trại Họp Bạn Tráng sinh Toàn quốc tại
Đà Lạt do Trưởng Tôn Thất Sam tổ chức và do Trưởng Đỗ Quý Toàn điều
hành.
Sau khi nở rộ khắp thế giới, dần dần vì
hoàn cảnh xã hội của lứa tuổi 17-25 chi phối, nên ngành Tráng đã
thay đổi và thăng trầm tùy theo địa phương.
Hiện nay, ở nước Anh (cái nôi của HĐ) và ở
Hoa Kỳ (nước có số HĐS đông nhất thế giới) không có ngành Tráng; vì
lứa tuổi sinh viên vừa phải đi làm vừa đi học không còn thời giờ để
sinh hoạt... Vả lại quan niệm giáo dục cho rằng lứa tuổi này đã
“cứng đầu” không dễ gì uốn nắn được nếu ai còn tinh thần Hướng Đạo
thì tham dự các khóa Huấn Luyện để thành Trưởng đơn vị. Vì với lứa
tuổi đó, sau khi đã được Huấn Luyện tiệm tiến qua các ngành Nhi – Ấu
– Thiếu – Kha, họ đã có chuyên hiệu Eagle Scout (Mỹ) hoặc Queen's Scout
(Liên Hiệp Anh) (tương đương với Hướng Đạo Hiệp Sĩ hoặc HĐ Lạc Long
của Hướng Đạo Việt Nam), đủ kỹ năng sinh hoạt, chỉ cần hướng dẫn về
nghệ thuật lãnh đạo là có thể trở thành Trưởng giỏi.
Ở Bắc Mỹ, hiện nay chỉ còn HĐ Canada là có
ngành Tráng, khá mạnh và vẫn theo đúng chương trình mà BP đề ra.
Ở Âu Châu, nước Pháp còn ngành Tráng khá
đông, thiên về công tác xã hội.
Ở Á Châu thì Ấn Độ có ngành Tráng mạnh
nhất và số Tráng sinh cũng đông nhất thế giới.
Riêng ở Việt Nam, một ngày nào đó sẽ chuyển
thể ngành Tráng để khỏi trùng với lứa tuổi của Đoàn Thanh niên.
Nhưng hiện giờ và giai đoạn chuyển tiếp thì vai trò ngành Tráng còn
rất cần vì đó là vườn ươm Trưởng. Các Tráng sinh hiện nay, kể cả
những người ở lứa tuổi trên dưới 30, đều nhảy ngang từ ngoài phong
trào vào hoặc khá nhất cũng chỉ là Sói Con thuở trước, vì vậy cần
phải được sinh hoạt với ngành Tráng để luyện tập kỹ năng HĐ hầu có
căn bản mà dẫn dắt đoàn sinh sau này.
MỤC TIÊU CỦA NGÀNH TRÁNG
“Tráng là một
cộng đồng huynh đệ, sống ngoài trời và giúp ích”.
Cụ BiPi định nghĩa vắn tắt và đơn giản thế
thôi, nhưng xét kỹ thì thực hành cho được những điều ấy không phải
dễ.
... cộng đồng
huynh đệ :
- Đã là cộng đồng thì phải
đoàn kết, khắng khít với nhau như những chiếc đũa trong cùng một bó,
không ai có thể tách rời để bẻ gãy từng chiếc lẻ tẻ.
- Đã là huynh đệ thì phải
thương yêu nhau như ruột thịt đúng theo điều Luật thứ tư.
Học thuộc Luật, nói thương yêu ở đầu môi
chót lưỡi thì chẳng khó gì, nhưng tạo cho được một tình huynh đệ
thật sự thắm thiết thì đòi hỏi chúng ta rất nhiều cố gắng... Muốn
có tình tương thân tương ái thì phải bỏ hết tỵ hiềm, không phân biệt
Toán anh Toán tôi, không chê bai đoàn khác, không kỳ thị tôn giáo,
chủng tộc... và nhất là phải biết nhường nhịn nhau. Con gà ghét nhau
vì tiếng gáy, con người không ưa nhau vì quá khoe khoang. Cho nên muốn
được lòng người thì khi ta càng tài càng giỏi lại càng phải khiêm
tốn. Ôi ! với cái tuổi đầy nhiệt huyết và háo thắng mà phải nhường
nhịn, phải khiêm tốn thì thật là khó. Ừ ! khó thì thật là khó đấy
nhưng vượt qua được, thắng được mình thì mới thật vẻ vang, Tráng sinh
mà !
Các anh em trong Toán không phải đều như nhau,
có kẻ ngông nghênh, có người gàn gàn, có anh luôn sôi nổi, cũng có
người chỉ sống với nội tâm ít nói như con gái... nhưng phải cố gắng
làm sao để sống hòa hợp với nhau mới tài, cũng như trong bàn tay có
ngón ngắn ngón dài, ngón lớn ngón nhỏ nhưng phải cử động nhịp
nhàng ăn khớp thì mới tạo nên bàn tay khéo léo.
Toán và Tráng đoàn là một xã hội thu hẹp,
có người tốt kẻ xấu... chúng ta cố gắng thương yêu đùm bọc lấy nhau,
giúp nhau cải hóa cái xấu để thành người tốt, chứ mọi người đều
thánh thiện cả thì đâu cần đến sự giáo dục của HĐ ?!
... sống ngoài
trời :
Cụ BP nói về cuộc sống ngoài trời như sau:
“...ra khỏi không khí bụi bặm ngột ngạt của chốn thành thị ồn ào,
anh sẽ hít được những luồng gió dịu nhẹ khỏe khoắn trên đồi và thở
được nhiều không khí trong sạch, máu anh sẽ đổi mới trong huyết quản
và tư tưởng sẽ đổi mới trong đầu” (Đường Thành Công).
Ai mà chẳng căng phồng ngực thở không khí
trong lành ngoài đồng nội hoặc luồng gió thoáng mát ngoài biển khơi
lồng lộng thổi vào.
Mọi người đều lâng lâng thích thú khi ngửi
thấy hương lúa lúc trổ đòng đòng hoặc mùi cỏ non vừa mới cắt.
Chẳng riêng gì hương thơm của hoa đồng cỏ nội
mà cả mùi khói rơm, mùi rác thông cháy cũng làm cho chúng ta ngây
ngất.
Nhìn ráng trời lúc hoàng hôn, trông thấy
khói lam chiều nhẹ nhàng tỏa ra trên mái rạ, ngắm trăng lên trên mặt
biển... Ôi tuyệt diệu làm sao !
Vậy cuộc sống ngoài thiên nhiên, nơi trời cao
đất rộng, ai cũng thích chớ đâu riêng gì HĐS.
Chẳng những Tráng sinh nên sống ngoài trời
mà cả các ngành khác cũng nên sinh hoạt trong khung cảnh thiên nhiên
mới đem lại thích thú cho các em.
Cụ BP cũng khuyên chúng ta đọc “cuốn sách
của thiên nhiên”, vì gần tạo vật chúng ta thấy tâm hồn thoát tục,
hướng thượng.
Tráng sinh chúng ta, chẳng
những chỉ biết ngắm cảnh đẹp lúc tốt trời mà còn biết sống ngoài
thiên nhiên, ngay cả lúc thời tiết khắc nghiệt, một cách tiện nghi và
thoải mái. Muốn được thế, chúng ta phải rành kỹ năng chuyên môn của
HĐ.
Chương trình Tân sinh, HĐ hạng Nhì, HĐ hạng
Nhất... trang bị cho chúng ta những điều đó. Các bạn không những chỉ
học qua cho biết mà còn phải thực hành luôn, đến khi cần ta mới có
thể áp dụng được. Ngoài ra, Tráng là ngành đàn anh của phong trào,
nếu chưa tập sự hoặc làm phụ tá đơn vị Trưởng để góp phần huấn
luyện đàn em, thì ít ra cũng có thể bày cho các em Ấu, Thiếu, Kha
sinh khi chúng hỏi nhờ chỉ giúp cách làm một cái nút, cách đọc bản
đồ... chứ nếu chẳng học
rồi tảng lờ đi hoặc thú thực rằng không biết thì ra thể thống gì !
Các em sẽ nghĩ gì khi mà từ trước đến giờ chúng vẫn xem Tráng sinh
là thần tượng, là anh cả của chúng ?!
Trong thực tế hiện nay, có một số Tráng
đoàn lơ là việc học tập chuyên môn, nghĩ rằng thắt nút, đánh
Sémaphore... là để dành cho ngành Thiếu và Kha, còn Tráng lớn rồi
thì cần suy gẫm chuyện đời và làm những công cuộc to tát... Nếu quan
niệm như thế thì không đúng đâu ! Những việc ta xem là nhỏ nhặt đó
chẳng những cần thiết cho mọi sinh hoạt trong đoàn mà còn hữu ích
trong cuộc sống. Đã có nhiều HĐS vô cùng biết ơn sự giáo dục của
phong trào khi họ còn sống sót sau một thời gian lênh đênh ngoài khơi
nhờ biết nhìn sao tìm phương hướng mà vào bờ hoặc biết cách truyền
tin bằng Morse hoặc Sémaphore để cầu cứu... và chắc cũng có nhiều
HĐS đã ân hận trước khi xuống tuyền đài vì coi thường chuyên môn HĐ mà
không chịu học, nhưng lúc ấy thì đã muộn rồi !
... và giúp
ích:
Phong trào Hướng Đạo đã huấn luyện cho chúng
ta có thói quen giúp ích... từ lúc còn là Sói con đã biết “mỗi
ngày làm vui lòng một người”, lên Thiếu phải “mỗi ngày ít ra cũng
làm một việc thiện mới được tháo cái nút ở chéo khăn...” và lên
đến tuổi Tráng thì biết giúp ích nhân quần xã hội với những công
tác lớn lao hơn: tham gia xóa mù chữ; tổ chức trại hè cho những trẻ
khuyết tật hoặc con em các trại phong cùi để họ khỏi mặc cảm bị xã
hội bỏ rơi; dựng lại nhà cho những nạn nhân bị thiên tai hoặc hỏa
hoạn...
Giúp ích cũng có nhiều cách: góp công, cho
của, đôi khi khuyên bảo điều hay để một người trở thành công dân tốt
hoặc đem lại hạnh phúc cho gia đình họ lại là việc thiện lớn lao hơn
cả quyên góp tiền bạc để đi ủy lạo vì chúng ta không như những hội
từ thiện bình thường khác.
Các công cuộc giúp ích là của ngành Tráng
chúng ta, nhưng những việc thiện nhỏ nhặt hàng ngày cũng chớ bỏ qua,
đừng tưởng rằng những việc ấy dành cho Ấu, Thiếu, Kha: nhặt vỏ
chuối cũng có thể cứu một thai phụ khỏi trượt ngã làm nguy hại đến
tính mạng, lượm cái đinh cũng có thể cứu một người khỏi bị
Tétanos, băng bó cho một kẻ té xe cũng có thể giúp họ khỏi tử vong
vì mất máu... bất kỳ việc thiện nào dù lớn hay nhỏ cũng có ích
cả.
Nhưng hãy lưu ý: mang hành lý giúp cho những người già ở nơi
vắng vẻ là điều nên làm, nhưng nếu xách hành lý giùm họ ở sân ga
hoặc bến tàu thì coi chừng bị đánh vì cướp nguồn sinh sống của
những phu khuân vác. Nhường chỗ cho phụ nữ hoặc người già ở trên xe
buýt là thái độ lịch sự của HĐS, nhưng nhường chỗ cho những kẻ ấy
trên chuyến xe liên tỉnh khi đã đầy người mà họ vẫn cố chui lên chứ
không chịu chờ xe khác thì ta là kẻ không điên cũng ngốc ! Giúp đỡ
tiền bạc cho những hành khất bị mất sức hoặc tàn phế là chuyện
đúng thôi, nhưng vì lấy “le” với con gái, đem tiền cho những kẻ ăn xin
còn mạnh khỏe thì chúng ta có tội khuyến khích họ trở nên lười
biếng và ỷ lại.
Những việc thiện, những công tác xã hội nói
trên thì bất kỳ đoàn thể nào cũng làm được, nhưng có một công tác
giúp ích chỉ Tráng sinh mới làm được mà thôi đó là tiếp tay với
phong trào để rèn luyện các thanh thiếu nhi thành công dân tốt cho đất
nước.
Gia nhập Hướng Đạo, chúng ta chỉ mới làm
một con số cọng; đảm nhiệm Trưởng đơn vị thì chúng ta mới làm một
bài toán nhân.
Muốn giúp ích bằng cách làm Trưởng thì
chúng ta phải Tu thân, Tề gia và tham dự các khóa Huấn luyện.
Hãy tham dự các khóa Huân luyện để có căn
bản về làm tập sự hoặc phụ tá đơn vị rồi dấn thân làm Trưởng.
Đừng nặng đầu óc chạy theo “bằng cấp”, hết đi trại Huấn luyện này
lại tham dự khóa Huấn luyện khác mà rồi chẳng làm gì cả. Cái
“bằng Trưởng” chỉ có giá trị khi ta có “nghệ thuật làm Trưởng”. Mà
nghệ thuật làm Trưởng không phải chỉ có học qua một khóa Huấn luyện
5-10 ngày là đủ. Ở Trại Trường, các Trưởng Huấn Luyện chỉ cho ta
những điều căn bản để áp dụng đồng nhất giữa các đoàn và cũng là
nơi để kết tình huynh đệ với các bạn ở đơn vị khác. Ta phải đem
những điều học được để áp dụng ở đơn vị và rút thêm kinh nghiệm qua
thực hành. Việc tu luyện để làm Trưởng không bao giờ ngừng nghỉ vì
tâm lý và nhu cầu của trẻ cũng thay đổi tùy theo không gian và thời
gian.
Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải cố gắng
học tập để làm tròn sứ mạng mà BP giao phó: “Trao tương lai phong
trào trong tay các Tráng sinh”.
Hươu Điềm Đạm Tôn Thất Hùng ( Cuộc Sống Lữ Hành )
No comments:
Post a Comment