Trích Đọc Đường Thành Công của
Baden-Powell
Hiểm
Trở Thứ Hai: Rượu (Nguyễn Tấn Đức và Nguyễn Thúc Toản dịch)
Rượu? Tôi thích dùng một ly rượu
ngon, vì cái vị, cái màu đẹp và tính chất giải khát của nó. Tôi cũng thích một
ly rượu bia hay rượu Tàu tùy theo lúc. Tuy nhiên, ly rượu thứ hai không mấy khi
quến rũ như ly thứ nhất vì mùi vị của nó đã mất tính cách mới lạ đối với xúc
giác lúc ban đầu và vì sự thèm muốn cũng đã suy giảm. Còn đến ly thứ ba thì kẻ
thức giả biết rằng nó chứa đựng thuốc độc, vì những chất đường và chất hóa học
trong rượu sẽ không mang đến kết quả gì tốt cho anh. Tôi tưởng rằng không mấy
người nhận định rõ rằng uống nhiều bia sẽ sinh ra những cục “chai” trên da thịt,
cũng như thứ rượu “porto” (của xứ Portugal) sản xuất giúp cho bệnh thống phong
(gout) phát ra.
Chính
ly rượu thứ ba, nếu không phải là ly thứ hai làm cho tiêu tan điều kiện để luyện
tập thân thể, cho một thanh niên phải nhìn đến nó một cách thận trọng. Trong
trung đoàn của tôi, chúng tôi sinh hoạt trên nguyên tắc là sĩ quan chánh ngạch
và không chánh ngạch đều chỉ huy quân sĩ
bằng cách làm gương mẫu hơn là ra uy, do đó tôi nhận thấy rằng có một vài thầy
đội có vòng bụng quá lớn cho nên không lên ngựa xuống ngựa một cách lẹ làng để
làm gương khi huấn luyện cho quân sĩ.
Tôi bèn ra lệnh rằng trong vòng ba tháng, bất cứ sĩ quan nào, chánh ngạch hay
không chánh ngạch mà lên yên xuống yên chậm chạp vì cái vòng bụng bự thì sẽ bị
thải hồi, và từ đây đến lúc mãn hạn định trên, phải làm thế nào để bớt lớp mỡ
vô dụng nơi bụng đi.
Lệnh trên này có tính
cách xây dựng, và đồng thời tôi cũng bày cho họ cách thức làm thế nào, chỉ cần
thêm chút ít luyện tập thể dục hằng ngày và bớt chút ít rượu là được. Kết quả
hoàn toàn tốt đẹp có thể làm cho mọi người ngạc nhiên. Chính cái ly rượu thứ ba
gây nên tai hại. Với cái ly thứ ba này, còn sinh ra lắm thứ tệ khác, nó kéo đến
ly thứ tư, ly thứ năm, ly thứ “sau- aú”. Đến đây mới bắt đầu lôi thôi, ông bạn
của “lưu linh” ôm riết cột đèn và hỏi: “Đứa nào trồng tre giữa đường?”.
Tôi biết có một kỷ sư rất giỏi, thật là một người tài hoa
đặc biệt. Ông có thể trở nên một nhân vật lừng danh nếu ông ấy không mắc phải
cái chứng làm cho ông tự gọi là “con người 20 phút”, nghĩa là nhắp đến rượu là
phải đủ 20 phút từ ly đầu đến ly cuối, không hơn không kém. Câu chuyện này làm
tôi nhớ đến một hải quân đô đốc Hoa Kỳ mà tôi được biết lúc thiếu thời. Mỗi khi
tôi mời ông một ly, ông đều trả lời: “Tôi xin lỗi, tôi không khi nào uống ngoài
giờ uống”. Câu chuyện này đưa đến điểm
tôi muốn nói là chính việc uống ngoài những bữa ăn đã gây nhiều tai hại. Nếu
người ta chỉ uống rượu khai vị vào giờ ăn thì tôi tưởng rằng đâu có chuyện say
sưa và sức khỏe cũng sẽ được tăng gấp bội. Trở lại với trung đoàn của tôi (tôi
báo trước là sẽ rất bực mình vì cái “tôi và trung đoàn của tôi” trước khi đọc xong
sách này; nhưng tôi chỉ muốn trình bày những kinh nghiệm bản thân đã thâu thập
trong khi lái thuyền qua hiểm trở, vì thế tôi mong anh thứ lỗi), tôi cho binh
sĩ, mặc dầu trái với thể lệ, được phép dùng rượu bia trong bữa ăn tối và bữa ăn
đêm (thức ăn nóng) và việc ấy đã trở thành một thông lệ trong trung đoàn.
Có
một ông bạn đầy thiện chí muốn chỉ cho một chàng nghiện rượu lối sống sai lầm của
chàng và muốn giúp chàng cải thiện, nhưng con ma rượu ấy vội vã ngắt lời: “Anh nói
như chưa khi nào anh say thì phải”.
-
“Say à? Nhưng mà tôi chưa khi nào say cả!”
“Như
thế thì anh đã biết say là cái quái gì đâu? Vậy đừng nói nữa. Hãy uống đi cho
say cái đã để biết chút ít về việc cám dỗ thích thú của rượu, khi âý hãy
nói”. Vâng, sự cám dỗ không ít, nhất là
khi anh để cho mình bị lôi cuốn vào bẫy. Tôi tin rằng phân nửa số người uống rượu
đã bị lôi cuốn vào thói quen ấy trước hết vì giao thiệp, vì những ông được mệnh
danh là bạn tốt. Một thanh niên mới bước chân vào đời thường tưởng rằng mình phải
hành động như những kẻ khác để tỏ rằng mình là một “tay bảnh” không thua sút gì
họ. Chín phần muời
những cậu bé bắt đầu hút thuốc vì lý do ấy, để khoe ta đây là người lớn. Lấy ví
dụ một đứa trẻ được nuôi dưỡng tại một nơi rẫy bái, ở đó không một ai bút thuốc,
uống rượu nhưng vẫn có sẵn rượu và thuốc nếu cần dùng. Tôi không tin rằng tự đứa trẻ nó sẽ dùng vì những thứ ấy rất khó chịu đối
với người bắt đầu dùng và người ta tập những thói ấy thường chỉ vì “mọi người khác đều làm như thế”. Nếu anh
đã cùng với bè bạn kéo nhau đến ngồi quanh thồi rượu thì rất khó mà không theo
họ đến chỗ say rượu. Chén thù chén tạc sẽ đưa đến cái ly thứ “sau-áu”, đến sự
khoái hoạt, cái vui nhộn. Thượng đế biết cho rằng tôi đâu có phản đối sự vui
đùa hoặc những cuộc vui nhộn. Dù không cần
muợn đến chén rượu, tuổi thanh niên vui như thế là chuyện thường. Chính tôi
cũng đã trải qua những cuộc vui ấy và chơi ngông cho đến nỗi giờ này tôi có thể
lấy làm thẹn nếu tôi không nhận định rằng đó chỉ là tâm ý tự nhiên của tuổi thiếu
niên khi sắp bước sang tuổi thành niên.
Tôi đã chơi cái trò gọi
là “Sư huynh nhảy cao của Bosphore”. Anh biết trò chơi ấy thế nào chứ? Đây, anh
chồng tất cả đồ đạc trong phòng, chồng ngược chân lên trên thành một đống cao
hình tháp, trước tháp đặt một cái bàn thật chắc. Mỗi người dự cuộc lần lượt chạy
đến chiếc bàn, lộn đầu trên mặt bàn, chân bung ngược lên cao rồi vừa quăng mình
lên trên cái tháp vừa la to: “Tôi là sư huynh nhảy cao của Bosphore”. Thật ra giờ đây tôi không thấy trò chơi ấy
thú vị chỗ nào cả, thế mà tôi đã thích lắm đấy! Đủ tỏ rằng tuổi trẻ có khi ngu
ngốc đến thế. Tuy nhiên, cái thú làm “một sư huynh nhảy cao” hoàn toàn khác với
sự khoái hoạt trá hình do hơi men gây ra. Thật ra, đâu cần đến rượu thanh niên
mới vui đùa được. Không rượu họ cũng có thể chơi vui gấp bội là khác…
Đọc trọn bộ Sách Đường Thành công
https://drive.google.com/file/d/0B637daS5aqGaQWoyRFZRM2RwTm8/view?usp=sharing
Đọc trọn bộ Sách Đường Thành công
https://drive.google.com/file/d/0B637daS5aqGaQWoyRFZRM2RwTm8/view?usp=sharing
No comments:
Post a Comment