Trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều tiếng (để nói) và nhiều chữ (để viết) là chữ kép, tức hai chữ đi liền nhau mà chúng ta nghe và viết đã quá quen dù là danh từ, động từ hoặc tĩnh từ…Xin đưa ra vài ví dụ về danh từ như những chữ họ hàng, bà con, bạn bè, chợ búa, thuốc men…động từ như ăn nói, nói năng, viết lách…tĩnh từ như vui vẻ, sạch sẽ, mát mẻ...
Hãy xét danh từ
“họ hàng”. Khi nói hay viết hai chữ
“họ hàng” thì chúng ta nghĩ ngay đến
những người có liên hệ gia tộc với nhau. Nói hay viết “ông A có họ hàng với bà B” thì chúng ta đều hiểu
rằng hai người này là “bà con” (lại
một chữ kép nữa) với nhau dù là “bà con”
xa hay gần. Nếu tách riêng hai chữ “họ”
và “hàng” ra thì ta vẫn có thể dùng
chữ “họ” chứ không ai dùng chữ “hàng” để nói đến những người có liên hệ
gia tộc với nhau. Ta có thể nói: “Anh ấy có họ với tôi” chứ không thể nói “Anh ấy có hàng với tôi” được (trừ khi nói: người trong Nam nhận họ, kẻ ngoài Bắc nhận hàng!). Cho nên khi có một danh từ kép
như hai chữ “họ hàng” chẳng hạn thì
ta có thể dùng cả hai chữ “họ hàng”,
họăc một chữ đầu “họ”, mà không ai
dùng chữ sau “hàng”. Lại nữa, ta nói
“nó và tôi có họ với nhau” chứ không ai nói “Nó và tôi là họ với nhau”. Còn hai chữ “bà
con” cũng không giống trường hợp hai
chữ “họ hàng”. Ta có thể nói “ Anh
và tôi là bà con với nhau” chứ không
nói “Anh và tôi là bà với nhau” hoặc
“Anh và tôi là con với nhau” được!
Thật là rắc rối! Không hiểu các nhà ngôn ngữ học giải thích thế nào đây?
Chắc chắn nhiều lần
chúng ta nghe người quanh ta nói những câu rất thông thường như “chợ búa hôm nay ế ẩm” hay “hôm nay chưa
chợ búa gì cả”. Phân tích hai câu
trên cũng nhận ra được nhiều điều thú vị trong ngôn ngữ Việt Nam mà hàng ngày ta
vẫn xử dụng. Một bà bán hàng trong chợ gặp hôm ế ẩm thì than rằng “chợ búa hôm nay ế ẩm quá!”. Một bà bận
bịu chưa đi chợ được thì than: “chưa chợ
búa gì cả!”. Ta lưu ý trong ví dụ thứ hai không có chủ từ đứng ở đầu câu mà
cũng không có động từ “đi” như khi
ta nói “ mẹ tôi đi chợ”. Các bạn có bao giờ nghe một người phát biểu như thế
này chưa “Sáng nay chị tôi đi chợ búa
rất sớm”? Câu này nghe ra hình như hơi nghịch nhĩ. Cho nên phải nói: “ Sáng nay
chị tôi đi chợ rất sớm”. Điều thú vị
nhất của hai chữ “chợ búa” là để cái “búa” phía sau cái “chợ”
thì thành “phiên chợ, họp chợ, đi chợ…”
nhưng nếu sáng sớm ra đường mà gặp một người đẹp phán cho câu “Sáng nay chưa búa gì cả” thì phải nhanh chân lẹ cẳng
mà chạy kẻo không thì ăn cái búa là
cái chắc. Một lần nữa xin các nhà ngôn ngữ học giúp cho!
Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc cho
con bị bệnh, người mẹ than: “không tiền thuốc
men e khó qua khỏi…” Một anh chồng bị bệnh mà lười không uống thuốc thì bị
chị vợ phán: “đồ lười biếng, không chịu thuốc
men gì cả, cho mày chết luôn!”. Ta cứ cho rằng chữ men đứng sau chữ thuốc
là một danh từ thì, thứ nhất là chất men
dùng để tráng bên ngoài như men răng
men sứ, thứ hai là chất men trong các loại rượu và bia. Với
chất men thứ nhất, có thể nào trong
thuốc có chất men khi uống vào nó sẽ
tráng các chỗ bị đau được lành chăng? Nghe không ổn phải không các bạn? Còn
chất men thứ hai, nếu tôi là chị vợ
trong ví dụ trên thì khi gặp anh chồng lười biếng, tôi không cho anh ta uống thuốc, cũng không cho uống thuốc men mà chỉ cho anh ta uống men mà thôi. Lúc ấy anh ta sẽ khỏe
ngay, ngồi dậy và chạy ra khỏi nhà để đi mua thêm men.
Chữ “bạn bè” thì cách nay ít lâu tôi có đọc
được mấy email với nội dung có liên quan đến hai chữ bạn bè. Email thứ nhất của anh A (xin dấu tên) gửi cho anh B nhờ
giúp một việc, email này được gửi đồng thời cho nhiều người. Anh C đọc được
email của anh A không bằng lòng nên bèn hỏi anh A tại sao lại phải nhờ anh B
làm chuyện như vậy. Anh A bèn trả lời là giữa anh và anh B là chỗ “bạn bè”. Rắc rối bắt đầu ở chữ “bè”. Anh C xài xể anh A một tăng vì
theo anh thì chúng ta chỉ là bạn với
nhau chứ không thể nào là “ bè”. Mà
đã là “bạn” thì không có “bè”, còn có “bè” thì không là “bạn”.
Cũng theo anh C, “bạn” thì OK, chứ “bè” thì không được. Anh giải thích thêm
“bè” là “bè lũ” “bè đảng” “kết bè kết lũ”, ý nói không tốt. Không
hiểu các “bạn” nghĩ sao? Riêng kẻ
viết bài này có rất nhiều “bạn”,
nhưng nhiều lúc vẫn xử dụng chữ “bạn bè”
lúc nói cũng như khi viết. Điều đó không có nghĩa là kẻ này “kết bè, lập bè ” với nhau để làm “chính chị chính
em” gì cả. Nếu cứ cho rằng “bạn bè”
ở cái nghĩa không tốt thì chắc chắn sẽ oan cho nhiều người lắm, trong đó có kẻ
viết phiếm này.
Về
động từ, xin đề cập đế các chữ “ăn nói”
và “nói năng”.Trong động từ ăn nói, ta thấy có chữ ăn và nói. Ăn là một động từ, nói cũng là một động từ. Nếu tách riêng
thì hai hành động ăn và nói hoàn toàn khác nhau. Nhưng hai chữ
đứng chung lại thì chỉ có một nghĩa. Thí dụ ta nói “Cô Minh có khiếu ăn nói”, tức là cô Minh nói khéo nói
hay…chứ không phải vừa ăn vừa nói…Còn động từ nói năng cũng đặc biệt ở chỗ, nói
là một động từ, còn chữ năng thì về
phương diện văn phạm, cá nhân tôi không biết phải xếp vào “tự loại” nào? Về chữ
nghĩa dân gian, ta có hai chữ “ăn nói”
và “nói năng” . Nhưng về ý nghĩa thì
theo thiển ý, hai chữ này hoàn toàn khác nhau. Khi đề cập đến một người có tài
“nói” người ta phát biểu “ Cô ta là
người ăn nói có duyên”, còn đề cập
đến một người nói không đâu ra đâu
thì “ Cô ta nói năng không đầu không
đuôi…” Nói và Nói Năng như vậy không cùng diễn tả tính cách của hành vi nói. Hai ví dụ sau đây cho thấy sự khác
biệt. Ví dụ 1: “Ông ấy nói rất hấp
dẫn”. Ví dụ 2: “Ông ấy nói năng chẳng
ra ngô ra khoai gì cả”. Ta không thể nói: “Ông ấy nói năng rất hấp dẫn” nhưng ta có thể nói: “Ông ấy nói chẳng ra ngô ra khoai gì cả”. Điên
cái đầu phải không các bạn?
Động từ “viết lách” mới là hay! “Viết” là động tác cầm bút (bút chì hay
bút mực gì cũng OK) để viết trên giấy, trên những tấm check…” Khi chúng ta còn
đi học, mài đũng quần trên ghế các nhà trường tiểu học, trung học, đại
học, huấn luyện hoặc trong tù cải tạo thì chúng ta có quyền và bổn phận phải “viết”. Khi còn ở bậc tiểu học, mỗi tuần
có hai giờ tập viết, nghĩa là viết nắn
nót, viết cho đẹp, cho ngay hàng thẳng lối. Nhưng khi lớn lên rồi thì đi làm
kiếm tiền để dắt đào đi ăn cà rem hoặc đi coi chớp bóng, không muốn sống độc
thân thì kiếm tiền cưới vợ rồi nuôi con. Có nhiều nghề để làm, đi vào quân ngũ
cũng lãnh lương hàng tháng, coi như đi làm, làm lính làm quan. Có người lại
thích làm cái nghề “viết lách”.
Không ai bảo làm nghề “viết” mà phải
gọi là “viết lách” mới hay cơ!
Nhà văn, nhà thơ, nhà báo …thuộc vào loại những người “viết lách”. Nếu ta thỉnh thoảng viết vài ba lá thư gửi cho đào nói chuyện buồn chuyện vui rồi thêm vào dăm ba câu “tán tỉnh tình tứ” cũng chỉ gọi là “viết” chứ không gọi là “viết lách” được. Khó là ở chỗ đó! Vì “viết lách” đâu phải là chuyện dễ! “Viết” cho đào hay cho người quen đọc thì không có vấn đề vì chỉ có một người đọc mà thôi, nhiều lúc một mình trốn vào nơi kín đáo mà đọc. Còn “Viết lách” là “viết” cho nhiều người đọc, nhất là mấy cái ông thuộc trường phái kiểm duyệt thì đọc rất kỹ. Chẳng những thế, mấy ông này còn đặt bài của người ta lên kính hiển vi loại “cực kỳ xúp - pờ” mà soi nữa. Soi qua soi lại thế nào cũng thấy có điều này điều nọ gây ra bịnh “dị ứng” hoặc bịnh “nhạy cảm” để rồi phán “viết không đúng lề!”. Chuyện này thường xảy ra dưới bầu trời báo chí, văn học nghệ thuật xã-hội-chủ-nghĩa (có người bảo xú-heo-chó-ngựa). Vì vậy mấy vị cầm viết phải “viết lách” là đúng!. Vừa “viết” vừa “lách” để khỏi đi trật đường mòn xú-heo-chó-ngựa. Nhưng cũng có nhiều người cầm bút “viết” mà không “lách” nên họ bị chận đường hành hung, gây tai nạn, vứt chất bẩn vô nhà rồi còng tay nhốt vô tù. Những năm gần đây có nhiều vị “viết” mà không “lách” này được các tổ chức về nhân quyền trao tặng giải thưởng “viết” mà không “lách”, trong đó có nhiều vị nữ lưu đang còn ở Việt Nam. Thật đáng phục!
Nhà văn, nhà thơ, nhà báo …thuộc vào loại những người “viết lách”. Nếu ta thỉnh thoảng viết vài ba lá thư gửi cho đào nói chuyện buồn chuyện vui rồi thêm vào dăm ba câu “tán tỉnh tình tứ” cũng chỉ gọi là “viết” chứ không gọi là “viết lách” được. Khó là ở chỗ đó! Vì “viết lách” đâu phải là chuyện dễ! “Viết” cho đào hay cho người quen đọc thì không có vấn đề vì chỉ có một người đọc mà thôi, nhiều lúc một mình trốn vào nơi kín đáo mà đọc. Còn “Viết lách” là “viết” cho nhiều người đọc, nhất là mấy cái ông thuộc trường phái kiểm duyệt thì đọc rất kỹ. Chẳng những thế, mấy ông này còn đặt bài của người ta lên kính hiển vi loại “cực kỳ xúp - pờ” mà soi nữa. Soi qua soi lại thế nào cũng thấy có điều này điều nọ gây ra bịnh “dị ứng” hoặc bịnh “nhạy cảm” để rồi phán “viết không đúng lề!”. Chuyện này thường xảy ra dưới bầu trời báo chí, văn học nghệ thuật xã-hội-chủ-nghĩa (có người bảo xú-heo-chó-ngựa). Vì vậy mấy vị cầm viết phải “viết lách” là đúng!. Vừa “viết” vừa “lách” để khỏi đi trật đường mòn xú-heo-chó-ngựa. Nhưng cũng có nhiều người cầm bút “viết” mà không “lách” nên họ bị chận đường hành hung, gây tai nạn, vứt chất bẩn vô nhà rồi còng tay nhốt vô tù. Những năm gần đây có nhiều vị “viết” mà không “lách” này được các tổ chức về nhân quyền trao tặng giải thưởng “viết” mà không “lách”, trong đó có nhiều vị nữ lưu đang còn ở Việt Nam. Thật đáng phục!
Giờ
thì đề cập đến vài tĩnh từ cho đủ phần “chuyện phiếm”. Ba tĩnh từ nêu ở phần
đầu là vui vẻ, sạch sẽ, mát mẻ. Lưu ý
là ba tĩnh từ này đều có âm “e” đứng
ở chữ thứ nhì (vẻ, sẽ, mẻ). Ta đưa ra ba thí dụ để thấy chữ nghĩa Việt Nam không đơn giản
chút nào. Thí dụ 1: “buổi họp mặt rất vui
vẻ”, cũng có thể nói “buổi họp mặt rất vui”.
Thí dụ 2: “Căn phòng này rất sạch sẽ”
hoặc “căn phòng này rất sạch”. Thí
dụ 3: “Thời tiết hôm nay mát mẻ”
hoặc “thời tiết hôm nay mát”. Vậy
thì, có thể nào tạm kết luận rằng khi có một tĩnh từ “kép” thì chúng ta có thể
dùng cả hai chữ để diễn tả tính chất của sự việc họăc chỉ dùng chữ đứng đầu của
tĩnh từ kép ấy mà không làm sai lệch ý nghĩa. Ngược lại chưa bao giờ nghe ai
nói “buổi họp mặt rất vẻ”, “căn
phòng này rất sẽ” hoặc “thời tiết
hôm nay mẻ”. Nếu “nói năng” như thế e có người bảo ta bị
“điện không nặng”.
Kẻ
viết bài này định kết thúc câu chuyện phiếm chữ nghĩa ở đây nhưng bỗng nhớ đến
hai tĩnh từ rất hay và có phần thú vị. Đó là các chữ “trẻ” và “trẻ trung”. Hãy
xem vài ví dụ. 1/Anh Tâm là một người rất trẻ.
2/ Khi còn trẻ, cô Mai hát rất hay.
3/Buổi sinh hoạt hôm nay dành cho các bạn trẻ.
4/Tính của ông Nam rất trẻ trung”. Trong
ba ví dụ trước, chữ trẻ nói đến
những người còn ở trong độ tuổi thiếu niên, thanh niên, thanh nữ. Ở ví dụ sau
cùng, hai chữ trẻ trung nói đến một
người có thể đã ở độ tuổi “lục tuần thất tuần” nhưng tính tình, lối nói chuyện,
cách giao tiếp của ông ta giống như những người đang còn trẻ tuổi vậy. Để kết
luận : chữ trẻ nói về người trẻ, chữ trẻ trung để chỉ các vị già. Già mà trẻ trung thì vẫn có thể gọi bằng anh cũng được. Anh già. Nếu quý
vị thuộc phái nữ thì gọi là “chị già” nhưng sau khi phán hai chữ “chị già” thì
phải tìm đường mà “chẩu”, kẻo không “chị già” sẽ phán “sáng giờ chưa búa ai” liệu hồn!!!
Anh Già
No comments:
Post a Comment